Thạc Sĩ Dẫn độ trong luật quốc tế và pháp luật việt nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: DẪN ĐỘ TRONG LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM

    PHẦN MỞĐẦU
    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
    Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại cho các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt
    Nam nói riêng nhiều thành tựu và cơ hội to lớn để phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, toàn cầu hóa và hội nhập
    kinh tế cũng phát sinh nhiều nguy cơ, thách thức lớn đối với các quốc gia như bất ổn chính trị, xung đột sắc tộc,
    tôn giáo, tệ nạn xã hội . trong đó có tình hình tội phạm, đặc biệt là tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia ngày
    càng gia tăng và diễn biến phức tạp, đe dọa đến sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia cũng như hòa bình và
    an ninh quốc tế.
    Theo thống kê của INTERPOL, hàng năm trên thế giới xảy ra hơn 700 vụ khủng bố, làm trên 7.000
    người chết và khoảng 12.000 người bị thương. Các loại tội phạm hình sự nguy hiểm như giết người, cướp tài
    sản, bắt cóc tống tiền, hoạt động băng nhóm tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia ngày càng tăng tại hầu hết các
    nước trên thế giới. Các tội phạm ma túy xuyên quốc gia, tội phạm buôn bán người, nhất là phụ nữ, trẻ em đã gây
    ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Tình hình hoạt động của các đường dây, tổ chức đưa người nhập cư bất hợp pháp
    trên thế giới tiếp tục gây ra nhiều vấn đề phức tạp đối với an ninh, trật tự của nhiều quốc gia. Các tội phạm kinh
    tế xuyên quốc gia ngày càng diễn biến phức tạp hơn cả về địa bàn hoạt động, cũng như tính chất và mức độ
    nghiêm trọng
    Không ngoài xu thế chung của thế giới, sau khi gia nhập WTO và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền
    kinh tế thế giới, bên cạnh những thời cơ và thuận lợi để phát triển đất nước, Việt Nam cũng phải đối mặt với
    nhiều nguy cơ và thách thức lớn đối với nền kinh tế, văn hóa, xã hội, chủ quyền và an ninh quốc gia trong đó có
    tình hình tội phạm ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp.
    Theo báo cáo tổng quan về tình hình tội phạm ở Việt Nam của Tổng cục Cảnh sát cho thấy, mỗi năm ở
    nước ta xảy ra khoảng 82.555 vụ phạm tội xâm phạm trật tự an toàn xã hội, trong đó có 57.415 vụ phạm tội về
    hình sự, 14.139 vụ phạm tội về kinh tế, 11.001 vụ phạm tội về ma túy . Trung bình mỗi ngày xảy ra khoảng 227
    vụ, mỗi giờ xảy ra 9,5 vụ . Hiện nay, ở Việt Nam đã hình thành các đường dây buôn bán phụ nữ, trẻ em từ Việt
    Nam sang các nước trong khu vực, thậm chí đến các nước Châu Âu, Châu Phi. Ở Việt Nam đã xuất hiện một số
    băng nhóm tội phạm gốc Hoa cấu kết với các băng nhóm tội phạm trong nước để hoạt động phạm tội như bảo
    kê, cướp tài sản, giết người . Các hoạt động buôn lậu ma túy từ nước ngoài vào Việt Nam và từViệt Nam ra
    nước ngoài diễn biến hết sức phức tạp, đã xuất hiện ngày càng nhiều đường dây buôn bán vận chuyển các chất
    ma túy xuyên quốc gia, chủ yếu là hê-rô-in, các loại ma túy tổng hợp, cần sa với nhiều thủ đoạn ngày càng tinh
    vi.
    Bên cạnh đó, hàng năm có hàng triệu lượt người nước ngoài và kiều bào Việt Nam (trong tổng số hơn 04
    triệu người đang định cư trên 103 quốc gia và vùng lãnh thổ) nhập cảnh vào Việt Nam để thăm thân nhân, đầu
    tư, kinh doanh, du lịch . Trong số đó có nhiều phần tử lợi dụng cơ hội đến Việt Nam để thực hiện tội phạm. Do
    vậy, tình hình người nước ngoài và người Việt Nam phạm tội ở nước ngoài rồi trốn vào Việt Nam và phạm tội ở
    Việt Nam rồi trốn ra nước ngoài trong thời gian qua có xu hướng gia tăng.
