Tiểu Luận Dân tộc Khơ Mú

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Dân số: Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Khơ Mú ở Việt Nam có dân số 72.929 người.


    STT tiếng việt tiếng Khơ Mú
    1 Mưa Kma
    2 Đêm Pisươm
    3 Ngày Pa
    4 Đất Ptê
    5 Nước Ọm
    6 Đá Klạng
    7 Cây Siông
    8 Lá La
    9 Chim sim
    10 Chó So
    11 Cá Ka
    12 Mũi Mu
    13 Mắt Măt
    14 Đầu Kưmphông
    15 Tóc Hơklư
    16 Tay Ti
    17 Chân Zương
    18 Ăn Ma
    19 Uống Ươk
    20 Người kưmmu
    21 Một Moi
    22 Hai Kbai
    23 Nhiều Mak
    24 Ít Pe
    25 Lớn Sidơn
    26 Bé Ne
    27 Đen Hiêng
    28 Đỏ Zim
    29 Trắng Klơk
    30 Xanh Kheu
    31 Nóng Môl
    32 Lạnh Huik

    5. Địa danh cư trú:
    Người Khơ Mú cư trú tại 44 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Người Khơ Mú cư trú tập trung tại các tỉnh: Nghệ An (35.670 người, chiếm 48,9 % tổng số người Khơ Mú tại Việt Nam), Điện Biên (16.200 người), Sơn La (12.576 người), Lai Châu (6.102 người), Yên Bái (1.303 người), Thanh Hóa (781 người).

    6. Nguồn gốc, lịch sử của dân tộc Khơ Mú:
    Khơ Mú là một trong những cư dân đã cư trú lâu đời nhất ở miền Tây Bắc Việt Nam. Bộ phận Khơ Mú cư trú tại miền núi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, do chuyển cư từ Lào sang.
    Xã hội của người Khơ mú ở Việt Nam trước khi Pháp xâm lược là xã hội bị lệ thuộc hoàn toàn vào xã hội Thái và từ khi thực dân pháp xâm lược đến trước cách mạng tháng tám là xã hội thực dân nửa phong kiến.
    Rừng rú, ruộng đất, sản vật rừng và kể cả con người cùng là sở hữu của Mường. Người Khơ- mú lệ thuộc do thân phận ngụ cư nương nhờ chúa, được chúa dung nạp phải chịu làm "cuông, pua" (nô lệ) hèn kém, họ phải cống nạp cho chúa Thái đủ các sản vật lấy được từ trên rừng về: từ củ mài để đồ xôi, cho đến củ nâu để nhuộm vải
    Chế độ đẳng cấp khắt khe của xã hội Thái, lại thêm kỳ thị dân tộc, cư dân Khơ mú phải thực hiện nghĩa vụ tập thể theo từng bản nên đời sống vốn đã cơ cực lại càng cơ cực hơn.
    Người Khơ Mú có câu tục ngữ nói về thân phận thấp hèn cay đắng của dân tộc mình:
    “ Xá bấu mi nương, tò dương bấu mi nặm”
    ( Nghĩa là: Người Xá không có mường, cũng như con nai không có nước để tắm).
    Vì sống bị chà đạp, hắt hủi thậm tệ như vậy, nên họ luôn luôn nuôi khát vọng tìm những nơi định cư để làm ăn sinh sống. Cho nên tục ngữ Khơ Mú có câu:
    “ Pú púc, pên hác
    Pú mác, pên co”
    (Nghĩa là: Trồng trầu, nên rễ, Trồng quả, nên cây)

    7. Hoạt động kinh tế:
    Người Khơ Mú sống chủ yếu bằng kinh tế nương rẫy. Cây trồng chính là ngô, khoai sọ, Sắn, dưa bở. Trong canh tác đồng bào dùng dao, rùi, gậy chọc hốc là chính. Hái lượm săn bắn giữ vị trí quan trọng, nhất là lúc giáp hạt.

    Là cư dân sinh sống chủ yếu bằng canh tác nương rẫy nên được gọi là “Xá ăn lửa ”
    Ngoài hình thái du canh du cư là chủ yếu bộ phận định cư thường canh tác nương theo chu trình vòng tròn khép kín. Cây trồng ngoài lúa, ngô ra còn có bầu bí, đỗ và các loại cây có củ.
    Công cụ sản xuất gồm rìu, dao, cuốc, trong đó đáng lưu ý nhất là chiếc gậy chọc lỗ. Gậy đơn hay gậy kép(bịt sắt) có thể dùng nhiếu năm.
    Hái lượm và săn bắn vẫn có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế.Nghề phụ trong gia đình chủ yếu là đan lát đồ gia dụng,một số nơi biết thêm nghề rèn, nghề mộc, nghề dệt vải.
    Quá trình sản xuất nương rẫy diến ra trong một năm với rất nhiều công việc nhưng rất đơn giản. Nông lịch của họ so với âm lịch người Kinh có sớm hơn 2 tháng.
    Người Khơ mú có nghề đan lát mây tre đạt trình độ khá cao. Bàn tay khéo léo của họ tạo ra những sản phẩm đẹp, được đồng bào các dân tộc khác trong vùng ưa thích.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...