Tài liệu DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở KIÊN GIANG TRONG QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC (tham khảo làm luận vă

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trải qua quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước đồng bào dân tộc Khơ-me đoàn kết gắn bó với đồng bào dân tộc Kinh và đồng bào dân tộc Hoa cùng nhau khai phá cải tạo thiên nhiên, biến mảnh đất hoang vu xưa kia trở thành vùng đất phì nhiêu màu mỡ, có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - an ninh quốc phòng.
    Kiên Giang là một tỉnh nằm giáp biển, chịu sự tác động của biển, của nhịp độ thủy triều. Kiên Giang có vùng đất nước ngọt quanh năm và cũng có vùng đất phèn mặn, thiếu nước ngọt trầm trọng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nhất vào mùa khô. Những vùng đất thiếu nước ngọt này thường tập trung những cư dân nghèo, thường là vùng căn cứ cách mạng trước đây, đã từng chịu hậu quả nặng nề của hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ của đất nước ta.
    Ngày nay, Kiên Giang là hai tỉnh Rạch Giá và Hà Tiên sát nhập lại, với đơn vị hành chính là 11 huyện, và 2 thị xã: Thị xã Rạch Giá, thị xã Hà Tiên. Kiên Giang là vùng đất có nhiều dân tộc cư trú hỗn hợp trong lịch sử và hiện tại, nhưng chủ yếu là dân cư thuộc đồng bào dân tộc Kinh, đồng bào dân tộc Khơ-me, đồng bào dân tộc Hoa. Theo số liệu thống kê, tổng điều tra dân số năm 1999 dân số Kiên Giang là 1.487.553 người, trong đó dân tộc kinh là 1.273.378 người, chiếm 85,6%, dân tộc Khơ-me 181.338 người chiếm 12,19%, dân tộc Hoa 32.150 người chiếm 2,16%, các dân tộc khác chiếm 0,05%. Như vậy, có thể khẳng định rằng, ở tỉnh Kiên Giang dân tộc thiểu số chủ yếu là đồng bào dân tộc Khơ-me sau đó là đồng bào dân tộc Hoa.
    Tín ngưỡng tôn giáo, Kiên Giang là vùng đất có nhiều tôn giáo chẳng hạn như: Thiên chúa giáo, Tin lành, Phật giáo đại thừa và tiểu thừa, Is Lam giáo, đều là những tôn giáo phổ biến trên thế giới; đồng thời có những tôn giáo địa phương, chỉ tồn tại ở Nam Bộ như: đạo Hòa Hảo, đạo Cao Đài, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa . và nhiều hình thức tín ngưỡng thờ kiek-tà-arặc. Thờ các vị thần có công với nước như: Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trung Trực đã trở thành phong tục trong dân gian, dân tộc từ lâu đời.
    Đặc điểm cư trú của đồng bào các dân tộc thiểu số là sống xen kẽ với đồng bào dân tộc khác, ngoài một bộ phận cư trú ở các thị xã, thị trấn, còn phần đông đồng bào dân tộc thiểu số đều sinh sống ở vùng nông thôn, đất phèn, nước mặn, tập trung ở các huyện như: huyện Châu Thành, huyện Gò Quao, huyện Giồng Riềng, huyện Kiên Lương, huyện Hòn Đất, huyện Phú Quốc . Nếu đồng bào dân tộc Khơ-me sinh sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp, trồng cây lúa nước ở đất ruộng thì đồng bào dân tộc Hoa lại sống chủ yếu bằng nghề buôn bán nhỏ và làm rẫy, chẳng hạn như: có nhiều gia đình dân tộc Hoa có từ 5-10 ha rẫy trồng hoa màu. Tuy nhiên, cả đồng bào dân tộc Khơ-me và đồng bào dân tộc Hoa, đều sống đan xen với đồng bào dân tộc Kinh trên địa bàn Kiên Giang.
    Vì vậy, tỉnh Kiên Giang là vùng đất cộng cư chung chủ yếu của ba dân tộc anh em cùng sinh sống, họ đều chung vui những lễ, tết hàng năm như: tết Nguyên Đán của đồng bào dân tộc Kinh, tết nửa năm (mừng 5 tháng năm âm lịch) hay tết chôl chnăm thmây của đồng bào dân tộc Khơ-me. Trong các ngày lễ, tết, đồng bào các dân tộc đều đi thăm mộ tổ tiên, cúng chùa, thăm hỏi chúc mừng tuổi thọ của nhau, đồng thời làm những thứ bánh đặc trưng truyền thống. Đặc biệt là trong những gia đình hỗn hợp có Việt - Khơ-me - Hoa hoặc Khơ-me - Hoa hay Việt - Hoa . thì những ngày tết lễ của ba dân tộc đều không thể thiếu được trong đời sống từng gia đình. Nhiều người Khơ-me, người Hoa nghe và nói được tiếng tiếng phổ thông và ngược lại, nhiều đồng bào dân tộc Kinh cũng nghe và biết tiếng Khơ-me, tiếng Hoa . họ quan hệ giao tiếp hàng ngày, có thể chuyển từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ kia một cách tự nhiên. Hàng ngày, khi cần trao đổi giao lưu hàng hóa, khoa học kỹ thuật, chính trị, tình cảm . họ thường bắt đầu từ ngôn ngữ phổ thông.
