Tiểu Luận Dân số ,thị trường lao động việt nam và mối quan hệ giữa chúng

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: DÂN SỐ ,THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÚNG (32 TRANG)



    MỤC LỤC​

    LỜI NÓI ĐẦU

    CHƯƠNG I: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VÀ KHÁI NIỆM VỀ DÂN SỐ VÀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM

    I. KHÁI NIỆM VỀ DÂN SỐ VÀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

    II. ĐẶC ĐIỂM CỦA DÂN SỐ VÀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG DÂN SỐ ,THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÚNG

    I. THỰC TRẠNG VỀ DÂN SỐ

    I.1. Quy mô dân số

    I.2. Cơ cấu dân số

    I.3. Sự phân bố dân số

    II. THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM

    II.1. Thực trạng về thị trường lao động Việt Nam

    II.2. Thực trạng về cung lao động nước ta và mối quan hệ của nó với dân số

    II.3. Thực trạng về cầu thị trường lao động và dân số ảnh hưởng đến cầu

    CHƯƠNG III: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐIỀU CHỈNH DÂN SỐ PHÙ HỢP VỚI CUNG VÀ CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

    I. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG MANG TÍNH CHIẾN LƯỢC

    I.1. Đối với dân số

    I.2. Định hướng chiến lược về thị trường lao động

    II. NHỮNG GIẢI PHÁP CỤ THỂ

    II. THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

    II.1. Đối với cung lao động

    II.2. Đối với cầu thị trường

    KẾT LUẬN

    TÀI LIỆU THAM KHẢO



    LỜI NÓI ĐẦU​


    Đứng trước tình hình của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng, đó là sự phát triển như vũ bão với những thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại toàn cầu và sự du nhập của những tiến bộ khoa học thế giới vào Việt Nam. Đối với Việt Nam tuy chưa phát triển được đến đỉnh cao cần đến, nhưng đối với những bước đi mà ta đang bước trên con đường phát triển của mình để tiến tới đạt được những mục tiêu đề ra, một thực tế mà ta dễ nhận thấy là: ở bất kỳ phương diện nào, góc độ nào ta không thể không nhắc đến tầm quan trọng và tính quyết định của nhân tố con người và con người một chủ đề muôn thủa mà luôn được đề cập dưới mọi hình thức, bởi lẽ: "Con người vừa là chủ thể vừa là mục tiêu của quá trình sản xuất". Phạm vi nghiên cứu của chủ đề này rất rộng, nó bao gồm nhiều mảng, trong đó mảng đề tài: "Dân số và sự tác động của nó tới thị trường lao động Việt Nam", là một mảng đề tài mà theo em cần nghiên cứu và xem xét bởi sự cần thiết và tính cấp bách sau:

    Thứ nhất: Xuất phát từ thực tế đặc điểm và thực trạng đất nước ta trong quá khứ cũng như trong hiện tại: nước ta đã trải qua bao cuộc chiến tranh đối đầu với bao thử thách, nền kinh tế nước ta đã vực dậy sau những thời kỳ suy sụp nặng nề bởi hậu quả của những cuộc chiến tranh đó. Cho đến nay mặc dù nền kinh tế nước ta đã vững và đang trên đà phát triển, nhưng sự phát triển đó còn bị hạn chế bởi nhiều yếu tố, những yếu tố nội bộ và những yếu tố khách quan bên ngoài. Trong đó yếu tố nội bộ cần đề cập và xem xét, nghiên cứu, phân tích đó là, dân số, sự tác động của nó tới thị trường lao động, một thị trường phản ánh trình độ phát triển của đất nước thông qua

    những chỉ tiêu cụ thể: Sự tác động gián tiếp của dân số tới sự phát triển tiến bộ của đất nước thông qua thị trường lao động là một sự phản ánh thực tế khách quan nhất.

    Thứ hai: Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề dân số và nguồn lao động:

    Dân số và nguồn lao động không những là chủ thể của sản xuất mà còn là yếu tố hàng đầu của lực lượng sản xuất, là yếu tố năng động quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sự cần thiết của đội ngũ có tay nghề cao và trí tuệ đi đôi với cơ cấu lao động hợp lý đối với sự nghiệp. Công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Như quan điểm nêu trong đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của đảng đã nhấn mạnh: "Khi đề ra những mục tiêu và giải pháp cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, việc phát huy nguồn nhân lực con người lấy đó làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững".

    Mặt khác khi nghiên cứu về nguồn nhân lực đặc biệt là trong quan hệ với dân số thực sự cần thiết để góp phần làm sáng tỏ lý luận và thực tế, tạo cơ sở cho việc triển khai đưa ra những chủ trương đường lối của đảng về dân số về phát triển kinh tế xã hội vào thực tiễn cuộc sống. Kinh nghiệm cuả nhiều nước cho thấy sự phát triển kinh tế xã hội phụ thuộc rất lớn vào việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên nguồn vốn và tiến bộ khoa học, kỹ thuật, trong đó nguồn lao động có ý nghĩa quan trọng và quyết định. Và kinh nghiệm cũng cho thấy, nước nào biết sử dụng tiềm năng nguồn lao động, biết phát huy nhân tố con người trong phát tiển kinh tế và khoa học kỹ thuật thì nước đó đạt được tốc độ phát triển nhanh chóng, mặc dù nước đó là nước nghèo tài nguyên thiên nhiên hoặc là nước đó bị tàn phá nặng nề, kiệt quệ trong chiến tranh.

    Như vậy, áp dụng vào thực tế nước ta-một đất nước vốn nghèo nàn, lạc hậu, mang nặng tính thuần nông-việc học hỏi những kinh nghiệm của những nước tiên tiến là rất cần thiết. Đúng như ý kiến của một nhà kinh tế Thụy Điển cho rằng: "Nền kinh tế Việt Nam không chỉ phát triển chủ yếu vào các nguồn lực tự nhiên, chính lao động mới là nguồn lao động chủ yếu của Việt Nam, còn vốn đầu tư và kỹ thuật bên ngoài là những nhân tố quan trọng".

    Nói tóm lại, để nhanh chóng đưa đất nước thoát khỏi tình trạng đói nghèo và lạc hậu, phát triển nhanh kinh tế xã hội và khoa học kỹ thuật, không ngừng nâng cao mức sống người dân, để nhanh chóng đưa đất nước lên vị trí xứng đáng trên trường quốc tế, chúng ta phải dựa chủ yếu vào việc khai thác sử dụng và tái tạo tốt nhất nguồn sản xuất sẵn có trong nước trong đó nguồn lao động đóng vai trò quan trọng và quyết định. Mặt khác nguồn lao động liên quan trực tiếp và gắn liền với dân số hay nói cách khác nguồn lao động bắt nguồn từ dân số, dân số quyết định nguồn lao động. Do đó việc nghiên cứu mối quan hệ này là một vấn đề quan trọng và sự nghiên cứu đó có đó là cơ sở vững chắc cho Đảng và nhà nước ta định hướng được những chiến lược và từ đó có những phương án, giải pháp cụ thể để thực hiện những chương trình kế hoạch nhằm đạt được những mục tiêu cuối cùng.

    Trong phạm vi bài viết này, với số tài liệu thu thập được và những kiến thức sẵn có đã tích luỹ được về dân số và thị trường lao động, em xin đưa ra những vấn đề chính sau: Dân số;Thị trường lao động và sự tác động của dân số tới thị trường lao động. Cụ thể được trình bày trong bài viết dưới đây:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...