Thạc Sĩ Dân tộc mường hòa bình

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A.Giới thiệu chung
    1-lịch sử vấn đề:
    Dân tộc Mường cu trú chủ yếu ở tỉnh Hoà Bình, Phú Thọ, Sơn La, Yên Bái, Thanh hoá, Ninh Bình, Hà Tây, và rải rác ở một số tỉnh khác nh Hà Nam, các tỉnh Tây Nguyên.
    Theo số liệu thống kê năm 2001, người Mường có số dân là 1.137.515 người; riêng ở tỉnh Hoà Bình dân tộc Mường chiếm 62,8% dân số trong tổng số 83 vạn người Mường ở Hoà Bình. Ơ Hoà Bình ngoài dân tộc Mường, còn có bảy dân tộc anh em khác sinh sống nh :Tày, Thái, Dao Trong đó, các huyện Lạc Thuỷ, Tân Lạc, Lạc Sơn, Kim Bôi, Ky Sơn, Cao Phong_là những huyện có mật độ dân Mường sinh sống dày đặc. Tỉnh Hoà Bình được coi là tỉnh Mường , một tỉnh nằm sát gần Hà Nội song dân tộc Mường ở Hoà Bình vẫn giữ được những nét bình yên riêng, người Mường luôn sống yêu thơng, đoàn kết, trong quá trình giao thoa giữa các nền văn hoá tuy có bị ảnh hởng song dân tộc Mường vẫn giữ được những nét văn hoá truyền thống của mình , đó là những nét văn hoá người Việt Cổ.
    Theo những kết quả nghiên cứu của nhiều công trình về ngôn ngữ học, về khảo cổ học, dân tộc học, các nhà nghiên cứu đã nhận định rằng dân tộc Mường và dân tộc Kinh( Việt) hơn một ngàn năm trước có chung một nguồn gốc, tổ tiên , đó là người Việt Cổ( hay còn gọi là Việt-Mường), họ là những chủ nhân của nền văn hoá Đông Sơn rực rỡ của dân tộc ta. Trong quá trình phát triển, một bộ phận của người Việt cổ đã xuôi theo các dòng sông lớn nh sông Hồng, sông Mã tiến hành khai phá đồng bằng, gây dựng cuộc sống mới, từ đây bắt đầu có sự phân chia: những bộ phận ở lại thung long , chân núi thành người Mường hiện nay; còn bộ phận di c và gây dựng cuộc sống mới ở đồng bằng ,ven biển trở thành những người Kinh hiện nay. Sự thật lịch sử này đã phần nào được phản ánh trong câu truyện truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ mà tất cả chúng ta ai cũng biết và tự hào về nguồn gốc của mình.
    Cũng theo các nhà ngôn ngữ học,ngôn ngữ của người Mường cũng có nhiều điểm tơng quan với ngôn ngữ người Việt, nhiều những nét văn hoá Mường cũng tơng đồng với văn hoá của dân tộc Kinh. Nói vậy để thấy được việc giữ gìn giá trị văn hoá Mường là nhiệm vụ rất lớn trong việc bảo tồn văn hoá truyền thống của dân tộc.
    Người Mường c trú chủ yếu trong các thung lũng có núi đá vôi bao bọc, đây là những dãy núi chạy dài từ Nghĩa Lộ đến khu vực phía tây Nghệ An. Đó là một địa bàn rộng lớn gồm các tỉnh : Hoà Bình, Phú Thọ ,Yên Bái, Hà Tây, Ninh Bình,Thanh Hoá, trong đó Hoà Bình là tỉnh đông người Mường sinh sống nh chúng ta đã nói ở trên. Hoà Bình là tỉnh trung du, miền núi địa hình thấp vừa phải , độ cao trung bình là 300m , xen kẽ các dãy núi là các thung lũng rộng, khá trù phú,từ xa đã nổi lên những trung tâm kinh tế, xã hội Mường nh các Mường : Bi, Vang, Thang, Động.
    Từ xa đến nay dân tộc Mường quen c trú thành từng xóm, quêl, nhiều xóm, quêl gộp lại thành một Mường. Trong thời Phong Kiến , người Mường đã bị các giai cấp thống trị bóc lột . Do đó, tổ chức chính quyền của người Mường cũng giống người Kinh.
