Tiến Sĩ Đảng bộ Bộ đội Biên phòng lãnh đạo công tác vận động quần chúng bảo vệ tuyến biên giới đất liền Việt

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/10/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    TRANG PHỤ BÌA
    LỜI CAM ĐOAN
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    MỞ ĐẦU
    TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU



    5
    10
    Chương 1 CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG BẢO VỆ TUYẾN BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN VIỆT NAM - TRUNG QUỐC CỦA ĐẢNG BỘ BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG (1996 - 2001) 27
    1.1. Yêu cầu khách quan vận động quần chúng bảo vệ tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc (1996 - 2001) 27
    1.2. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ Bộ đội Biên phòng về công tác vận động quần chúng bảo vệ tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc (1996 - 2001) 48
    Chương 2 ĐẢNG BỘ BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG BẢO VỆ TUYẾN BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN VIỆT NAM - TRUNG QUỐC (2001 - 2006) 75
    2.1. Nhân tố mới và yêu cầu đẩy mạnh công tác vận động quần chúng bảo vệ tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc (2001 - 2006) 75
    2.2. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ Bộ đội Biên phòng đẩy mạnh công tác vận động quần chúng bảo vệ tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc (2001 - 2006) 94
    Chương 3 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 126
    3.1. Một số nhận xét về quá trình Đảng bộ Bộ đội Biên phòng lãnh đạo công tác vận động quần chúng bảo vệ tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc (1996 - 2006) 126
    3.2. Kinh nghiệm đúc rút từ quá trình Đảng bộ Bộ đội Biên phòng lãnh đạo công tác vận động quần chúng bảo vệ tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc (1996 - 2006) 143
    KẾT LUẬN 167
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 170
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 171
    PHỤ LỤC 185

    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
    1 Bộ đội Biên phòng BĐBP
    2 Công tác dân vận CTDV
    3 Hệ thống chính trị HTCT
    4 Kinh tế - xã hội KT-XH
    5 Khu vực biên giới KVBG
    6 Nhà xuất bản Nxb
    7 Vận động quần chúng VĐQC
















