Luận Văn Đảng bộ huyện Phú Lương (Thái Nguyên) lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất (từ 1997 đến 2008)

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài.
    Trong lịch sử loài người, nông nghiệp là nguồn chủ yếu cung cấp lương thực thực phẩm, và cho đến nay, nông nghiệp vẫn là ngành duy nhất tạo ra lương thực cho loài người. Ngoài việc cung cấp lương thực cho loài người, nông nghiệp còn có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi nước, nhất là đối với những nước đang phát triển có tỉ lệ cơ cấu nông nghiệp giữ vị trí chủ đạo.
    Ruộng đất và nông dân là những yếu tố cơ bản của nông nghiệp và nông thôn. Ruộng đất là tư liệu sản xuất quan trọng nhất, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì có thể thay thế được, còn nông dân lao động lại là nhân tố quyết định của quá trình sản xuất “ruộng đất là cha,đất là mẹ của của cải vật chất”.
    Có thể nói ruộng đất là tư liệu sản xuất quan trọng, thứ tài sản quý giá của cư dân nông nghiệp. Ở Việt Nam, tuyệt đại đa số cư dân sống bằng nghề trồng lúa nước và làm nông nghiệp, cho nên, ruộng đất lại càng trở nên quan trọng và quý giá hơn. Bởi vậy mà đất đai cần phải được tổ chức, quản lý, khai thác và sử dụng một cách hợp lý và khoa học nhằm phục vụ đắc lực cho sự phát triển chung của cả nền kinh tế - xã hội. Giữa nông dân và ruộng đất có mối quan hệ: hoặc nông dân chỉ là người làm thuê trên mảnh đất của người khác hoặc họ sẽ là người làm chủ quá trình sản xuất và thu nhập từ đất đai khi họ là chủ ruộng.
    Dưới thời kỳ phong kiến Việt Nam, Nhà nước phong kiến luôn luôn quan tâm đến vấn đề ruộng đất. Điều này được thể hiện ở việc các Nhà nước phong kiến Việt Nam luôn coi trọng việc khai hoang mở rộng diện tích ruộng đất. Tuy nhiên dưới thời kỳ phong kiến ruộng đất lại chủ yếu tập trung trong tay địa chủ, quan lại, quý tộc phong kiến, còn người nông dân lại hầu như không có ruộng đất để sản xuất.
    Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo. Trong đó đã đề ra nhiệm vụ là chống đế quốc và chống phong kiến để giành lại độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày. Với đường lối cách mạng đúng đắn nên Đảng đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo tầng lớp nhân dân lao động, từ đó đã làm nên thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 tiếp đó là cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954).
    Theo như lời của Mác trong Tuyên ngôn Đảng cộng sản (1848) thì “cách mạng ruộng đất là điều kiện để giải phóng dân tộc”. Bởi vậy mà sau khi miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, Đảng và Chính phủ đã đề ra nhiều chính sách trong lĩnh vực ruộng đất, nông nghiệp và nông thôn. Đặc biệt tháng 11-1953, Ban chấp hành Trung Ương Đảng đã thông qua Cương lĩnh ruộng đất và quyết định cải cách ruộng đất trong kháng chiến. Đến tháng 12-1953, Quốc hội đã thông qua Luật cải cách ruộng đất và tiến hành cuộc cải cách ruộng đất. Sau đó từ năm 1958 trở đi, Đảng chủ trương tiến hành tập thể hoá nông nghiệp. Theo đó, toàn bộ miền Bắc trong đó có huyện Phú Lương - Thái Nguyên, hầu hết ruộng đất cũng như sản xuất nông nghiệp đều được tập thể hoá và đặt dưới sự quản lý của hợp tác xã. Tuy nhiên, trong quá trình tập thể hoá nông nghiệp, bên cạnh những mặt tích cực còn bộc lộ nhiều hạn chế, nhất là khâu quản lý và tổ chức sản xuất.
    Năm 1975, đất nước được thống nhất, trước yêu cầu đổi mới và tiếp tục phát triển kinh tế nông nghiệp, ngày 5-4-1988, Nghị quyết 10 của Bộ chính trị, về đổi mới quản lý nông nghiệp ra đời. Theo đó, ruộng đất vẫn thuộc sở hữu của Nhà Nước nhưng người nông dân có quyền sử dụng ổn định, lâu dài. Ngoài ra họ còn có quyền chuyển nhượng, sang nhượng, cho thuê, thế chấp ruộng đất. Như vậy, về thực chất thì ruộng đất đã chuyển từ chế độ sở hữu tập thể sang chế độ công hữu tư dụng.
