Thạc Sĩ Dân số và nguồn lao động ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1999 - 2009

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Dân số và nguồn lao động ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1999 - 2009

    MỤC LỤC
    Nội dung Trang
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Lời cảm ơn
    Mục lục i
    Danh mục các chữ viết tắt iii
    Danh mục các bảng vi
    Danh mục các hình vẽ, bản đồ v
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Lịch sử nghiên cứu 2
    3. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn 3
    4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4
    5. Những điểm mới của luận văn 7
    6. Kết cấu của luận văn 7
    NỘI DUNG
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiến về dân số và nguồn lao động 8
    1.1. Cơ sở lý luận 8
    1.1.1. Dân số 8
    1.1.1.1. Quy mô dân số 8
    1.1.1.2. Cơ cấu dân số 8
    1.1.1.3. Phân bố dân cư 9
    1.1.2. Nguồn lao động 9
    1.1.2.1. Khái niệm 9
    1.1.2.2. Cơ cấu lao động 10
    1.1.2.3. Chất lượng lao động 13
    1.1.3. Mối quan hệ giữa dân số và nguồn lao động 14
    1.1.3.1. Sự gia tăng tự nhiên của dân số với quy mô nguồn lao động 14
    1.1.3.2. Gia tăng cơ học với quy mô nguồn lao động: 15
    1.1.3.3. Chất lượng dân số với chất lượng nguồn lao động: 15
    1.1.3.4. Cơ cấu dân số với cơ cấu nguồn lao động: 15
    1.1.3.5. Phân bố dân cư với phân bố nguồn lao động 16
    1.1.4. Vai trò của dân số, nguồn lao động trong phát triển kinh tế - xã hội 17
    1.1.4.1. Gia tăng dân số ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế 17
    1.1.4.2. Dân số với tiêu dùng, tích lũy và đầu tư 18
    1.1.4.3. Dân số với giáo dục và y tế 19
    1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến dân số, nguồn lao động 19
    1.1.5.1. Nhóm nhân tố kinh tế xã hội 19
    1.1.5.2. Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 22
    1.2. Cơ sở thực tiễn 22
    1.2.1. Vài nét về dân số và nguồn lao động ở Việt Nam 22
    1.2.2. Vài nét về dân số và nguồn lao động ở vùng Đông Bắc 28
    Chương 2: Thực trạng dân số và nguồn lao động ở tỉnh Thái Nguyên 33
    2.1. Những nhân tố tác động đến dân số, nguồn lao động ở tỉnh Thái
    Nguyên
    33
    2.1.1. Vị trí địa lý 33
    2.1.2. Các nhân tố tự nhiên 36
    2.1.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội 41
    2.1.4. Đánh giá chung 49
    2.2. Thực trạng dân số, nguồn lao động ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
    1999 - 2009
    52
    2.2.1. Dân số 52
    2.2.1.1. Quy mô và gia tăng dân số 52
    2.2.1.2. Cơ cấu dân số 58
    2.2.1.3. Phân bố dân cư 66
    2.2.2. Nguồn lao động 69
    2.2.2.1. Quy mô nguồn lao động 69
    2.2.2.2. Dân số hoạt động (Lực lượng lao động) 76
    2.2.2.3. Dân số không hoạt động kinh tế 84
    2.2.3. Tác động của dân số, nguồn lao động đến một số vấn đề phát triển
    kinh tế - xã hội ở tỉnh Thái Nguyên
    88
    2.2.3.1. Tác động của dân số, nguồn lao động đến phát triển kinh tế 88
    2.2.3.2. Tác động của dân số, nguồn lao động đến vấn đề đói nghèo 91
    2.2.3.3. Tác động của dân số, nguồn lao động đến phát triển giáo dục đào
    tạo
    92
    2.2.3.4. Tác động của dân số, nguồn lao động đến việc CSSK nhân dân 94
    Tiểu kết 96
    Chương 3. Định hướng và giải pháp phát triển dân số, nguồn lao
    động ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.
    99
    3.1. Định hướng 99
    3.1.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển dân số, nguồn lao động 99
    3.1.2. Định hướng phát triển dân số, nguồn lao động của tỉnh Thái
    Nguyên đến năm 2020.
