Tiểu Luận Dân tộc và đặc điểm mối quan hệ dân tộc ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Dân Tộc Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Dân tộc và đặc điểm mối quan hệ dân tộc ở Việt Nam hiện nay​
    Information
    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài.
    Các dân tộc ở Việt Nam có quan hệ lâu đời trên nhiều lĩnh vực trong quá trình cùng tồn tại và phát triển. Từ khi ra đời và suốt trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta, đứng đầu là Hồ Chí Minh luôn luôn coi việc xây dựng quan hệ đoàn kết, bình đẳng, hữu nghị giữa các dân tộc là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược. Chính sách dân tộc của đảng vì thế luôn nhằm vào khắc phục từng bước sự chênh lệch giữa các dân tộc, thực sự bình đẳng, cùng làm chủ tổ quốc, cùng đi lên chủ nghĩa xã hội.
    Trong tiến trình cách mạng Việt Nam, Đảng và nhà nước ta luôn luôn nhấn mạnh ý nghĩa chiến lược của vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc, phát huy sức mạnh của cộng đồng dân tộc, truyền thống yêu nước và lòng tự hào dân tộc vì mục tiêu độc lập, thống nhất, tiến lên dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Bước sang thời kỳ mới của sự nghiệp xây dựng đất nước, nhân dân ta càng có điềy kiện để thưc hiện tốt hơn việc tăng cường, mở rộng khối đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, động viên cao nhất sức mạnh dân tộc để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    Tuy nhiên, vấn đề dân tộc, quan hệ dân tộc và chính sách dân tộc là những vấn đề rất lớn, phức tạp và nhạy cảm, nhiều nội dung của vấn đề này đang cần được nghiên cứu, giải quyết cả về lý luận và thực tiễn. Những vấn đề thời sự liên quan đến dân tộc, quan hệ dân tộc trên thế giới cũng như trong nước đang làm cho việc tìm hiểu, nghiên cứu về những nội dung trở lên rất quan trọng và bức thiết.
    Đây chính là lý do tôi chọn đề tài: “Dân tộc và đặc điểm mối quan hệ dân tộc ở Việt Nam hiện nay” làm bài viết tiểu luận cuối kỳ của mình.

    2. Tình hình nghiên cứu.
    Vấn đề dân tộc và đối tượng nghiên cứu của nhiều môn khoa học xã hội như triết học, sử học, dân tộc học Dưới những góc độ khác nhau của môn học đó, vấn đề dân tộc đã được đi sâu nghiên cứu và đạt được những thành tựu quan trọng về phương diện khoa học, phục vụ thiết thực cho cuộc sống xã hội. Nhiều công trình đã làm rõ lịch sử hình thành, phát triển và đặc điểm của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước. Những vấn đề tình hình kinh tế, xã hội vùng đồng bào các dân tộc miền núi, những vần dề về thực hiện những chính sách dân tộc của Đảng nhằm xây dựng, củng cố khối đoàn kết, bình đẳng giữa các dân tộc, cụ thể hơn có những công trình đi sâu nghiên cứu các vấn đề về xã hội văn hoá, giáo dục
    Dưới góc độ chính trị xã hội, việc nghiên cứu vấn đề dân tộc chủ yếu là tìm ra những vấn đề có tính quy luật của quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, quá trình phát triển phồn vinh và xích lại gần nhau của các dân tộc, sự thiết lập quan hệ đoàn kết, bình đẳng giữa các dân tộc. Quan hệ dân tộc cũng như quan hệ giai cấp và các mối quan hệ xã hội khác đều có những cơ sở khách quan, nhưng yếu tố để bảo đảm cho nó tồn tại, phát triển và vận động theo những xu hướng nhất định có tính qui luật của nó.

    3. Mục đích, nhiệm vụ
    Mục đích: Nhằm bước đầu đặt ra những vần đề cần đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu một số yếu tố rất cơ bản là cơ sở khách quan bảo đảm cho sự phát triển vững chắc quan hệ giữa các dân tộc ở nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
    Nhiệm vụ: Là luận giải một cách khái quát về quan hệ dân tộc và đặc điểm quan hệ dân tộc của nước ta, làm căn cứ khoa học để nhận biết, xây dựng và tiếp cận những yếu tố cụ thể tác động đến sự phát triển quan hệ dân tộc ở nước ta hiện nay.

    4. Phương pháp nghiên cứu.
    Phương pháp chủ yếu là phân tích, tổng hợp vấn đề.

    5. Bố cục.
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận gồm hai nội dung chính.
    Nội dung 1: Khái niệm dân tộc.
    Nội dung 2: Đặc điểm của mối quan hệ dân tộc.

    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài. 1
    2. Tình hình nghiên cứu. 2
    3. Mục đích, nhiệm vụ 2
    4. Phương pháp nghiên cứu. 3
    5. Bố cục. 3
    NỘI DUNG 4
    I. Khái niệm dân tộc. 4
    - Cộng đồng văn hoá. 7
    - Ý thức tự giác tộc người. 8
    II. Đặc điểm của mối quan hệ dân tộc. 9
    2.1. Về quan hệ dân tộc. 9
    2.2. Đặc điểm mối quan hệ dân tộc ở nước ta hiện nay. 10
    2.3. Những vấn đề đặt ra hiện nay để giải quyết tốt mối quan hệ dân tộc ở nước ta. 13
    KẾT LUẬN 15
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...