    Nhà cửa, xóm làng của người Mường thường dựng dới chân đồi, chân núi, nơi tiếp giáp đồng ruộng , nhà cửa người Mường khác các dân tộc khác là hay nằm sát nhau và có chung hàng rào. người Mường dựng nhà dựa vào những nguyên vật liệu có sẵn từ cột nhà, mái nhà, tờng nhà, tất cả đều lấy từ trên rừng.
    Về công cụ sản xuất, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều đồ đá cổ xa dùng vào mục đích sản xuất . Sau đó có thêm công cụ sắt, kim loại , nhưng khá nhiều các công cụ sản xuất do người Mường tự chế nh chiếc bừa ( làm bằng gỗ và tre ), thùng đựng những công cụ này vẫn còn được người Mường sử dụng vào mục đích sản xuất trong ngày nay.
    Sản xuất lúa nước được người Mường áp dụng khá sớm .Theo các nhà khảo cổ học thì các đây hàng vạn năm , người Mường đã biết “ thuần dõng ”cây lúa nước . Lúc đầu trồng lúa nước chỉ là phụ trợ cho việc săn bắn hái lợm .Song , sau khi công cụ phát triển ,việc trồng trọt đã phát triển và nhận được sự quan tâm hơn .Sản xuất Nông nghiệp là chủ yếu cho đến nay, do đó đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn , thiếu thốn.
    Một trong những đặc điểm nổi bật của xã hội Mường ngày xa là sự tồn tại của tầng lớp Lang đạo_thực chất là thổ ty , là chúa đất ; mà Mường là một đơn vị tổ chức xã hội của dân tộc Mường do một ông quan Lang đứng đầu .Cho đến ngày nay , người Mường vẫn chịu một chút ảnh hởng của chế độ Lang đạo xa kia , qua thói quen kính trọng những người thuộc dòng dõi nhà Lang , mà chủ yếu là những dòng họ Đinh , Quách , Bạch , Hoàng .Tinh hoa Hoà Bình có 4 dòng họ Lang lớn nhất của 4 Mường là Mường Bi – Mường Vang – Mường Thang – Mường Động ; mỗi Mường được cai quản bởi một ông Lang .Chế độ Lang đạo của dân tộc Mường đã thực sự gây cho xã hội Mường sự phân biệt đẳng cấp sâu sắc.Tầng lớp Lang đạo ( quý tộc) và tầng lớp nhân dân ( dân trong Mường ).Sự phân biệt này thể hiện trong từng chi tiết nhỏ của cuộc sống nh là nhà dân không được to hơn nhà Lang ; đàn bà con gái dân thường không được mặc váy có thêu hình con rồng hay mặc váy chấm gót nh vợ Lang; nhân dân trong Mường phải luôn nghe lời và phục dịch, cúng lễ nhà Lang .
    Ngày nay , chế độ Lang đạo không còn , nhưng những nét văn hoá tốt đẹp vãn được thế hệ con cháu dân tộc Mường gìn giữ và bảo tồn . Dân tộc Mường là dân tộc rất đoàn kết , yêu thơng nhau , họ là những người thật thà , chất phác . Xã hội Mường ngày nay vẫn là một tổ chức quy củ với những vị trí , cấp bậc khác nhau ; tầng lớp được kính trọng nhất là thầy cúng , thầy mo và các cụ lớn tuổi _đây được coi là những con người còn giữ được những nét văn hoá truyền thống của dân tộc .Trong xã hội phát triển nhanh nh hiện nay thì vai trò của những người lớn tuổi , của các thầy mo, thầy cúng trong xã hội Mường ngày càng quan trọng với việc giữ gìn , bảo tồn , phát huy văn hoá Mường , đặc biệt là văn hoá truyền thống của người Mường , là những bảo tồn lâu đời của dân Lạc- Việt . Bảo tồn được văn hoá Mường chính là bảo tồn được những nét văn hóa cổ xa của dân tộc , làm cho kho tàng văn hoá Việt thêm phong phú và sâu sắc .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...