    103
    3.2. Các giải pháp 105
    KẾT LUẬN 113
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN 118
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 119
    PHỤ LỤC 122

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Dân số và phát triển có mối quan hệ tác động qua lại rất chặt chẽ. Quy
    mô, cơ cấu, chất lượng và tốc độ tăng dân số có ảnh hưởng rất lớn đến quá
    trình phát triển kinh tế - xã hội và ngược lại. Hơn nữa, dân số còn là cơ sở
    hình thành nguồn lao động cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu.
    Thái Nguyên là một tỉnh được đánh giá là có trình độ phát triển kinh tế
    - xã hội vào loại khá so với các tỉnh vùng Bắc, là cửa ngõ giao lưu của vùng
    Đông Bắc với vùng Đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội; là
    trung tâm công nghiệp, là nơi thu hút rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài
    nước Nghị quyết số 37/NQ - TW của Bộ chính trị (1/7/2004) đã xác định
    phát triển Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế - xã hội của vùng. Việc
    xác định đúng để phát huy có hiệu quả thế mạnh của tỉnh có ý nghĩa rất quan
    trọng, đặc biệt là nguồn lực dân số và nguồn lao động.
    Phân tích thực trạng dân số nguồn lao động ở tỉnh Thái Nguyên là vấn
    đề cần thiết, trước hết nó góp phần đánh giá chính xác thực trạng dân số,
    nguồn lao động trong thời kì CNH, HĐH; trên cơ sở đó giúp nhà quản lý, nhà
    kinh tế biết được mối quan hệ tác động giữa dân số, nguồn lao động và sự
    phát triển để đề ra các biện pháp điều tiết các quá trình phát triển dân số và
    phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đưa ra những định hướng, giải pháp để
    sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lực dân số, nguồn lao động nhằm phục vụ
    chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
    Vì vậy tôi đã chọn đề tài: : Dân số và nguồn lao động ở tỉnh Thái
    Nguyên giai đoạn 1999 - 2009 ” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
    2. Lịch sử nghiên cứu
    Dân số và nguồn lao động luôn là vấn đề không chỉ có các nhà khoa học,
    các chuyên gia mà ngay cả các chính phủ đều rất quan tâm, không chỉ ngày
    nay mà ngay cả trước kia, không chỉ đối với nước ta mà tất cả các nước trên
    thế giới đều quan tâm. Sự quan tâm đó không chỉ vì sức ép của bùng nổ dân
    số mà cả vì sức mạnh của quốc gia, không chỉ quan tâm hạn chế mà cả
    khuyến khích phát triển dân số.
    Ở Việt Nam từ những năm cuối của thập kỉ 80 đến nay đã có nhiều công
    trình nghiên cứu của các cơ quan Trung ương như: Trung tâm thông tin khoa
    học và xã hội thuộc Bộ Lao động thương binh và xã hội, các Viện khoa học,
    các cơ quan nghiên cứu quy hoạch chuyên ngành thuộc các Bộ, ngành, Ủy
    ban quốc gia DS- KHHGĐ. Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học
    như: GS.TS. Lê Thông, PGS.TS. Nguyễn Minh Tuệ, GS.TS. Nguyễn Viết
    Thịnh, PGS.TS. Nguyễn Đình Cử, TS Trần Cao Sơn về mối quan hệ giữa
    dân số và các vấn dề kinh tế - xã hội - môi trường. Ngoài ra, đây cũng là vấn
    đề nóng hổi và là đề tài của nhiều luận văn thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành.
    Đối với tỉnh Thái Nguyên, từ sau ngày 6/11/1996, Quốc hội khoá IX, kì
    họp thứ 10 đã phê chuẩn việc tách tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh Bắc Kạn và
    Thái Nguyên, đặc biệt là từ cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở được thực hiện
    trên toàn quốc năm 1999, trong đó có tỉnh Thái Nguyên thì vấn đề dân số,
    nguồn lao động của tỉnh được quan tâm, số liệu đầy đủ hơn, chi tiết hơn, được
    đề cập trong các báo cáo chuyên đề về dân số của Cục thống kê, Chi cục DS -
    KHHGĐ của tỉnh; các báo cáo về lao động, việc làm của Sở lao động thương
    binh và xã hội. Cho đến nay, Cục Thống kê tỉnh vừa thực hiện song cuộc tổng
    điều tra dân số và nhà ở toàn tỉnh vào 01/04/2009; Sở LĐTB&XH đang thực
    hiện đề án “ Đào tạo nguồn nhân lực” và Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên
    đang dự thảo “Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Thái Nguyên thời kì
    2011 - 2020”
    Dưới góc độ địa lý học, một số đề tài về dân số, nguồn lao động của tỉnh
    Thái Nguyên được đề cập như: Đề tài NCKH cấp trường năm 2002 của TS
    Nguyễn Phương Liên và TS Nguyễn Xuân Trường, đề cập đến đặc điểm và
    biến động dân số thành phố Thái Nguyên thời kì 1989 - 1999; Th.s Vũ Vân
    Anh cũng đề cập đến trong Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp
    bộ năm 2010 về “ Nghiên cứu và đánh giá chỉ số phát triển con người (HDI) ở
    tỉnh Thái Nguyên”. Một số bài báo đăng trên tạp chí Khoa học và Công nghệ
    của Đại học Thái Nguyên liên quan đến dân số, lao động, việc làm ở các
    huyện, thị thành trong tỉnh, điển hình như tác giả Vũ Vân Anh, Nguyễn Xuân
    Trường có bài “Nguồn lao động và vấn đề sử dụng nguồn lao động, giải quyết
    việc làm ở tỉnh Thái Nguyên” đề cập các vấn đề nêu trên trong thời gian ngắn
    từ 2005 - 2007.