    Kể từ sau Khoán 10 (1988) và đặc biệt sau khi thực hiện Nghị quyết về việc phân chia lại địa giới hành chính (6 -11 – 1996), thì huyện Phú Lương đã có nhiều thay đổi về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội.Trên cơ sở của những sự thay đổi đó, đồng thời là dưới ánh sáng lãnh đạo của Trung ương Đảng, Đảng bộ huyện Phú Lương đã lãnh đạo nhân dân trong huyện thực hiện những chính sách ruộng đất mới một cách có hiệu quả. Nhờ đó mà kinh tế nông nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế của huyện nói chung đã có nhiều những chuyển biến tích cực. Nhưng sự lãnh đạo của Đảng bộ Phú Lương trong việc thực hiện những chính sách ruộng đất mới như thế nào, những kết quả đạt được ra sao trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2008 là một vấn đề lớn còn bỏ ngỏ. Nếu tìm hiểu được vấn đề này sẽ góp phần cho chúng ta thấy được cái nhìn tổng quát về quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng bộ Phú Lương và những kết quả to lớn mà Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã đạt được, đồng thời rút ra được một số bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng và nâng cao hiệu quả sử dụng ruộng đất cho người nông dân.
    Xuất phát từ những lý do trên đây, tôi chọn đề tài: “Đảng bộ huyện Phú Lương (Thái Nguyên) lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất (từ 1997 đến 2008)” làm khóa luận tốt nghiệp.
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
    Từ trước đến nay, vấn đề ruộng đất đã được trình bày trong nhiều tác phẩm của các nhà lãnh đạo Đảng ta và các nhà nghiên cứu khoa học tự nhiên và xã hội.
    Về lịch sử chế độ ruộng đất thời kỳ cổ trung đại và cận đại có các tác phẩm như: Chế độ ruộng đất ở Việt Nam thế kỷ XI-XVII của Trương Hữu Quýnh, Nxb Khoa học xã hội,tập 1, HN,1982, tập 2, HN, 1983.
    Về vấn đề ruộng đất trong thời kỳ cách mạng dân tộc, dân chủ, trước hết phải kể đến tác phẩm: Vấn đề dân cày, Đức Cường, xuất bản năm 1937 của Qua Ninh và Vân Đình (Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp); Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tập 1, tập2, Nxb Sự Thật, HN, 1975 của đồng chí Trường Chinh
    Về vấn đề ruộng đất và nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ đổi mới có những tác phẩm như: Vấn đề ruộng đất ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, HN, 2007 của Lâm Quang Huyên.
    Về vấn đề “Đảng bộ huyện Phú Lương (Thái Nguyên) lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng (1997-2008)” mới chỉ được trình bày một cách sơ lược ở các cuốn sách như: Quá trình thực hiện quyền sở hữu ruộng đất cho nông thôn ở Thái Nguyên (1945-1957), Nxb Chính trị quốc gia, HN, 2002 của TS. Nguyễn Duy Tiến, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, tập 1 (1936-1965), tập 2 (1965-2000) Xuất bản năm 2005. Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Lương (1930-1954), huyện uỷ Phú Lương xuất bản năm 1996; Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Lương (1955 – 2000), Huyện Uỷ Phú Lương xuất bản năm 2005; Luận văn Thạc sĩ của Phí Văn Liệu “sở hữu và sử dụng ruộng đất ở tỉnh Thái Nguyên (1988-2005)”
    Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đây đã phác họa được bức tranh toàn cảnh về vấn đề ruộng đất, nông nghiệp ở nước ta thời kỳ phong kiến tự chủ đến nay. Nhưng vấn đề “Đảng bộ huyện Phú Lương lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng (1997-2008)” vẫn chưa có một công trình khoa học nào được công bố. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trước đây đã giúp cho tôi phương hướng và phương pháp tiếp cận để tiếp tục đi sâu nghiên cứu mà tôi đã đặt ra.
    3. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
    + Đối tượng nghiên cứu của đề tài
    Tìm hiểu về quá trình lãnh đạo của Đảng bộ huyện Phú Lương trong việc thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng (1997 – 2008).
    + Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Tìm hiểu những chính sách về ruộng đất của Đảng trong giai đoạn (1997 – 2008) và biện pháp được Đảng bộ huyện Phú Lương lãnh đạo thực hiện trong giai đoạn trên
    - Đánh giá sự tác động của các chính sách ruộng đất ảnh hưởng tới huyện Phú Lương sau những chính sách đó.
    - Tìm hiểu những mặt mạnh, những vấn đề còn yếu kém ở địa phương trong quá trình sản xuất từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, năng suất, chất lượng và giảm thiểu những khó khăn cho người nông dân.
    + Giới hạn nghiên cứu
    Vấn đề Đảng lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất là một vấn đề rộng, liên quan đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Do đó, trong đề tài này tôi chỉ giới hạn nghiên cứu ở những nội dung cơ bản sau:
    - Nghiên cứu về quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng bộ Phú Lương trong giai đoạn (1997 – 2008).
    - Kết quả những chính sách liên quan đến phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Phú Lương (1997 – 2008), những thành tựu, hạn chế.
    - Thời kỳ đất nước tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa, bộ mặt nông nghiệp, nông thôn đã thay đổi như thế nào và những phương pháp mới để nâng cao chất lượng ruộng đất và hiệu quả cây trồng.
    + Phạm vi nghiên cứu
    - Phạm vi địa bàn được nghiên cứu của đề tài là toàn bộ huyên Phú Lương từ năm 1997 đến năm 2008.
    - Phạm vi thời gian được đề tài nghiên cứu là từ khi có Nghị quyết về việc chia lại địa giới hành chính đến năm 2005.
    4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
    * Nguồn tài liệu.
    Tài liệu thông sử: Giáo trình lịch sử Việt Nam, tập 1, tập 2, tập 3; Các tác phẩm thông sử khác được công bố và xuất bản
    Tài liệu lưu trữ: Các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về việc thực hiện các chính sách ruộng đất, các báo cáo về tình hình ruộng đất, Niên giám thống kê, Tổng kiểm kê đất đai hiện đang được lưu trữ tại Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái nguyên, Tỉnh uỷ Thái Nguyên, Uỷ ban nhân dân huyện Phú Lương , Huyện uỷ Phú Lương, Chi cục thống kê tỉnh Thái Nguyên
    Tài liệu chuyên khảo: quá trình thực hiện quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân ở Thái Nguyên (1945-1957), Nxb Chính trị quốc gia, HN, 2002 của PGS, TS. Nguyễn Duy Tiến, Luận văn Thạc sĩ của Phí Văn Liệu “sở hữu và sử dụng ruộng đất ở tỉnh Thái Nguyên (1988-2005)”.
    * Phương pháp nghiên cứu
    Từ nguồn tư liệu trên, tác giả đã sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic là chủ yếu. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp thống kê, phân tích, so sánh. Trong đó thì việc phân tích các số liệu thống kê, các báo cáo tổng kết được coi trọng.
    5. Đóng góp của đề tài.
    - Làm rõ được quá trình lãnh đạo của Đảng bộ Phú Lương trong việc lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng, tình hình sở hữu và quan hệ sử dụng ruộng đất ở huyện Phú Lương từ 1997-2008 về các phương diện: Sở hữu ruộng đất, phương thức khai thác ruộng đất.
    - Chỉ ra thực trạng khai thác ruộng đất ở Phú Lương trong những năm từ 1997-2008, đồng thời nêu ra được những bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng, những giải pháp nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng ruộng đất cho người nông dân. Qua đó, góp phần giúp các nhà hoạch định hiểu rõ và đề ra được những chính sách phù hợp để thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp của huyện phát triển, giúp nông dân Phú Lương sử dụng ruộng đất một cách hợp lý để không làm lãng phí nguồn tư liệu quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng.
    6. Cấu trúc của đề tài.
    Đề tài gồm ba phần: Mở đầu, nội dung và kết luận.
    Phần nội dung gồm có ba chương:
    Chương 1. Khái quát về huyện Phú Lương.
    Chương 2. Đảng bộ huyện Phú Lương (Thái Nguyên) lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng (1997 – 2008).
    Chương 3. Những thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng bộ huyện Phú Lương.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...