Luận Văn Đảng bộ huyện Chợ Mới tỉnh An Giang lãnh đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn từ năm 1996 đến nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Phần mở đầu 1
    Phần nội dung 4
    Chương 1: nông nghiệp, nông thôn và chủ trương phát triển nông nghiệp,
    nông thôn của Đảng ta 5
    1.1 Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển nông nghiệp,
    nông thôn. 5
    1.1.1 Thời kỳ 1975 – 1986. 5
    1.1.2 Thời kỳ 1986 – 1996. 8
    1.1.3 Thời kỳ từ năm 1996 đến nay. 9
    1.2 Đảng bộ An Giang lãnh đạo phát triển nông nghiệp và nông thôn
    An Giang. 17
    1.2.1 Thực trạng nền nông nghiệp và nông thôn An Giang sau năm 1975. 17
    1.2.2 Đảng bộ An Giang lãnh đạo phát triển nông nghiệp và nông thôn
    An Giang. 20
    Chương 2: Đảng bộ huyện Chợ Mới lãnh đạo phát triển nông nghiệp, nông
    thôn từ năm 1996 đến nay. 24
    2.1 Khát quát về vị trí địa lý, đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội huyện Chợ
    Mới, tỉnh An Giang. 24
    2.1.1 Khái quát về vị trí địa lý. 24
    2.1.2 Khát quát về đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội. 26
    2.2 Đảng bộ huyện Chợ Mới lãnh đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn từ
    năm 1996 đến nay. 26
    2.2.1 Thực trạng nền nông nghiệp và nông thôn Chợ Mới trước năm 1996. 26
    2.2.2 Đảng bộ huyện Chợ Mới lãnh đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn
    từ năm 1996 đến nay. 30
    2.2.2.1 Thời kỳ 1996 – 2000. 30
    2.2.2.2 Thời kỳ từ năm 2001 đến nay. 36
    2.3 Một số kiến nghị và giải pháp nhằm phát triển hơn nữa nông nghiệp và
    nông thôn Chợ Mới trong thời gian tới. 44
    Phần kết luận 48
    Danh mục tài liệu tham khảo.
    Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Nguyễn Văn Nòn
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài.
    Nông nghiệp, nông thôn là một trong những lĩnh vực quan trọng của nền
    kinh tế. Phát triển nông nghiệp, nông thôn đóng vai trò rất quan trọng đối với sự
    phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt là những nước nông nghiệp lạc hậu.
    Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề phát triển nông nghiệp, nông
    thôn, ngay sau khi nước ta vừa giành lại được độc lập và thống nhất, Đại hội đại
    biểu Đảng toàn quốc lần thứ IV chủ trương: “ Đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội
    chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta
    từ nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Ưu tiên phát triển công
    nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp
    nhẹ”.
    Kế thừa quan điểm của Đại hội IV, Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần
    thứ V khẳng định: Tập trung sức phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt
    trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.
    Vị trí hàng đầu của nông nghiệp được quy định bởi yêu cầu khách quan về
    nông sản đối với việc thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong
    chặng đường đầu tiên ở nước ta. Để nông nghiệp thực sự là mặt trận hàng đầu,
    trước hết phải đổi mới cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp nhằm phá thế độc canh,
    khai thác triệt để ưu thế của nông nghiệp nhiệt đới và mọi tiềm năng của các vùng
    lãnh thổ.
    Thực hiện chủ trương của Trung ương trong quá trình xây dựng và phát
    triển nông nghiệp, nông thôn, Đảng bộ An Giang khẳng định: “Phát triển toàn
    diện kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ hàng đầu để ổn
    định tình hình kinh tế - xã hội. Do vậy nếu có chủ trương, chính sách, cơ chế xây
    dựng và phát triển nông thôn đúng đắn và phù hợp chắc chắn sẽ khơi dậy các
    nguồn lực to lớn ở nông thôn, góp phần quyết định công cuộc đổi mới nền kinh tế
    - xã hội của tỉnh với tốc độ nhanh. Nông thôn phát triển sẽ tạo điều kiện cho
    thành thị phát triển. Xây dựng và phát triển nông thôn là yêu cầu bức thiết và
    khách quan, là quá trình vận động đi lên toàn diện mà trung tâm là hướng tới lợi
    ích chính đáng của người nông dân lao động, tất cả vì “dân giàu, nước mạnh”. Đó
    Trang 1
    Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Nguyễn Văn Nòn
    cũng là cơ sở vững chắc để ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của
    tỉnh”. [22, tr.71 - 72].
    Chợ Mới là một huyện cù lao nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, phù sa bồi
    đắp hàng năm, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Quán triệt các Nghị quyết
    của Trung ương và của Đảng bộ tỉnh An Giang về phát triển nông nghiệp, nông
    thôn, trong thời gian dài, Đảng bộ huyện Chợ Mới đã tập trung sức lãnh đạo phát
    triển nông nghiệp, nông thôn và đã thu được nhiều thành quả đáng kể: chuyển
    dịch cơ cấu trong nông nghiệp được đẩy mạnh, sản phẩm nông nghiệp hết sức đa
    dạng, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển,
    đời sống của nhân dân được nâng cao rõ rệt Với những thành tựu đạt được trên
    lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, Chợ Mới đã có những đóng góp đáng kể vào sự
    phát triển của nền nông nghiệp An Giang nói riêng và cả nước nói chung.
    Đề tài về phát triển nông nghiệp, nông thôn theo đường lối đổi mới đã
    được nghiên cứu và công bố nhiều, song những công trình lớn đều đề cập đến
    những vấn đề trên tầm vĩ mô. Còn trên địa bàn huyện Chợ Mới thì chưa có một
    công trình khoa học nào, có chăng chỉ là những bài viết mang tính chất báo cáo
    hoặc trao đổi kinh nghiệm, do vậy, việc nghiên cứu sự lãnh đạo đúng đắn, sáng
    tạo của Đảng bộ huyện Chợ Mới trong phát triển nông nghiệp, nông thôn từ năm
    1996 đến nay chẳng những có ý nghĩa về khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn.
    Đó là lý do để tôi chọn đề tài “Đảng bộ huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang lãnh đạo
    phát triển nông nghiệp, nông thôn từ năm 1996 đến nay” làm khóa luận tốt
    nghiệp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...