    3. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn
    3.1.Mục đích
    Trên cơ sở vận dụng lý luận và thực tiễn về dân số và nguồn lao động,
    đề tài tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển dân
    số và nguồn lao động giai đoạn 1999 - 2009 ở tỉnh Thái Nguyên. Từ đó đề
    xuất một số giải pháp nhắm phát triển ổn định và bền vững dân số và nguồn
    lao động của tỉnh trong tương lai.
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn về dân số, nguồn lao động .
    - Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề dân số, nguồn lao động ở
    tỉnh Thái Nguyên.
    - Phân tích thực trạng dân số và nguồn lao động Thái Nguyên giai đoạn
    1999 - 2009.
    - Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển ổn định và bền vững dân số,
    nguồn lao động ở tỉnh Thái Nguyên trong tương lai.
    3.3. Giới hạn đề tài
    - Về không gian: Lãnh thổ tỉnh Thái Nguyên với sự phân hoá đến cấp
    huyện, thị, thành phố.
    - Về thời gian: Tập trung trong giai đoạn giữa 2 cuộc tổng điều tra dân
    số 1999 - 2009.
    4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
    4.1. Quan điểm nghiên cứu
    4.1.1. Quan điểm hệ thống
    Xuất phát từ quan niệm coi vấn đề dân số, nguồn lao động là một bộ
    phận cấu thành của hệ thống dân cư - kinh tế xã hội. Sự vận động của nó
    mạng tính quy luật riêng nhưng vẫn phụ thuộc, dựa trên ảnh hưởng của các hệ
    thống con trong cùng một hệ thống: Dân cư - kinh tế - xã hội.
    Vấn đề dân số, nguồn lao động của tỉnh được xem xét trong mối quan hệ
    với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cũng như trong mối liên hệ giữa Thái
    Nguyên với các tỉnh khác trong vùng Đông Bắc và cả nước.
    4.1.2. Quan điểm lịch sử viễn cảnh
    Vấn đề dân số, nguồn lao động luôn biến động theo thời gian và không
    gian, khi nghiên cứu cần đánh giá sự thay đổi và tìm ra nguyên nhân của
    những thay đổi đó theo các giai đoạn.
    Dựa trên quan điểm này, khi nghiên cứu vấn đề dân số, nguồn lao
    động của tỉnh Thái Nguyên, nó cho phép nhìn thấy toàn bộ sự phát triển
    của đối tượng, tìm ra quy luật của sự phát triển và giúp đưa ra các giải pháp
    nhằm phát triển dân số, nguồn lao động một cách ổn định và bền vững
    trong tương lai.
    4.1.3.Quan điểm lãnh thổ
    Trong nghiên cứu dân số, nguồn lao động luôn gắn với các không gian lãnh
    thổ. Sự phân hoá lãnh thổ có liên quan chặt chẽ đến các yếu tố khác biệt về
    phương diện điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá . Đề tài vận dụng quan điểm
    lãnh thổ khi nghiên cứu sự phân bố dân cư, nguồn lao động trên các lãnh thổ có
    đặc điểm khác biệt đó.
    4.1.4.Quan điểm tổng hợp
    Đây là quan điểm truyền thống trong nghiên cứu địa lí. Quan điểm tổng
    hợp đòi hỏi phải nhìn nhận các sự vật hiện tượng, các quá trình địa lí trong
    mối quan hệ tương tác với nhau. Quan điểm này được thể hiện trong cả nội
    dung và phương pháp nghiên cứu.