    Trước diễn biến tình hình t ội phạm trong nước và thế giới ngày càng diễn biến phức tạp, đòi hỏi các
    quốc gia phải tăng cường liên kết, hợp tác đồng bộ và toàn diện bằng tất cả các biện pháp chính trị, pháp luật,
    kinh tế, an ninh . từ bình diện khu vực, liên khu vực và toàn cầu nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng,
    4
    chống tội phạm. Trong đó, dẫn độ là biện pháp tất yếu khách quan và hiệu quả nhất để các quốc gia truy cứu
    trách nhiệm hình sự hoặc thi hành hình phạt đối với người phạm tội ở quốc gia này nhưng đang lẩn trốn tại quốc
    gia khác.
    Tuy nhiên, về phương diện khoa học pháp lý, dẫn độ là vấn đề còn rất mới ở Việt Nam nên chưa có
    nhiều công trình nghiên cứu có hệ thống và toàn diện. Mặt khác, hoạt động đàm phán, ký kết ĐƯQT về dẫn độ
    và thực tiễn dẫn độ ở Việt Nam từ trước đến nay cũng chưa được nghiên cứu và tổng kết. Do đó, việc áp dụng
    ĐƯQT có quy định về dẫn độ m à Việt Nam đã ký kết, gia nhập và pháp luật Việt Nam gặp nhiều khó khăn,
    vướng mắc, hiệu quả dẫn độ ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, để thực hiện có hiệuquả dẫn độ ở
    Việt Nam thì tiếp tục nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận, tổng kết thực tiễn về dẫn độ là yêu cầu cấp thiết và có
    tính thời sự rất lớn trong giai đoạn hiện nay.
    Xuất phát từ nhận thức và thực trạng nói trên, tác giả chọn đề tài: “DẪN ĐỘ TRONGLUẬT QUỐC TẾ
    VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM” làm Luận án Tiến sĩ Luật học của mình.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Dẫn độ là một hình thức hợp tác quốc tế được điều chỉnh đồng thời bởi pháp luật quốc tế (các ĐƯQT có
    quy định về dẫn độ và các ĐƯQT về quyền con người) và pháp luật quốc gia (Luật Dẫn độ, Luật Tố tụng hình
    sự, Luật Tương trợ tư pháp . ). Do vậy, từ trước đến nay trong lĩnh vực khoa học pháp lý ở Việt Nam và nước
    ngoài, vấn đề dẫn độ có thể được nghiên cứu dưới góc độ là một chế định của Luật Quốc tế, Luật Hình sự quốc
    tế, Luật Quốc tế về quyền con người và dẫn độ cũng có thể được nghiên cứu dưới góc độ là một chế định của
    pháp luật quốc gia, thuộc chuyên ngành khoa học pháp lý về hình sự, tố tụng hình sự và tương trợ tư pháp.
    Trên bình diện quốc tế,từ cuối thế kỷ thứ XIX đến nay, ở Châu Âu đã có rất nhiều công trình nghiên
    cứu về độc lập về dẫn độ hoặc nghiên cứu về luật hình sự quốc tế, luật quốc tế về quyền con người có đề cập đến
    dẫn độ của các tác giả có uy tín lớn trong lĩnh vực khoahọc pháp lý. Tiêu biểu là các công trình đã được xuất
    bản thành giáo trình, sách tham khảo, chuyên khảo, hoặc được công bố trên các Tạp chí khoa học pháp lý của
    các tác giả như: Nhóm này bao gồm các công trình nghiên cứu tiêu biểu đã được xuất bản thành giáo trình, sách
    tham khảo, chuyên khảo, hoặc được công bố trên các Tạp chí khoa học pháp lý của các tác giả như: Edmond
    Poullet, (1867), “Luật hình sự cổ của Duché Brabant”, Bruxelles, M.Hayer, Viện Hàn lâm Vương quốc Bỉ;
    Louis Renault (1879),“Nghiên cứu về dẫn độ giữa Pháp và Anh”,Nhà xuất bản A.Cotillon; André
    (1880),“Nghiên cứu về các điều kiện dẫn độ”, Nhà xuất bản L.Larose; Maurice Violet (1898),“Thủ tục dẫn độ,
    đặc biệt tại lãnh thổ nước tị nạn”, Nhà xuất bản Giard & Brière;Charles Soldan (1882),“Dẫn độ tội phạm chính
    trị”, Nhà xuất bản Thorin; Maulineau (1879),“Hậu quả pháp lý của dẫn độ”, Nhà xuất bản F.Le Blanc-Hardel;
    Paul Bernard (1890),“Lý luận và thực tiễn dẫn độ”, tái bản lần 2, Nhà xuất bản Duchemin; Viện Luật quốc tế
    (1923),“Tuyển tập các vụ việc của Tòa án”; Ivan Anthony Shearer (1971),“Dẫn độ trong luật quốc tế”, Nhà
