Luận Văn Đảng bộ An Giang Lãnh đạo phát triển nông nghiệp trong thời kỳ đổi mới (1986 - 1996)

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="class: rows1, bgcolor: #DEE4FE, align: left"]Đảng bộ An Giang Lãnh đạo phát triển nông nghiệp trong thời kỳ đổi mới (1986 - 1996)

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI :

    An Giang là một tỉnh nông nghiệp, đất hẹp, người đông, dân cư đại bộ phận làm nông. Sau ngày mới giải phóng, sản lượng lương thực ở An Giang rất thấp, chỉ trên dưới 30 vạn tấn/năm. Nạn đói giáp hạt thường xuyên đe dọa đời sống của người nông dân.

    Cũng như các tỉnh khác khi mới giải phóng, An Giang vừa lo ổn định tình hình chinh trị và trật tự an ninh, vừa tập trung công sức giải quyết hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại, từng bước phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, mà chủ yếu là tập trung phát triển nông nghiệp.

    Dưới ánh sáng của đường lối đổi mới từ Đại hội VI (tháng12 năm 1986) của Đảng, quán triệt quan điểm coi nông nghiệp - lương thực là nền tảng và là mặt trận hàng đầu, coi nông dân là chủ thể của quá trình đổi mới và nông thôn là địa bàn chiến lược phát triển kinh tế, Đảng bộ An Giang đã vạch ra những chủ trương, giải pháp sát hợp với hoàn cảnh tỉnh nhà, nhằm từng bước tháo gỡ khó khăn trở lực, giải phóng sức sản xuất để khôi phục và phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.

    Đổi mới là một quá trình. Đối với một địa phương, phải tìm tòi, thể nghiệm để thực hiện đường lối đổi mới chung của Đảng, vừa phải dám chịu trách nhiệm trước nhân dân, vừa phải dám nghĩ, dám làm nhưng không được để thất bại trút vào đầu bà con nông dân một nắng hai sương. Muốn vậy, phải có tinh thần dũng cảm, đồng thời phải có đầu óc sáng tạo, khoa học.

    Đảng bộ An Giang sau 10 năm quán triệt và vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng, đã cùng với bà con nông dân tỉnh nhà phấn đấu không mệt mỏi với lòng tin tưởng ở chế độ mới, ở sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là cấp ủy Đảng địa phương từ tỉnh đến xã, đã đạt được những kết quả đáng khích lệ :







    Sản lượng lương thực tăng trưởng nhanh và liên tục, vững chắc, trở thành một tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng lương thực trong nhiều năm liền ; đời sống ở nông thôn được cải thiện rõ rệt ; nội bộ nhân dân đoàn kết, chính trị ổn định. Đảng bộ vững mạnh và từng bước trưởng thành.

    Vì sao Đảng bộ và nhân dân An Giang đạt được những thành tựu tuy là bước đầu nhưng rất quan trọng như trên ? Những bài học gì có thể rút ra, những tồn tại gì cần giải quyết để tiếp tục đưa nền nông nghiệp và nông thôn An Giang đi lên theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong thời gian tới ? Đó là những vấn đề bức xúc hiện nay. Đó là mục đích và cũng là ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu này.

    2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI :

    Đề tài về phát triển nông nghiệp theo đường lối đổi mới đã được nghiên cứu và công bố nhiều, song những công trình lớn đều đề cập vấn đề trên tầm vĩ mô, còn trên địa bàn từng vùng, từng tỉnh thì mới có những bài báo mang tính chất báo cáo và trao đổi kinh nghiệm. Riêng trên địa bàn An Giang thì chưa thấy viết như là một công trình khoa học. Điều này không có gì khó hiểu, bởi vì các đề tài có liên quan đến từng địa phương trước hết phải do từng địa phương nghiên cứu biên soạn, mà ở địa phương thì ít có điều kiện vì thiếu người. Ai đó ở các cơ quan nghiên cứu trung ương dù có quan tâm thì khó với tới vì gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại khảo sát, sưu tầm tư liệu gốc rất hiếm thấy trong các sách, báo, ngay cả sách, báo địa phương còn nằm tản mạn trong các cặp hồ sơ lưu trữ của các địa phương.