    Nghiên cứu biến động dân số, nguồn lao động của tỉnh Thái Nguyên
    phải dựa trên quan điểm tổng hợp. Các phân tích, đánh giá, nhận định về thực
    trạng phát triển và đặc điểm phân bố theo các vùng lãnh thổ được dựa trên
    quan điểm xét tới các tác động của nhiều yếu tố.
    4.1.5.Quan điểm phát triển bền vững
    Với quan điểm phát triển nhằm đến sự thoả mãn những nhu cầu của thế
    hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng phát triển để thoả mãn nhu cầu
    của thế hệ tương lai, đề tài nghiên cứu và phân tích nhằm đưa ra những đề
    xuất giải pháp phát triển dân số, nguồn lao động của tỉnh Thái Nguyên trong
    tương lai.
    Những đề xuất mang tính dự báo nhằm hướng tới sự phát triển phát triển
    dân số, lao động việc làm của tỉnh Thái Nguyên không chỉ đáp ứng nhu cầu
    trước mắt mà còn trong những giai đoạn tiếp theo.
    4.2. Phương pháp nghiên cứu
    4.2.1.Phương pháp thu thập phân tích số liệu thống kê
    Trên cơ sở mục đích nghiên cứu của đề tài, nguồn số liệu được thu thập
    từ các báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên. Các số liệu về dân số,
    lao động chủ yếu do Cục Thống kê, Chi cục dân số kế hoạch hóa gia đình, Sở
    LĐTB&XH tỉnh Thái Nguyên cung cấp.
    Quy trình xử lí số liệu trải qua nhiều công đoạn và mang tính chọn lọc.
    Các số liệu chủ yếu là số liệu thô - số liệu tuyệt đối, cần phân tích thống kê để
    có số liệu phù hợp cho đề tài.
    4.2.2.Phương pháp phân tích tổng hợp
    Trên cơ sở thông tin và số liệu cập nhật, phương pháp phân tích tổng hợp
    được sử dụng để đưa ra những nhận định, đánh giá trên cơ sở vận dụng tổng
    hợp các quy luật địa lý kinh tế xã hội và các mối liên hệ giữa các nhân tố ảnh
    hưởng tới sự phát triển và phân bố dân số, nguồn lao động trên địa bàn.
    4.2.3.Phương pháp thống kê toán học
    Sử dụng phương pháp này để tính toán các chỉ số giữa dân số, nguồn lao
    động và phát triển kinh tế xã hội. Từ đó phân tích , tổng hợp sự tác động của
    dân số, nguồn lao động đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên.
    4.2.4.Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia:
    Thu thập ý kiến của những chuyên gia, cán bộ nghiên cứu có nhiều kinh
    nghiệm về vấn đề dân số, lao động và kinh tế xã hội đang làm việc tại Đại học
    Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Cục thống kê, Sở
    LĐTB&XH tỉnh Thái Nguyên , Chi cục dân số kế hoạch hóa gia đình của tỉnh
    Thái Nguyên.
    4.2.5. Phương pháp bản đồ, GIS.
    Đây là phương pháp được sử dụng để thực hiện một số nội dung nghiên
    cứu của đề tài. Trên cơ sở dữ liệu không gian và thuộc tính các lớp bản đồ nền
    MapInfo, tác giả xây dựng một số bản đồ chuyên đề về phân bố dân cư,
    nguồn lao động của Thái Nguyên.
    5. Những điểm mới của luận văn
    - Kế thừa, bổ sung và cập nhật cơ sở lý luận và thực tiễn về dân số
    nguồn lao động để vận dụng vào điều kiện cụ thể của tỉnh Thái Nguyên.
    - Phát hiện được những thế mạnh và hạn chế của các điều kiện tự nhiên
    và kinh tế xã hội đến dân số và nguồn lao động.
    - Làm rõ được biến động dân số và nguồn lao động của tỉnh giai đoạn
    1999 - 2009, và ảnh hưởng của chúng đến phát triển kinh tế xã hội.
    - Đưa ra được những giải pháp cơ bản nhằm giải quyết vấn đề dân số -nguồn lao động ở Thái Nguyên đến năm 2020.
    6. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận
    văn gồm ba chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về dân số và nguồn lao động.
    Chương 2: Thực trạng dân số và nguồn lao động tỉnh Thái Nguyên giai
    đoạn 1999 - 2009.
    Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm phát triển dân số, nguồn lao
    động của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.

    NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DÂN SỐ VÀ
    NGUỒN LAO ĐỘNG
    1.1. Cơ sở lý luận
    1.1.1.Dân số
    Dân số: “Là một tập hợp người sống trên một lãnh thổ được đặc trưng
    bởi quy mô, cơ cấu, mối quan hệ qua lại với nhau về mặt kinh tế, bởi tính
    chất của sự phân công lao động và cư trú theo lãnh thổ” [18]
    Để nghiên cứu thực trạng dân số, dự báo các quá trình và động lực dân
    số của một lãnh thổ nào đó cần nghiên cứu quy mô dân số, cơ cấu dân số và
    sự phân bố dân cư.
    1.1.1.1. Quy mô dân số
    - “Quy mô dân số được hiểu là số lượng người sống trên một lãnh thổ
    (xã, huyện, tỉnh, quốc gia, vùng ) tại một thời điểm xác định” [18]. Đây là
    một đại lượng biến động theo thời gian, sự biến động đó gọi là động thái của
    dân số.
    1.1.1.2. Cơ cấu dân số
    - “Cơ cấu dân số là một khái niệm dùng để chỉ tập hợp những bộ phận
    hợp thành dân số của một lãnh thổ (nhóm nước, tùng nước, từng vùng )
    được phân chia dựa trên những tiêu chuẩn nhất định” [18]. Tuỳ theo mục
    đích khảo sát người ta có thể chia cấu trúc dân số theo các tiêu chí xã hội,
    kinh tế, hôn nhân hay sinh học. Trong đó, cơ cấu sinh học của dân số (cơ cấu
    tuổi và cơ cấu giới tính) là vấn đề cần quan tâm hàng đầu khi nghiên cứu về
    cơ cấu dân số.
    +Cơ cấu dân số theo tuổi: “ Đây là việc phân chia tổng dân số của một
    lãnh thổ thành những nhóm dân số có tuổi hoặc khoảng tuổi cách đều nhau 5
    năm, 10 năm hoặc khoảng cách tuổi không đều nhau tùy thuộc mục đích
    nghiên cứu. Cơ cấu theo tuổi là biến số quan trọng trong các quá trình lập kế
    hoạch phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt trong quá trình phát triển và kế hoạch
    hóa nguồn lao động”. [11]
    + Cơ cấu dân số theo giới tính: “Toàn bộ dân số nếu được phân chia
    thành dân số nam và dân số nữ sẽ hình thành nên cơ cấu dân số theo giới tính.
    Chỉ tiêu để đo lường cơ cấu dân số giới tính là tỷ số giới tính (*** ratio) là tỷ
    số giữa dân số nam và dân số nữ trong cùng tổng thể dân tại một thời điểm
    nhất định”.[11].
    1.1.1.3. Phân bố dân cư
    - “Phân bố dân cư là sự sắp xếp một cách tự phát hoặc tự giác trên một
    lãnh thổ phù hợp với điều kiện sống của họ và các yêu cầu nhất định của xã
    hội” [18] để cụ thể hoá phân bố dân số cần sử dụng mật độ dân số. “Mật độ
    dân số biểu thị số người trên một đơn vị diện tích đất đai, chỉ số hay sử dụng
    nhất là số lượng người trên 1km
    2
    ” [11]
    1.1.2.Nguồn lao động
    1.1.2.1. Khái niệm nguồn lao động
    - Độ tuổi lao động là khoảng tuổi đời được xác định theo quy định của
    luật pháp từng nước. Ở các nước khác nhau độ tuổi lao động này được quy
    định hoàn toàn khác nhau. Ở nước ta, theo Điều 145 Bộ Luật lao động ngày
    23 tháng 6 năm 1994 và Điều 50 khoản 1 điểm a Luật bảo hiểm xã hội quy
    định về độ tuổi nghỉ hưu như sau: nam nghỉ hưu từ 60 tuổi, nữ từ 55
    tuổi.(Tuổi lao động nam từ 15 - 60, nữ từ 15 - 55; Điều 6 Luật lao động qui
    định: Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có
    giao kết hợp đồng lao động.)
    - Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động và có khả
    năng lao động. Như vậy tất cả những người trong độ tuổi lao động theo quy

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Vũ Vân Anh (2010), Nghiên cứu cứu và đánh giá chỉ số phát triển con
    người (HDI) ở tỉnh Thái Nguyên, Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ,
    Mã số: B2009 _TN04_13, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái
    Nguyên, Thái Nguyên.
