Báo Cáo Dân số vàng và bài toán phát triển nguồn nhân lực ở việt nam

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    DÂN SỐ “VÀNG”
    VÀ BÀI TOÁN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở VIỆT NAM


    DEMOGRAPHIC “BONUS”
    AND DEVELOPING HUMAN RESOURCES PROBLEM IN VIETNAM




    TÓM TẮT
    Dân số “vàng” là thời kỳ cơ cấu dân số thể hiện số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng cao hơn số người phụ thuộc. Đây là thời kỳ duy nhất trong quá trình quá độ dân số. Thời kỳ này đem đến cơ hội là nguồn lao động dồi dào, tạo ra lượng của cải vật chất lớn để tích lũy cho tương lai, tuy nhiên, sẽ là thách thức nếu nguồn lao động này kém chất lượng. Để tận dụng cơ hội dân số “vàng” tạo sức bật cho phát triển kinh tế, đòi hỏi cần đầu tư nhiều hơn nữa vào nguồn nhân lực. Trên cơ sở đó, đề tài nghiên cứu đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường giáo dục, đào tạo cho thế hệ trẻ trong thời kỳ “vàng” này.
    Từ khóa: dân số vàng, cơ cấu dân số, số người phụ thuộc, quá độ dân số, nguồn nhân lực.


    ABSTRACT
    Demographic “bonus” is the population structure that presents population of working age account for a higher number of dependents. This is the only period during the transition population. This period gives an opportunity that is abundant labor resources, generate large amounts of material to accumulate for the future, however, will be a challenge if this labor of poor quality. To take advantage of demographic “bonus” and create resilience to economic development, requires more investment in human capital. On the basis, this study proposes some solutions that strengthen education and training for young people during this term.
    Key words: demographic bonus, population structure, dependent, transition population, human resources.


    1. Đặt vấn đề
    1.1. Lý do chọn đề tài
    Cùng với sự biến động của lịch sử, dân số Việt Nam đã trải qua nhiều thời kỳ phát
    triển khác nhau với những thay đổi lớn về tỷ suất sinh và tỷ suất tử. Việc tiến hành chính sách kế hoạch hóa gia đình nhằm kiềm chế mức sinh và giảm tỷ lệ dân số phụ thuộc đã mang lại cơ hội dân số “vàng” cho Việt Nam vào năm 2010.
    Cơ hội dân số “vàng” có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế nói chung và vấn đề giải quyết việc làm nói riêng. Đặc biệt trong giai đoạn then chốt 2011 – 2020, khi nước ta đặt mục tiêu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại và được xếp vào nhóm các nước có thu nhập trung bình thì việc nghiên cứu cơ hội dân số “vàng” và tận dụng cơ hội “vàng” là việc làm hết sức cần thiết.
    Xuất phát từ tình hình thực tế và mong muốn góp phần thiết thực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước, được sự tạo điều kiện giúp đỡ của Khoa Quốc tế học – trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng cùng với sự hướng dẫn của Thạc sĩ Đặng Vinh, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học là “dân số vàng và bài toán phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam”. Bài nghiên cứu đi sâu tìm hiểu cơ cấu dân số “vàng” ở Việt Nam, phân tích tình hình lực lượng lao động trong thời gian qua, đồng thời đưa ra một số kiến nghị về chính sách giáo dục, đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp trong thời kỳ này.
    1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu về cơ cấu dân số “vàng” ở Việt Nam. Đánh giá tình hình lực lượng
    lao động trong khoảng thời gian 2001 – 2010 và đưa ra phương hướng phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn 2011 – 2020.