    Biết rằng tình hình nghiên cứu sẽ gặp khó khăn, và hơn nữa, khoảng cách thời gian lịch sử mà đề tài này đề cập hãy còn quá ngắn, tình hình còn đang tiếp diễn, việc nhận xét đánh giá thật không dễ dàng khi tầm nhìn lịch sử còn chưa đủ rõ; giữa lịch sử và thời sự khó phân biệt nhau về ranh giới, và do đó, sẽ gặp khó khăn lớn về phương pháp nghiên cứu chuyên ngành – đó là phương pháp lịch sử.







    Dù vậy, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài này vì nghĩ rằng nó có ý nghĩa nhất định về khoa học cũng như về thực tiễn như đã trình bày ở mục trên.

    3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU :

    Tập hợp, xử lý các nguồn tư liệu đã được công bố, khái quát quá trình vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng do Đại hội VI đề xướng trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp của Đảng bộ An Giang trong thời kỳ mười năm đổi mới (1986-1996).

    - Sưu tầm hệ thống hóa các tư liệu lưu trữ để trình bày quá trình nhận thức, quán triệt đường lối đổi mới của Đảng trong việc đề ra những chủ trương, giải pháp, cách thức tổ chức và chỉ đạo của Đảng bộ An Giang trên mặt trận nông nghiệp từ năm 1986 đến năm 1996.

    - Đánh giá hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng bộ An Giang qua những tiến bộ

    và tồn tại trong vòng một thập kỷ trên mặt trận này.


    - Thử tìm ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm lịch sử đã qua.


    - Thử đề xuất một vài gợi ý là góp tiếng nói nhỏ bé trong vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn An Giang trong những năm trước mắt.

    Là một đề tài lịch sử, phương pháp sử dụng trong luận văn không ngoài những phương pháp vốn có : phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp thống kê so sánh, phương pháp tổng hợp phân tích, .

    4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU :


    Trong khuôn khổ của một luận án thạc sĩ khoa học lịch sử - chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam - luận án chỉ giới hạn, phân tích, đánh giá về sự lãnh đạo sáng tạo của Đảng bộ An Giang đối với nông nghiệp trong một giai đoạn lịch sử nhất định. (1986 - 1996).

    5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN :







    Như trên đã trình bày trong nhiệm vụ nghiên cứu, đóng góp mới của luận văn này là :

    - Trên cơ sở nguồn tài liệu thu thập được, đối chiếu với các quan điểm của Đảng về phát triển nông nghiệp, cố gắng đưa ra những nhận định có căn cứ nhằm làm rõ sự lãnh đạo sáng tạo của Đảng bộ An Giang đối với sự phát triển nông nghiệp và nông thôn của tỉnh trong thời kỳ đổi mới.

    - Mặt khác, trình bày một cách có hệ thống đường lối chủ trương đúng đắn, sáng tạo của Đảng bộ cùng những nỗ lực phấn đấu của nhân dân trong tỉnh và kết quả đạt được hy vọng sẽ góp phần vào công tác tổng kết, nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa phương về một giai đoạn lịch sử của thời kỳ đổi mới.

    - Ngoài ra, cố gắng lý giải, tìm ra những nguyên nhân thành công của Đảng bộ An Giang trong lãnh đạo nông nghiệp. Qua đó, bước đầu rút ra những kinh nghiệm và đề xuất một vài gợi ý nhằm góp phần để Đảng bộ An Giang tiếp tục lãnh đạo thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn An Giang.

    6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN :

    Ngoài phần mở đầu và kết luận, bản luận văn gồm có ba chương:


    Chương 1: Thực trạng nền nông nghiệp và nông thôn An Giang sau 10 năm giải phóng (1975-1986)

    Chương 2 : Đảng bộ An Giang lãnh đạo phát triển nông nghiệp và nông thôn theo đường lối đổi mới của Đảng (1986-1996)

    Chương 3 : Tổng luận
     
Đang tải...