    2. Vũ Vân Anh, Nguyễn Xuân Trường, “Nguồn lao động và vấn đề sử
    dụng nguồn lao động, giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí
    Khoa học và Công nghệ, 65 (03), tr 43 - 48
    3. Bộ Y tế (2010), Dự thảo Chiến lược Dân số và SKSS Việt Nam giai
    đoạn 2011 - 2020, Hà Nội.
    4. Bộ Giáo dục và đào tạo (2008), Sách giáo khoa Địa lý lớp 12, NXB
    Giáo dục, Hà Nội.
    5. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Sách Giáo khoa Địa lý 10, NXB Giáo
    dục, Hà Nội.
    6. Nguyễn Đình Cử (1998), Giáo trình dân số và phát triển, NXB
    7. Cục Thống kê Thái Nguyên (9/2000), Những kết quả chủ yếu tổng hợp
    từ tổng điều tra dân số và nhà ở 01/04/1999 tỉnh Thái Nguyên, Thái
    Nguyên.
    8. Cục Thống kê Thái Nguyên (4/2010), Niên giám thống kê tỉnh Thái
    Nguyên 2009, Công ty cổ phần in Thái Nguyên, Thái Nguyên.
    9. Cục Thống kê Thái Nguyên (8/2001), Niên giám thống kê tỉnh Thái
    Nguyên 2000, Công ty cổ phần in Thái Nguyên, Thái Nguyên.
    10. Cục Thống kê Thái Nguyên (9/2010), Những kết quả chủ yếu tổng hợp
    từ tổng điều tra dân số và nhà ở 01/04/2009 tỉnh Thái Nguyên, Thái
    Nguyên.
    11. Tống Văn Đường, Nguyễn Nam Phương (2007), Giáo trình Dân số và
    phát triển, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
    12. Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Y tế cộng đồng, bộ
    môn Dân số học (2002), Bài giảng Dân số học, NXB Y học, Thành phố
    Hồ Chí Minh.
    13. Trần Viết Khanh (2008), Ứng dụng tin học trong nghiên cứu và dạy
    học Địa lý, NXB Giáo dục, Hà Nội.
    14. Nguyễn Phương Liên, Nguyễn Xuân Trường (2002), Nghiên cứu đặc
    điểm và biến động dân số thành phố Thái Nguyên thời kì 1989 - 1999,
    Đề tài NCKH cấp trường năm 2002, Đại học Sư phạm - Đại học Thái
    Nguyên, Thái NGuyên.
    15. NXB thống kê (2002), Niên giám thống kê 2001, Hà Nội.
    16. NXB thống kê (2010), Niên giám thống kê 2009, Hà Nội.
    17. NXB Chính trị quốc gia (8/2004), Dân số và phát triển bền vững ở Việt
    Nam, Hà Nội.
    18. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (1996), Dân số học và Địa lý dân cư, Hà
    Nội.
    19. Lê Thông chủ biên (2003), Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam tập
    2, NXB Giáo dục, Hà Nội.
    20. Nguyễn Minh Tuệ (1996), Dân số và sự phát triển kinh tế xã hội, Hà
    Nội.
    21 Nguyễn Minh Tuệ chủ biên (2007), Địa lý các vùng kinh tế Việt Nam,
    NXB Giáo dục, Hà Nội.
    22. Tổng Cục Thống kê (2001), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam
    1999: Kết quả toàn bộ, NXB Thống kê, Hà Nội.
    23. Tổng Cục Thống kê (2010), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam
    2009: Kết quả toàn bộ, NXB Thống kê, Hà Nội.
    24. Tổng Cục Thống kê (2002), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam
    1999 - Chuyên khảo về lao động và việc làm tại Việt Nam, Hà Nội.
    25. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2010), Báo cáo Kế hoạch phát
    triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2011 - 2015, Thái Nguyên.
    26. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2002), Chiến lược dân số tỉnh
    Thái Nguyên 2001 - 2010, Thái Nguyên.
    27. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ( 9/1/2003), Pháp lệnh Dân số số
    03/2003/PL-UBTVQH11, Hà Nội.
    28. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2010), Dự thảo Quy hoạch phát
    triển nhân lực tỉnh Thái Nguyên thời kì 2011 - 2020, Thái Nguyên.
    29. Webside: google.com.vn; gso.gov.vn; laodong.com.vn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...