Luận Văn đảng bộ các tỉnh thành đồng bằng sông cửu long phát huy tinh thần tương thân, tương ái trong thời kỳ

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề Tài: ĐẢNG BỘ CÁC TỈNH THÀNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG PHÁT HUY TINH THẦN “TƯƠNG THÂN, TƯƠNG ÁI” TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI




    LỜI CẢM ƠN


    Hoàn thành luận vãn tốt nghiệp là nhiệm vụ quan trọng của mỗi sinh viên trước khi rời khỏi giảng đường Đại học. Đe hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này ngoài sự cố gắng của bản thân sinh viên, thì sự tận tình hướng dẫn của thầy, cô là vô cùng quan trọng. Qua 4 năm học tập tại Khoa Khoa học Chính trị, Trường Đại học Cần Thơ, được sự ân cần dạy bảo của thầy cô đã giúp em tích lũy được kiến thức chuyên môn để vận dụng vào luận văn tốt nghiệp của mình và hành trang vững chắc cho sự nghiệp “trồng người” sau này.


    Để hoàn thành bài luận văn trước tiên em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Khoa học Chính trị. Nhất là thầy PHẠM VĂN BÚA, em xin kính gửi đến thầy lòng biết ơn chân thành, sâu sắc nhất, vì thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ em trong suốt thời gian qua để em có thể hoàn thành luận văn của mình.


    Xin cảm ở tinh ủy tinh Bến Tre, Kiên Giang, Trà Vinh và thành ủy Thành phố Cần Thơ; thư viện Khoa khoa học Chính trị, thư viện Trường Đại học Cần Thơ, thư viện Trung tâm Thành phố cần Thơ đã cung cấp nguồn tài liệu quý giá để em hoàn thành bài luận vãn này.


    Xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên lớp Sư phạm Giáo dục công dân khóa 32 đã giúp đỡ, động viên, đóng góp ý kiến quý báu cho em trong quá trình thực hiện luận văn.


    Dù hết sức phấn đấu, nhưng do khả năng nhận thức có hạn nên trong khi lảm đề tài luận văn em cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự sửa chữa và thông cảm của quý thầy cô để luận văn của em được hoàn thiện hơn.


    Xin chân thành cảm
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1


    NỘI DUNG .5


    Chương 1: TƯ TƯỞNG HÒ CHÍ MINH VÈ TÌNH YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI 5


    1.1 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về tình yêu thương con người 5


    1.2 Tình yêu thương con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh .16


    Chương 2: PHÁT HUY TINH THẰN “ TƯƠNG THÂN, TƯƠNG ÁI” CỦA NHÂN DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI .35


    2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội và con người Đồng bằng sông


    Cửu Long 35


    2.2 Quan điểm của Đảng về phát huy tinh thần “Tương thân, tương ái” trong


    nhân dân 41


    2.3 Chủ trương của Đảng bộ các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long về


    phát huy tinh thần “Tương thân, tương ái” trong nhân dân 48


    2.4 Quá trình thực hiện phong trào phát huy tinh thần “Tương thần, tương ái”


    của nhân Đồng Bằng Sông Cửu Long trong sự nghiệp đổi mới .62


    2.5 Két quả của việc thực hiện phong trào phát huy tinh thần “tương thân,


    tương ái” .78


    2.6 Một số giải pháp nhằm góp phần phát huy hơn nữa phong trào phát huy


    tinh thần “tương thân, tương ái” trong nhân dân 91


    KẾT LUẬN .99


    TÀI LIỆU THAM KHẢO .101


    PHỤ LỤC .
    MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài.


    Tư tưởng Hồ Chí Minh đã soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, đó là tài sản tinh thần to lớn vô giá của Đảng ta, nhân dân ta. Đại hội làn thứ VII của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khẳng định: chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho hành động của toàn Đảng, toàn dân.


    Tình yêu thương con người là tư tưởng cốt lõi nhất trong toàn bộ hệ thống tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh. Yêu nước, thương dân là phương châm hành động, là triết lý sống của Người, chính giá trị nhân đạo vì con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã thức tĩnh, tập hợp lực lượng cách mạng tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới cùng đoàn kết đấu tranh đem lại thắng lợi lớn có ý nghĩa lịch sử trọng đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người.Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về tình yêu thương con người trong công cuộc đổi mới đất nước sẽ tạo ra động lực tinh thần to lớn góp phần thực hiện thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.