    xuất bản Manchester University Press Dobbs Ferry, N.Y, Oceana Publications Kalfat (1987),“Áp dụng các
    ĐƯQT và pháp luật quốc gia trong dẫn độ bị động”, luận án Tiến sĩ Luật học, chuyên ngành Luật hình sự, Đại
    học Paris 2; Ducel (André) (1988),“Nghiên cứu so sánh thực tiễn dẫn độ của Pháp với các nước Anh -Mỹ”,
    luận án Tiến sĩ Luật học, chuyên ngành Luật quốc tế, Đại học Monpellier I; Henry (F.), Ép. Ringel (1988),“Tội
    phạm chính trị trong pháp luật về dẫn độ”, luận án Tiến sĩ Luật học, chuyên ngành Luật quốc tế, Đại học Aix-Marseille; Ingeade (1988),“Chế độ pháp lý của dẫn độ trong khuôn khổ của Hội đồng Châu Âu”, luận án Tiến sĩ
    Luật học, chuyên ngành Luật quốc tế, Đại học Monpellier I; Loued, Mohamed Naceur (1989),“Thủ tục dẫn độ bị
    5
    động trong pháp luật hiện đại của Pháp”, luận án Tiến sĩ Luật học, chuyên ngành tố tụng hình sự, Đại học Khoa
    học xã hội Toulouse; Zari (Anna),(1991),“Nguyên tắc đặc biệt trong dẫn độ nhìn từ góc độ quyền con người”,
    luận án Tiến sĩ Luật học, chuyên ngành Luật quốc tế, Đại học Paris I; André VITU (1992), “Ám sát chính trị
    trong luật quốc tế và dẫn độ”, Nhà xuất bản Gazette Palais; Adrien Masset và Anne Sophie Massa (2007), “Dẫn
    độ”,Tạp chí Khoa học về tội phạm, Đại học Liège, Vương quốc Bỉ; Ủy ban Châu Âu về vấn đề tội phạm
    (CDPC) và Ủy ban chuyên gia về thực thi các Công ước của Châu Âu trong lĩnh vực hình sự (2003),“Công ước
    Châu Âu về dẫn độ -Hướng dẫn và thủ tục”;Gilbert. G (1991),“Luật dẫn độ và vấn đề quyền con người”, Nhà
    xuất bản Martimes Nijhoff; Claudin DIB (2008),“Dẫn độ và trừng phạt độc ác, vô nhân đạo và các giải pháp
    khả dĩ tại Canada”, luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Québec, Montréal, Canada
    Ở Việt Nam, từ cuối thế kỷ XX đến nay đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu độc lập về dẫn độ,
    về hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, về hợp tác tương trợ tư pháp quốc tế nói chung và
    hợp tác quốc tế trong tố tụnghình sự nói riêng đã được công bố trong các cuốn sách chuyên khảo, tham khảo
    hoặc đã được đăng tải trên các Tạp chí chuyên ngành khoa học pháp lý tiêu biểu là công trình của các tác giả:
    Nguyễn Ngọc Anh (2000),“Hoạt động dẫn độ tội phạm theo Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các
    nước”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 5; Dương Tuyết Miên (2006),“Vấn đề dẫn độ tội phạm ”,Tạp chí
    TAND số 10 (5); Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Việt Hồng, Phạm Văn Công (2006), “Dẫn độnhững vấn đề lý
    luận và thực tiễn”, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội; Đào Thị Hà (2006),“Vấn đề dẫn độ trong pháp luật
    Việt Nam”, luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Thị Thủy (2007),“Một số
    vấn đề về dẫn độ tội phạm”, Tạp chí Kiểm sát số 16 (8); Nguyễn Xuân Yêm (2000), “Dẫn độ tội phạm, tương
    trợ pháp lý về hình sự và chuyển giao phạm nhân quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm”, Nhà xuất bản
    Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Xuân Yêm (2000),“Dẫn độ tội phạm và tương trợ tư pháp hình sự trong
    đấutranh phòng, chống tội phạm ở Việt Nam”, Tạp chí TAND số1 (1); Nguyễn Thị Mai Nga (2007),“Dẫn độ
    tội phạm và hoạt động tương trợ tư pháp của Viện Kiểm sát trong giải quyết các vụ án ma túy có yếu tố nước
    ngoài”, Tạp chí Kiểm sát số 16 (8);Nguyễn Ngọc Anh, Bùi Anh Dũng (2007), Hợp tác quốc tế đấu tranh
    phòng, chống tội phạm của lực lượng cảnh sát nhân dân Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội; Nguyễn
