Tài liệu Dẫn nhập về nhà nước pháp quyền và vấn đề thực thi luật

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Dẫn nhập về nhà nước pháp quyền và vấn đề thực thi luật




    1. Nhà nước và Quyền lực tối cao




    Giả sử rằng, chúng ta đang trên con tàu du lịch biển đông. Chợt một đợt sóng thần ập đến cuốn phăng tất cả đến một hoang đảo xa lạ, đầy thú dữ, nguy hiểm. Chúng ta ngay lập tức đều hiểu rằng mỗi người không thể sống sót nếu sống đơn độc. Chính là nhu cầu tự bảo vệ khiến mỗi người ý thức được phải đoàn kết với những người khác thành một cộng đồng của tất cả. Chúng ta cũng hiểu ngay rằng phải tổ chức cộng đồng của mình dưới một hình thức nào đó sao cho nó trước hết phải có khả năng bảo vệ mỗi người một cách tốt nhất- nếu không ta chẳng cần cái cộng đồng ấy làm gì- và sau đó là phát triển sức mạnh chung của cộng đồng. Muốn vậy, cộng đồng này phải được trang bị một quyền lực quyết định trong mọi lĩnh vực và buộc mỗi các nhân phải tuân theo: quyền lực tối cao. Như thế, chúng ta đã có một hình thái cộng đồng có quyền lực tối cao đối với tất cả thành viên và có hiệu lực trên phạm vi hoang đảo. Một hình thái tổ chức xã hội như vậy chúng ta đã quen biết, đó chính là Nhà nước.


    2. Hiến pháp và giới hạn quyền lực tối cao




    Là những trí thức bị dạt vào hoang đảo, chúng ta đều có thể hiểu rằng điều nguy hiểm nhất đối với mỗi người là khi quyền lực Nhà nước tối cao bị lạm dụng. Vì vậy, buổi họp đầu tiên của chúng ta phải là buổi họp thông qua một hệ thống những nguyên tắc cơ bản nhất, những nền tảng quan trọng nhất mà mọi hoạt động
    của Nhà nước, của mỗi thành viên cộng đồng đều phải nằm trong giới hạn được hệ thống ấy cho phép . Cái mà chúng ta thông qua đó, được gọi là Hiến pháp. Và buổi họp ấy mang tên Quốc hội lập hiến. Hiến pháp cùng với hệ thống các bộ luật, các điều luật, qui định do những cơ quan có thẩm quyền ban hành và không đi ngược lại Hiến pháp hợp thành hệ thống pháp luật. Như vậy, rõ ràng chúng ta đã nhất trí

    rằng có một cái gì đó còn cao hơn quyền lực tối cao, là giới hạn của quyền lực tối cao, đó chính là pháp luật.




    3. Nguyên tắc bình đẳng




    Mỗi một chúng ta trước khi bị cuốn ra hoang đảo đều đã ý thức được giá trị, nhân phẩm cũng như các quyền tự do cá nhân của chính mình và của những người khác. Chúng ta đều yêu qúi và cương quyết bảo vệ những giá trị này. Vì vậy, nguyên tắc đầu tiên mà Hiến pháp của chúng ta phải công nhận là: mọi cá nhân, mọi thành viên trong xã hội, kể cả Nhà nước đều bình đẳng trước pháp luật. Nguyên tắc thứ hai mà chúng ta cũng rất dễ dàng thông qua là mọi hoạt động trong đời sống xã
    hội, toàn bộ hoạt động của Nhà nước đều phải xuất phát từ cơ sở Hiến pháp, trong khuôn khổ giới hạn của những bộ Luật, điều luật không mâu thuẫn với Hiến pháp và chịu sự kiểm soát của pháp luật. Hai nguyên tắc này chính là nội dung cơ bản của nguyên tắc nhà nước pháp quyền.