    Thực tế cho thấy, sự đan xen và giao lưu về tín ngưỡng, tôn giáo giữa ba dân tộc anh em trên địa bàn Kiên Giang khá đậm nét. Trước đây việc thờ cúng ông bà của đồng bào dân tộc Khơ-me chủ yếu tập trung ở các chùa thuộc phum và sóc. Ngày nay thì cả ba dân tộc đều lập bàn thờ ông bà ở nhà, bàn thờ phật của đồng bào dân tộc Khơ-me được đặt ngay giữa nhà theo lối đồng bào dân tộc Hoa và cũng không nhất thiết là phải quay về hướng mặt trời như trước đây. Ngoài ra, đồng bào dân tộc Khơ-me còn thờ thần linh, thượng đế . gần giống như đồng bào các dân tộc Việt, đồng bào dân tộc Hoa. Như vậy, các dân tộc có sự tiếp thu những yếu tố văn hóa của nhau, nhưng vẫn bảo tồn và phát huy những giá trị và sắc thái văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đồng thời cùng góp phần làm giàu cho các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống Việt Nam.
    Thường năm đồng bào Khơ-me tổ chức các lễ Hội biểu hiện đậm sắc thái văn hóa dân tộc Khơ-me như: Lễ vào năm mới (tết Chôl chnăm thmây). Lễ cúng ông bà (tết Sen Đôn ta); lễ cúng trăng (Oóc om boóc). Ngoài việc tổ chức lễ cúng tạ ơn mặt trăng đã đem lại mùa màng bội thu, đồng bào ở khắp nơi trong tỉnh đều tập trung tổ chức đua ghe ngo ở huyện Gò Quao.
    Lễ hội đó có ý nghĩa tượng trưng cho sức mạnh đoàn kết giữa các dân tộc và đồng bào dân tộc thiểu số ở Kiên Giang. Từ đó không chỉ thu hút đồng bào dân tộc Khơ-me mà còn thu hút đồng bào các dân tộc Kinh và Hoa nhiệt tình ủng hộ tham gia tích cực, làm cho quan hệ giữa các dân tộc ngày càng tốt đẹp.
    Trong thời kỳ thực dân Pháp xâm lược và thống trị ở nước ta, chúng thực hiện chính sách chia để trị, bọn thực dân Pháp thực hiện nhiều chính sách về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội để áp bức bóc lột, gây chia rẽ dân tộc, nhằm tạo ra sự biến động lớn trong đời sống xã hội của đồng bào các dân tộc ở Kiên Giang.
    Truyền thống đoàn kết được phát huy, đồng bào các dân tộc Kinh, Hoa, Khơ-me luôn luôn kề vai sát cánh nhau trong công cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột, giành độc lập cho dân tộc. Từ đó có nhiều cuộc khởi nghĩa mà tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của vị anh hùng áo vải Nguyễn Trung Trực đã thu hút đông đảo đồng bào Kinh, Khơ-me, Hoa tham gia nghĩa quân cùng nhau chống Pháp.
    Giữa những năm 1930, chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên được thành lập ở Rạch Giá, từ đó phong trào cách mạng chuyển sang giai đoạn mới. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, theo quan điểm Đoàn kết các dân tộc trên nguyên tắc bình đẳng tương trợ để đấu tranh cho độc lập tự do và hạnh phúc chung chi bộ Đảng Cộng sản hướng phong trào đấu tranh của các đồng bào dân tộc Kiên giang vào mục tiêu trước mắt là giành lại ruộng đất từ tay địa chủ và bọn thực dân, tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đánh đổ đế quốc phong kiến giành lại độc lập dân tộc. Đồng bào các dân tộc thiểu số và đồng bào dân tộc Kinh cùng tham gia Hội tương tế, Hội ái Hữu, Hội nhà Giàng . để đoàn kết đấu tranh chống hành động cướp ruộng đất, đòi quyền dân sinh dân chủ. Tiêu biểu là các cuộc đấu tranh của nông dân, các dân tộc ở Rạch Giá, Hà Tiên, liên tiếp nổ ra trong những năm 1938 - 1939 và đã trở thành một trong những trung tâm phong trào đấu tranh của nông dân cả nước thời kỳ 1936 - 1939. Năm 1945 Cách mạng tháng Tám thành công, lần đầu tiên trong lịch sử, đồng bào các dân tộc Kinh, Hoa, Khơ-me được đổi đời, từ thân phận người dân mất nước, nô lệ họ đã trở thành người làm chủ đất nước, trở thành người tự do, làm chủ vận mệnh đất nước Tổ quốc của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...