    Yêu thương con người là truyền thống và đạo lý nỗi bật, cốt lõi của dân tộc Việt Nam. Truyền thống này đuợc nảy sinh và bồi đắp trong hoàn cảnh lịch sử giặp nhiều khó khăn: Từ thở khai sinh lập địa nhân dân ta đã biết thương yêu, đùm bọc, chung lưng đấu cật, đồng can chịu khổ chống lại thiên nhiên khắc nhiệt. Tinh thần đó thấm sâu vào tiềm thức máu thịt của mọi người dân Đất Việt và tạo thành truyền thống quý báu của dân tộc ta. Mỗi khi tổ quốc lâm nguy, nhân dân đứng trước cảnh khó khăn hoạn nạn truyền thống “thương người như thể thương thân” lại được nhân dân ta phát huy. Nhận thức rõ tầm quan trọng của truyền thống yêu thương con người ngay từ đầu chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa như hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là sống với nhau có tình có nghĩa. Neu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình, có nghĩa, thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin”. Tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau đã tạo nên thằng lợi cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thì trong giai đoạn hiện nay để hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước
    chúng ta phải phát huy hơn nửa truyền thống nhân ái - yêu nước thương dân của dân tộc ta.


    Công cuộc đổi mới đã mang lại cho nhân dân ta cuộc sống ấm no, hanh phúc hơn nhưng mặt khác với mặt trái của nền kinh tế thị trường nhất là tính coi trọng đồng tiền đã làm băng hoại giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, trái ngược với tư tưởng nhân văn của Hồ Chí Minh. Lối sống thờ ơ, ích kỷ của đại bộ phận nhân dân, thanh niên càng tăng lên, các tệ nạn tham nhũng, làm ăn phi pháp đang diễn ra phổ biến nghiêm trọng ở nhiều nơi, tư tưởng trọng nghĩa, thương yêu con người được tôn trọng, làm chuẩn mực trong quan hệ ứng xử với nhau trở nên vô nghĩa với không ít người “ trọng tiền” “kinh nghĩa”.


    Để phát huy truyền thống yêu thương con người của dân tộc ta. Hơn 20 năm đổi mới dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long phong trào phát huy tinh thần “tương thân, tương ái” đã mang lại những thành tựu quan trọng. Nhờ chính sách ủng hộ kịp thời phong trào đã cải thiện đời sống của nhân dân, tạo nên tinh thần đoàn kết trong nội bộ nhân dân Đồng Bằng Sông Cửu Long. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được phong trào cũng có những khó khăn hạn chế nhất định: nhiều nơi giặp khó khăn nhưng chưa được quan tâm giải quyết kịp thời, tình trạng hộ nghèo vẫn còn cao, phong trào đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn chưa được quan tâm đúng mức . Trước thực tế trên, đòi hỏi chúng ta không được chủ quan, mà phải có chủ trương, chính sách hiệu quả, thiết thực để phát huy hơn nửa phong trào “ Tương thân, tương ái” trong đại bộ phận quần chúng nhân dân Đồng Bằng Sông Cửu Long. Với tầm quan trọng của vấn đề như vậy, nên tôi đã quyết định chọn đề tài “ Đảng bộ các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long phát huy tinh thần “Tương thân, tương ái” trong sự nghiệp đổi mới” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.


    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài


    2.1 Mục đích


    - Góp phần là rõ giá tri cao đẹp trong tư tưởng yêu thương con người của chủ tịch Hồ Chí Minh.


    - Nghiên cứu vấn đề phát huy phong trào “ Tương thân tương ái” của nhân dân Đồng Bằng Sông Cửu Long từ đó tìm ra những giải pháp nhằm thiết thực góp
    chúng ta phải phát huy hơn nửa truyền thống nhân ái - yêu nước thương dân của dân tộc ta.


    Công cuộc đổi mới đã mang lại cho nhân dân ta cuộc sống ấm no, hanh phúc hơn nhưng mặt khác với mặt trái của nền kinh tế thị trường nhất là tính coi trọng đồng tiền đã làm băng hoại giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, trái ngược với tư tưởng nhân văn của Hồ Chí Minh. Lối sống thờ ơ, ích kỷ của đại bộ phận nhân dân, thanh niên càng tăng lên, các tệ nạn tham nhũng, làm ăn phi pháp đang diễn ra phổ biến nghiêm trọng ở nhiều nơi, tư tưởng trọng nghĩa, thương yêu con người được tôn trọng, làm chuẩn mực trong quan hệ ứng xử với nhau trở nên vô nghĩa với không ít người “ trọng tiền” “kinh nghĩa”.