    4. Nguyên tắc bảo vệ quyền tự do cá nhân: phân tập quyền lực




    Tuy nhiên bản thân nguyên tắc Nhà nước pháp quyền không phải là một sự đảm bảo chắc chắn các quyền tự do cơ bản của chúng ta- vốn là mục đích khi thành lập Nhà nước- trước sự lạm dụng quyền lực tối cao mà chúng ta trao cho Nhà nước. Sự lạm dụng quyền lực ở đây phải được hiểu là sự sử dụng quyền lực vượt khỏi giới hạn cho phép của pháp luật. Như vậy, chúng ta sẽ phải đề ra một nguyên tắc cơ bản để giải quyết vấn đề lạm dụng quyền lực. Một quyền lực sẽ khó bị lạm dụng một khi sự sử dụng nó được kiểm tra, kiểm soát thường xuyên và cân bằng với những quyền lực có thể có khác. Đối với việc sử dụng quyền lực tối cao Nhà nước, thì đó chính là nguyên tắc mà chúng ta quen gọi một cách không chính xác lắm là nguyên tắc phân tập quyền lực.


    Ý tưởng phân tập quyền lực đã có từ rất xưa. Aristoteles (năm 384 đến 322 trước Công nguyên) đã mô tả sự phân tập quyền lực cho ba cơ quan là Nghị hội Nhân

    dân, Tòa án Nhân dân và Công chức Nhà nước. John Locke trong cuốn “ Two Treatises“ năm 1689, và sau đó là Charles Montesquieu trong cuốn “De l’esprit des lois“ năm 1784 đã yêu cầu thực hiện phân tập quyền lực với mục tiêu hạn chế quyền lực của nhà vua. Nhà vua không còn được coi mình là quyền lực tối cao, là người duy nhất sử dụng quyền lực tối cao, mà phải chia sẻ nó cho ba cơ quan Nhà nước khác nhau.


    Khác với mục đích và ý nghĩa ban đầu, ngày nay nguyên tắc phân tập quyền lực không còn ý nghĩa là chia sẻ quyền lực tối cao thành 03 quyền độc lập với nhau nữa, bởi chỉ và chỉ có một quyền lực tối cao mà thôi, nó là của Nhà nước và không thể chia sẻ. Việc sử dụng quyền lực tối cao được trao cho 03 cơ quan hiến định có thẩm quyền khác nhau và độc lập với nhau thực hiện là lập pháp (quốc hội), hành pháp (chính phủ) và tư pháp (tòa án). Phân chia thẩm quyền sử dụng quyền lực tối cao như vậy nhằm mục đích hạn chế đến mức thấp nhất việc lạm dụng quyền lực thông qua cơ chế kiểm tra, kiểm soát và cân bằng quyền lực tối cao bởi 03 cơ quan hiến định này. Mục đích cuối cùng của nguyên tắc phân tập quyền lực hiện đại không có gì khác hơn là bảo vệ quyền tự do công dân truớc khả năng lạm dụng quyền lực tối cao.


    5. Nguyên tắc thực hiện: dân chủ




    Đến đây, chúng ta sẽ phải trả lời câu hỏi, vậy sẽ thực hiện các điều đã nói ở trên trên như thế nào cho đúng với nguyên tắc nhà nước pháp quyền? Việc thực hiện các nguyên tắc hoạt động trong nhà nuớc pháp quyền phải tuân theo nguyên tắc dân chủ. Một cách khái quát, nguyên tắc dân chủ trong thực thi mọi hoạt động của Nhà nước Pháp quyền là những quyết định giới hạn quyền tự do công dân phải được thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng. Hệ qủa của nguyên tắc này là sự tham gia ngày càng nhiều, càng tích cực của công dân vào các hoạt động của Nhà nước, mà đặc biệt là hoạt động kiểm tra kiểm soát. Thành qủa to lớn nhất mà chúng ta

    biết đến nhờ nguyên tắc dân chủ, chính là sự xuất hiện quyền lực thứ tư, bên cạnh


    quyền LP,HP,TP,: quyền lực của công luận, báo chí.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...