    MỞ ĐẦU
    1. Giới thiệu khái quát về luận án
    Đề tài “Đảng bộ Bộ đội Biên phòng lãnh đạo công tác vận động quần chúng bảo vệ tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc từ năm 1996 đến năm 2006” được thực hiện dưới góc độ khoa học lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Đề tài luận án được kết cấu 03 chương, 06 tiết. Nội dung đề tài luận án trình bày khái quát một số vấn đề cơ bản như: Yêu cầu khách quan VĐQC bảo vệ biên giới; hệ thống hóa hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ BĐBP về công tác VĐQC bảo vệ tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc (1996 - 2006); nhận xét và đúc rút một số kinh nghiệm lịch sử có giá trị tham khảo, vận dụng trong thực tiễn công tác VĐQC bảo vệ biên giới của BĐBP. Đây là công trình nghiên cứu độc lập, không trùng lặp với bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào đã công bố.
    2. Lý do lựa chọn đề tài luận án
    Lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, bảo vệ biên giới quốc gia đã được tiến hành bằng nhiều phương thức, biện pháp, nhưng phương thức, biện pháp cơ bản nhất là dựa vào sức mạnh của nhân dân. Nhận thức sâu sắc vấn đề trên, ngay từ khi mới ra đời và trong suốt tiến trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định công tác VĐQC là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến sự thành bại của cách mạng Việt Nam.
    Trong công tác biên phòng, VĐQC là nhiệm vụ chính trị quan trọng, một nội dung cơ bản của công tác đảng - công tác chính trị, là biện pháp nghiệp vụ cơ bản, làm nền tảng để tiến hành các biện pháp công tác khác. Vì vậy, làm tốt công tác VĐQC sẽ góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đi vào cuộc sống; hướng dẫn, tổ chức quần chúng nhân dân tham gia đấu tranh phòng, chống các hoạt động vi phạm chủ quyền lãnh thổ và các loại tội phạm ở KVBG; xây dựng “nền biên phòng toàn dân” vững mạnh góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.
    Tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc là biên giới “mở”, “núi liền núi, sông liền sông”, chiếm vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, quốc phòng - an ninh và đối ngoại. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ BĐBP, sự giúp đỡ và tạo điều kiện về mọi mặt của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, sự phối hợp hiệp đồng của các ngành, các lực lượng, công tác VĐQC bảo vệ tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, do lịch sử để lại, đường biên giới chứa đựng nhiều yếu tố tranh chấp phức tạp. Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ vào ngày 10/11/1991, đặc biệt sau khi Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc được ký ngày 30/12/1999, tình hình trên biên giới có những thuận lợi cơ bản, song trên thực tế, xuất hiện nhiều diễn biến mới hết sức phức tạp như: Hoạt động lấn chiếm biên giới, xâm canh, xâm cư, xâm táng, xây kè, đắp đập, nắn dòng chảy sông, suối trên biên giới xâm phạm đến độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
    Mặt khác, tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc là địa bàn thường xuyên bị các thế lực thù địch lợi dụng thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, kích động bạo loạn lật đổ; bọn phản động lưu vong xâm nhập cấu kết với bọn phản động trong nước đẩy mạnh tuyên truyền, kích động chống, phá cách mạng Việt Nam; tình hình di dịch cư tự do gắn với phát triển đạo trái pháp luật; hoạt động của các loại tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia diễn biến hết sức phức tạp. Những tồn tại trên ảnh hưởng trực tiếp đến công tác VĐQC bảo vệ biên giới của BĐBP, đã và đang đặt ra nhiều vấn đề mới, đòi hỏi Đảng bộ BĐBP nâng cao năng lực lãnh đạo công tác VĐQC đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ biên giới trong tình hình mới.
    Vì vậy, nghiên cứu quá trình Đảng bộ BĐBP lãnh đạo công tác VĐQC bảo vệ tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc (1996 - 2006) có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Với ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh chọn đề tài này làm luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    Mục đích: Làm rõ quá trình Đảng bộ BĐBP lãnh đạo công tác VĐQC bảo vệ tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc từ năm 1996 đến năm 2006; đúc rút kinh nghiệm lịch sử có giá trị tham khảo, vận dụng vào công tác VĐQC bảo vệ biên giới của BĐBP hiện nay.
    Nhiệm vụ:
    Làm rõ yêu cầu khách quan VĐQC bảo vệ tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc từ năm 1996 đến năm 2006.
    Phân tích, luận giải chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ BĐBP về công tác VĐQC bảo vệ tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc từ năm 1996 đến năm 2006.
    Nhận xét và đúc rút kinh nghiệm lịch sử từ quá trình Đảng bộ BĐBP lãnh đạo công tác VĐQC bảo vệ tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc từ năm 1996 đến năm 2006.
    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng: Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ BĐBP về công tác VĐQC bảo vệ tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc.
    Phạm vi nghiên cứu:
    Về nội dung: Nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ BĐBP về công tác VĐQC bảo vệ tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc từ năm 1996 đến năm 2006.
    Về không gian: Đảng bộ BĐBP lãnh đạo công tác VĐQC bảo vệ tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc trên phạm vi 07 tỉnh (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên).
    Về thời gian: Từ năm 1996 đến năm 2006, tuy nhiên để đảm bảo tính hệ thống và đạt được mục đích nghiên cứu, luận án có đề cập đến những nội dung có liên quan trước và sau 10 năm nói trên.
    5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nhiên cứu
    Cơ sở lý luận: Đề tài nghiên cứu dựa trên hệ thống những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác VĐQC.
    Cơ sở thực tiễn: Đề tài luận án đư¬ợc xây dựng trên cơ sở hoạt động thực tiễn lãnh đạo công tác VĐQC của Đảng bộ BĐBP; các báo cáo sơ kết, tổng kết của BĐBP về công tác VĐQC trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc và số liệu khảo sát thực tiễn tại một số tỉnh. Đồng thời, tham khảo kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trong và ngoài nước có liên quan đã công bố để giải quyết các vấn đề nghiên cứu đặt ra.
    Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và liên ngành, trong đó chú trọng kết hợp các phương pháp: Lịch sử và lôgic; phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp; phương pháp điều tra xã hội học, khảo sát thực tế và phương pháp chuyên gia.
    6. Những đóng góp mới của luận án
    Luận án góp phần tổng kết hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ BĐBP về công tác VĐQC bảo vệ tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc; rút ra nhận xét và đúc rút kinh nghiệm lịch sử về công tác VĐQC bảo vệ biên giới của BĐBP từ năm 1996 đến năm 2006 để vận dụng vào hiện thực.
    Luận án góp phần cung cấp những luận cứ khoa học về hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo công tác VĐQC nhằm hoàn thiện chủ trương, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác VĐQC bảo vệ biên giới của BĐBP trong tình hình mới.
    7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
    Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp thêm cơ sở khoa học cho các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ BĐBP trong thực hiện nhiệm vụ công tác biên phòng góp phần bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
    Luận án có thể làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo, vận dụng vào công tác VĐQC trên các tuyến biên giới và phục vụ trong nghiên cứu, giảng dạy ở cơ sở đào tạo của BĐBP.
    8. Kết cấu của luận án
    Gồm: Phần mở đầu, tổng quan về vấn đề nghiên cứu, 03 chương, 06 tiết, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
     
Đang tải...