Tiểu Luận Dân tộc Mường Hòa Bình

Thảo luận trong 'Dân Tộc Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Dân tộc Mường Hòa Bình​
    Information


    MỤC LỤC

    A.GIỚI THIỆU CHUNG 2
    1- Lịch sử vấn đề: 2
    2. Lí do chọn đề tài. 5
    3. Phương pháp nghiên cứu. 6
    4. Bố cục. 6
    B. NỘI DUNG 7
    1. Không gian văn hoá nhà sàn 7
    2. Trang phục Mường – nét độc đáo của dân tộc Mường so với dân tộc khác. 12
    3. Không gian văn hoá Cồng Chiêng. 15
    C. KẾT LUẬN 22



    A.GIỚI THIỆU CHUNG
    1- Lịch sử vấn đề:
    Dân tộc Mường cư trú chủ yếu ở tỉnh Hoà Bình, Phú Thọ, Sơn La, Yên Bái, Thanh hoá, Ninh Bình, Hà Tây, và rải rác ở một số tỉnh khác như Hà Nam, các tỉnh Tây Nguyên.
    Theo số liệu thống kê năm 2001, người Mường có số dân là 1.137.515 người; riêng ở tỉnh Hoà Bình, dân tộc Mường chiếm 62,8% dân số trong tổng số 83 vạn người Mường ở Hoà Bình. Ở Hoà Bình, ngoài dân tộc Mường, còn có bảy dân tộc anh em khác sinh sống là: Tày, Thái, Dao trong đó, các huyện Lạc Thuỷ, Tân Lạc, Lạc Sơn, Kim Bôi, Ky Sơn, Cao Phong là những huyện có mật độ dân Mường sinh sống dày đặc. Tỉnh Hoà Bình được coi là tỉnh Mường, một tỉnh nằm sát gần Hà Nội song dân tộc Mường ở Hoà Bình vẫn giữ được những nét bình yên riêng. Người Mường luôn sống yêu thương, đoàn kết. Trong quá trình giao thoa giữa các nền văn hoá tuy có bị ảnh hởng song dân tộc Mường vẫn giữ được những nét văn hoá truyền thống của mình, đó là những nét văn hoá người Việt Cổ.
    Theo những kết quả nghiên cứu của nhiều công trình về ngôn ngữ học, về khảo cổ học, dân tộc học, các nhà nghiên cứu đã nhận định rằng dân tộc Mường và dân tộc Kinh ( Việt) hơn một ngàn năm trước có chung một nguồn gốc, tổ tiên, đó là người Việt Cổ ( hay còn gọi là Việt - Mường), họ là những chủ nhân của nền văn hoá Đông Sơn rực rỡ của dân tộc ta. Trong quá trình phát triển, một bộ phận của người Việt Cổ đã xuôi theo các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Mã tiến hành khai phá đồng bằng, gây dựng cuộc sống mới. Từ đây bắt đầu có sự phân chia: những bộ phận ở lại thung lũng, chân núi thành người Mường hiện nay; còn bộ phận di cư và gây dựng cuộc sống mới ở đồng bằng ,ven biển trở thành những người Kinh
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...