    Ngọc Anh, Nguyễn Quốc Cường (2008),“Hợp tác quốc tế về tố tụng hình sự trong bối cảnh hội nhập kinh tế
    quốc tế”, Tạp chí TAND số 2 (1); Chử Văn Dũng (2008),“Hoạt động INTERPOL trong thực hiện tương trợ tư
    pháp hình sự và dẫn độ tội phạm ở Việt Nam”, luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân; Đại học
    Cảnh sát nhân dân (2009),“Hoạt động tương trợ tưpháp hình sự trong điều tra tội phạm có yếu tố nước ngoài
    của lực lượng cảnh sát nhân dân -Lý luận và thực tiễn”,đề tài nghiên cứu khoa cấp bộ, mã số: BX-2008-T48-23; Nguyễn Giang Nam (2011),“Hoạt động tương trợ tư pháp hình sự và dẫn độ tội phạm trong điều tra tội
    phạm có yếu tố nước ngoài”, luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân .
    Từ tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong nước và quốc tế về dẫn độ như đã đề cập ở trên chúng tôi
    thấy rằng, các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước và nước ngoài đã rất thành công trong việc
    nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về dẫn độ trong luật quốc tế và pháp luật quốc gia cũng
    như thực tiễn ký kết, gia nhập, thực hiện ĐƯQT và pháp luật về dẫn độ của một số quốc gia trên thếgiới và Việt
    Nam. Kết quả của các công trình nghiên cứu về dẫn độ trong nước và nước ngoài đã đóng góp rất to lớn trong
    việc xây dựng, phát triển và hoàn thiện chế định dẫn độ trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn
    còn nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về dẫn độ cần được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện như: Khái niệm, đặc
    6
    điểm và nguyên tắc của dẫn độ; phân biệt dẫn độ với các hình thức hợp tác quốc tế khác trong đấu tranh phòng,
    chống tội phạm; đối tượng, phạm vi và thủ tục dẫn độ; vaitrò của Tòa án trong lĩnh vực dẫn độ; dẫn độ với vấn
    đề bảo vệ quyền con người trong giai đoạn hiện nay .
    Chính vì vậy, tiếp tục nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về dẫn độ trong luật quốc tế và pháp luật Việt
    Nam vẫn rất cần thiết trong lĩnh vực khoahọc pháp lý hình sự và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất lớn trong
    giai đoạn hiện nay.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    a. Mục đích nghiên cứu:
    Luận án nghiên cứu toàn diện các vấn đề lý luận và thực tiễn về dẫn độ trong luật quốc tế và pháp luật
    Việt Nam nhằm góp phần hoàn thiện các ĐƯQT có quy định về dẫn độ m à Việt Nam đã ký kết, gia nhập và
    pháp luật Việt Nam về dẫn độ đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả đàm phán, ký kết, gia nhập và thực hiện
    ĐƯQT và pháp luật Việt Nam về dẫn độ.
    a. Nhiệm vụ nghiên cứu:
    Luận án có 3 nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau đây:
    1. Củng cố và hoàn thiện các vấn đề lý luận cơ bản về dẫn độ.
    2. Nghiên cứu các quy định về dẫn độ trong các ĐƯQT mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập và pháp luật
    Việt Nam về dẫn độ.
    3. Dự báo các yếu tố liên quan đến dẫn độ ở Việt Nam làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp góp
    phần hoàn thiện pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về dẫn độ đồng thời nâng cao hiệu quả dẫn độ giữa
    Việt Nam với các nước.
    4. Đối tượng nghiên cứu của luận án
    Xuất phát từ mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, tác giả xác định đối tượng nghiên
    cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về dẫn độ trong luật quốc tế với trọng tâm là các ĐƯQT
    song phương và đa phương có quy định về dẫn độ m àViệt Nam đã ký kết, gia nhập và pháp luật Việt Nam về
    dẫn độ với trọng tâm là các quy định về dẫn độ trong BLTTHS và Luật TTTP hiện hành.