    1.3. Phạm vi nghiên cứu:
    Đề tài nghiên cứu chỉ tập trung khai thác mảng lao động trong giai đoạn 2001 – 2010
    trong mối liên hệ với cơ cấu dân số trong thời kỳ này.
    1.4. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp được sử dụng xuyên suốt đề tài là phương pháp lịch sử, phương pháp
    diễn dịch, qui nạp và so sánh nhằm phân tích làm rõ vấn đề. Bên cạnh đó còn có sự kết hợp với các phương pháp phân tích, tổng hợp các số liệu trong và ngoài nước để tăng tính thuyết phục cho vấn đề cần nghiên cứu.
    2. Cơ sở lý luận về cơ cấu dân số “vàng”
    2.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề dân số “vàng”
    Từ những năm 1990 trở lại đây, các nhà dân số đã bắt đầu quan tâm, xem xét hiện
    tượng lợi tức dân số nảy sinh từ quá độ dân số và từ đó đưa ra cách thức tận dụng cơ hội dân số để phát triển kinh tế. Trên thực tế, tận dụng cơ hội dân số “vàng” là một trong những chìa khóa thành công làm nên sự phát triển “thần kỳ” của các nước Đông Á.
    Nhóm nghiên cứu do D.E. Bloom dẫn đầu đưa ra tổng quan rộng lớn, bao quát một loạt nước về hiện tượng lợi tức dân số đối với kinh tế. Các tác giả nhấn mạnh một sự thực là bản thân lợi tức dân số không tự động dẫn đến ích lợi kinh tế, mà chỉ được hiện thực hoá bởi môi trường chính sách (D.E. Bloom, 1997, 2001a, 2001b, 2003).
    Một báo cáo mang tầm quan trọng phải kể đến là Báo cáo “Cơ hội dân số vàng ở Việt Nam: Cơ hội, thách thức và gợi ý chính sách” được Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) thực hiện trong chương trình Kế hoạch Một Liên hợp quốc (UN One Plan). Báo cáo này tổng quan và phân tích cụ thể các vấn đề dân số nước ta hiện nay cũng như đề xuất các bốn nhóm chính sách nhằm tận dụng tối đa tiềm năng cơ hội dân số “vàng”.
    Tuy nhiên, hầu hết các đề tài nghiên cứu cơ cấu dân số “vàng” ở các nước trên thế giới và Việt Nam đều không đi sâu phân tích tình hình lao động và đưa ra định hướng phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ này. Mối tương quan giữa lợi tức dân số và lực lượng lao động chưa được làm rõ.
    2.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
    2.2.1. Dân số “vàng”: Là thời kỳ mà cơ cấu dân số thể hiện số người trong độ tuổi
    lao động chiếm tỷ trọng cao hơn số người phụ thuộc hay nói cách khác là tổng tỷ suất phụ thuộc nhỏ hơn 50.
    2.2.2. Tổng tỷ suất phụ thuộc: Là đại lượng được xác định bởi số người trong độ tuổi (0-14) cộng với số người trong độ tuổi (65+) chia cho số người trong độ tuổi (15-64).
    2.2.3. Lực lượng lao động (LLLĐ): là những người trong độ tuổi lao động (bao gồm những người đang có việc làm và những người chưa có việc làm nhưng đang tìm việc) có khả năng tham gia lao động vào nền kinh tế quốc dân.
    2.2.4. Người trong độ tuổi lao động: Là những người ở độ tuổi có nghĩa vụ và quyền lợi lao động theo quy định đã ghi trong Hiến pháp, thường là (15-65).
    2.2.5. Thừa thầy thiếu thợ: Là trạng thái người tốt nghiệp đại học không kiếm được việc làm do đào tạo không sát với thực tế trong khi đó thị trường lao động lại thiếu người lao động có tay nghề.
    2.3. Thời kỳ cơ cấu dân số “vàng” ở Việt Nam
    Cũng như nhiều nước đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đang ở giai
    đoạn sau của thời kỳ quá độ dân số, chuyển đổi từ một nước có mức độ sinh và mức độ tử cao sang một nước có mức độ sinh và mức độ tử thấp. Điều đó đã làm thay đổi cấu trúc dân số Việt Nam, cụ thể như sau (được mô tả qua Hình 1):
    Thứ nhất, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động (15-65) trên tổng dân số dự kiến sẽ tăng cho đến khi đạt đỉnh ở mức 70% vào năm 2018. Điều này sẽ cung cấp một nguồn lao động tiềm năng hùng hậu, góp phần tăng trưởng kinh tế, đồng thời cũng gia tăng áp lực việc làm trong tương lai.





    Thứ hai, tỷ lệ người cao tuổi (trên 65 tuổi) cũng được dự kiến sẽ tăng từ 5,6% năm 2006 lên khoảng 11% vào năm 2030; đòi hỏi một kế hoạch xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe cũng như an sinh xã hội cho người già để đảm bảo phát triển bền vững.
    Thứ ba, tỷ lệ trẻ em (0-4) và trẻ trong độ tuổi đi học (5-14) tiếp tục giảm và sự suy giảm này có thể là đủ để bù đắp tỷ lệ gia tăng dân số. Tức là, số lượng trẻ em được dự kiến
    sẽ không thay đổi; tạo cơ hội đầu tư nhiều cho giáo dục và đào tạo, góp phần cải thiện chất lượng nguồn nhân lực.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...