    Để phát huy truyền thống yêu thương con người của dân tộc ta. Hơn 20 năm đổi mới dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long phong trào phát huy tinh thần “tương thân, tương ái” đã mang lại những thành tựu quan trọng. Nhờ chính sách ủng hộ kịp thời phong trào đã cải thiện đời sống của nhân dân, tạo nên tinh thần đoàn kết trong nội bộ nhân dân Đồng Bằng Sông Cửu Long. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được phong trào cũng có những khó khăn hạn chế nhất định: nhiều nơi giặp khó khăn nhưng chưa được quan tâm giải quyết kịp thời, tình trạng hộ nghèo vẫn còn cao, phong trào đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn chưa được quan tâm đúng mức . Trước thực tế trên, đòi hỏi chúng ta không được chủ quan, mà phải có chủ trương, chính sách hiệu quả, thiết thực để phát huy hơn nửa phong trào “ Tương thân, tương ái” trong đại bộ phận quần chúng nhân dân Đồng Bằng Sông Cửu Long. Với tầm quan trọng của vấn đề như vậy, nên tôi đã quyết định chọn đề tài “ Đảng bộ các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long phát huy tinh thần “Tương thân, tương ái” trong sự nghiệp đổi mới” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.


    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài


    2.1 Mục đích


    - Góp phần là rõ giá tri cao đẹp trong tư tưởng yêu thương con người của chủ tịch Hồ Chí Minh.


    - Nghiên cứu vấn đề phát huy phong trào “ Tương thân tương ái” của nhân dân Đồng Bằng Sông Cửu Long từ đó tìm ra những giải pháp nhằm thiết thực góp
    phần phát huy hơn nữa phong trào “ Tương thân, tương ái” của nhân dân Đồng Bằng Sông Cửu Long trong sự nghiệp đổi mới.


    2.2 Nhiệm vụ


    - Hệ thống và phân tích cơ sở hình thành và nội dung tư tửng Hồ Chí Minh về tình yêu thương con người. Những chủ trương, chính sách của Đảng bộ các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long trong vấn đề phát huy phong trào “Tương thân, tương ái” trong sự nghiệp đổi mới.


    - Phân tích đánh giá quá trình thực hiện phong trào “Tương thân, tương ái” trong sự nghiệp đổi mới (1986 - 2006) nhằm rút ra giải pháp nhằm phát huy tinh thần “tương thân, tương ái” trong nhân dân Đồng Bằng Sông Cửu Long trong sự nghiệp đổi mới.


    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


    3.1 Đối tượng nghiên cứu


    - Tư tưởng Hồ Chí Minh về tình yêu thương con người. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và con người Đồng Bằng Sông Cửu Long.


    - Những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng bộ các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long về phong trào phát huy tinh thần “ Tương thân, tương ái”


    - Thông qua những chủ trương, chính sách Đảng bộ các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long đã thực hiện như thế nào và thu được kết quả gì.


    3.2 Phạm vi nghiên cứu


    - Trong khuân khố thời gian cho phép, luận văn chủ yếu giới hạn trong việc tình bày “ Tư tưởng Hồ Chí Minh về tình yêu thương con người và vận dụng vào việc phát huy phong trào “ tương thân, tương ái” của nhân dân Đồng Bằng Sông Cửu Long trang sự nghiệp đổi mới.


    - Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng rộng lớn với 13 tỉnh, thành nên trong khuôn khổ thời gian cho phép luận văn chỉ tập trung ở một số tình, thành như: Bến Tre, An Giang, Sóc Trăng, Thành phố cần Thơ.


    - về thời gian: Tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian từ đổi mới đến nay (1986-2006).
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu


    4.1. Cơ sở lý luận


    Luận vãn thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những văn kiện, báo cáo tổng kết của Đảng bộ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long cùng với các Nghị định, Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương Đảng, Chính phủ và một số tài liệu cỏ liên quan.


    4.2. Phương pháp nghiên cứu


    Luận vãn được thực hiện trên cơ sở sử dụng các phương pháp lịch sử, logic phối hợp với các phương pháp khác như: thu thập tài liệu, thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh .


    5. Kết cấu luận văn


    Ngoài phàn mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương 8 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...