    5. Phạm vi nghiên cứu của luận án
    Về pháp luật quốc tế, phạm vi nghiên cứu trọng tâm của luận án là các ĐƯQT song phương và đa
    phương có quy định về dẫn độ, đặc biệt là các HĐTTP, Hiệp định dẫn độ mà Việt Nam đã ký kết và gia nhập từ
    thập niên 80 của thế kỷ XX đến nay. Về pháp luật Việt Nam, phạm vi nghiên cứu của luận án là các quy định về
    dẫn độ trong BLTTHS và Luật TTTP.
    Về thực tiễn, do không có các số thống kê cụ thể về dẫn độ nên tác giả sử dụng các số liệu thống kê
    chung về công tác bắt truy nã quốc tế qua kênh hợp tác INTERPOL và ASEANPOL do văn phòng INTERPOL
    thống kê từ năm 2000 đến nay để đánh giá kết quả thựchiện ĐƯQT và pháp luật Việt Nam liên quan đến dẫn
    độ.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
    Luận án được nghiên cứu dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin về Nhà nước và pháp luật,
    quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta vềChiến lược cải cách tư pháp, Chiến lược xây dựng và hoàn thiện
    hệ thống pháp luật Việt Nam phục vụ tiến trình hội nhập quốc tế trong đó có hội nhập pháp luật quốc tế trong
    7
    lĩnh vực tương trợ tư pháp nói chung và dẫn độ nói riêng được thể hiện trong các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng
    và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là BLTTHS và Luật TTTP.
    Luận án được thực hiện trên cơ sở kết hợp các phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, duy vật lịch
    sử và các phương pháp lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh. Trong đó, phương pháp so sánh là phương pháp chủ
    đạo được tác giả thực hiện xuyên suốt và có hệ thống trong toàn bộ luận án.
    6. Tính mới của Luận án
    Thứ nhất, luận án là công trình nghiên cứu có hệ thống và toàn diện các vấn đề lý luận về dẫn độ trong
    luật quốc tế và pháp luật Việt Nam;
    Thứ hai, luận án là công trình đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về dẫn độ trong
    các HĐTTTP, Hiệp định dẫn độ và các ĐƯQT của Liên Hợp Quốc, ASEAN về đấu tranh phòng, chống tội
    phạm mà Việt Nam đã ký kếtvà gia nhập từ thập niên 80 của thế kỷ XX đến nay.
    Thứ ba, luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu so sánh pháp luật quốc tế và pháp luật
    Việt Nam về dẫn độ với trọng tâm là so sánh các quy định về dẫn độ trong các ĐƯQT mà Việt Nam đã ký kết
    và gia nhập với pháp luật Việt Nam với trọng tâm là các quy định về dẫn độ trong BLTTHS và Luật TTTP.
    Thứ tư, luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam xây dựng đồng bộ giải pháp quốc tế và quốc gia nhằm
    góp phần hoàn thiện các ĐƯQT mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập và pháp luật Việt Nam về dẫn độ. Đồng thời,
    góp phần nâng cao hiệu quả đàm phán, ký kết, thực hiện ĐƯQT và pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này.
    7. Ý nghĩa khoa học của luận án
    Về phương diện lý luận, luận án sẽ góp phần củng cố và hoàn thiện cơ sở lý luận về dẫn độ trong luật
    quốc tế và pháp luật Việt Nam để các nhà lập pháp, các cơ quan có thẩm quyền, cán bộ nghiên cứu tham khảo
    vận dụng trong công tác đàm phán, ký kết, gia nhập ĐƯQT về dẫn độ cũng như xây dựng và hoàn thiện pháp
    luật Việt Nam về dẫn độ.
    Về phương diện thực tiễn, luận án sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện ĐƯQT và pháp luật Việt
    Nam về dẫn độ đồng thời là tài liệu đáng tin cậy và hữu ích cho giáo viên, sinh viên, học viên, các nhà nghiên
    cứu, cán bộ, chuyên gia làm công tác thực tiễn trong các ngành Tòa án, Kiểm sát, Công an, Ngoại giao tham
    khảo trong nghiên cứu, giảng dạy, học tập và có thể vận dụng để giải quyết các vụ việc cụ thể liên quan đến dẫn
    độ ở Việt Nam.
    8. Cơ cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được xây dựng thành ba
    chương:
    Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về dẫn độ
    Chương 2: Thực trạng dẫn độ trong điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam
    Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệuquả dẫn độ ở Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...