Luận Văn Dân chủ trong hoạt động bầu cử đại biểu Quốc hội của Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Dân chủ trong hoạt động bầu cử đại biểu Quốc hội của Việt Nam

    MỤC LỤC


    LỜI NÓI ĐẦU 1


    1. Tính cấp thiết của đề tài .1


    2. Phạm vi nghiên cứu đề tài 3


    3. Phương pháp nghiên cứu đề tài .3


    4. Mục đích và nhiệm vụ đề tài 3


    5. Bố cục đề tài 4


    Chương 1 .5


    LÝ LUẬN CHUNG VỀ DÂN CHỦ TRONG HOẠT ĐỘNG BẦU cử 5


    1.1 Khái niệm dân chủ 5


    1.1.1.Khái niệm dân chủ trên thế giới .5


    1.1.2.Khái niệm dân chủ ở Việt Nam 7


    1.2. Khái niệm chế độ bầu cử .8


    1.2.1. Khái niệm bầu cử .8


    1.2.2 Khái niệm chế độ bầu cử trên thế giói .10


    1.2.3 Khái niệm chế độ bầu của VIỆT Nam 14


    1.3.Ý nghĩa của việc thực hiện dân chủ trong hoạt động bầu cử 18


    Chương II .21


    CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ DÂN CHỦ TRONG HOẠT ĐỘNG BẦU CỬ CỦA VIỆT NAM . 21


    2.1. Các nguyên tắc bầu cử theo pháp luật Việt Nam 21


    2.1.1. Nguyên tắc phổ thông .21


    2.1.2. Nguyên tắc bình đẳng .22


    2.1.3. Nguyên tắc trực tiếp .23


    2.1.4. Nguyên tắc bỏ phiếu kín .23


    2.2. Quyền bầu cử và Quyền ứng cử 24


    2.2.1. Quyền bầu cử của công dân .24


    2.2.2. Quyền ứng cử của công dân .28


    2.3. Các quy định về sổ lượng đại biểu Quốc hội, đơn vị bầu cử và khu vực bỏ phiếu 30


    2.3.1. Tổng số đại biểu Quốc hội 30


    2.3.2. Đơn vị bầu cử 31


    2.3.3. Khu vực bỏ phiếu .31


    2.4. Các tổ phụ trách bầu cử 32


    2.4.1. Hội đồng bầu cử 32


    2.4.2. ủy ban bầu cử .33


    2.4.3. Ban bầu cử 34


    2.4.4. Tổ bầu cử 35


    2.5. Trình tự bầu cử và kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội theo pháp luật VIỆT Nam .36


    2.5.1. Trình tự bầu cử .36


    2.5.2. Kết quả bầu cử 37


    2.6. Bầu cử thêm, bầu cử lại, bầu cử Bố sung .38


    2.6.1. Bầu cử thêm 38


    2.6.2. Bầu cử lại 38


    2.6.3. Bầu Bổ sung .39

    2.7. Bãi nhiệm Đại biểu Quốc hội 39


    Chương III 41


    THỰC TIỄN VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM ĐẢM BẢO DÂN CHỦ TRONG


    HOẠT ĐỘNG BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI CỦA VIỆT NAM 41


    I. THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI CỦA VIỆT NAM . 41


    1.1. Những mặt ưu điểm trong bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta hiện nay .41


    1.1.1. Trong nguyên tắc bầu cử 41


    1.1.2. Vấn đề liên quan đến Quyền ứng cử 43


    1.1.3. Trong vận động bầu cử .46


    1.1.4. Tính dân chủ trong hiệp thương 46


    1.1.5. Trong việc thực hiện Quyền bầu cử của cử tri 47


    1.2. Những mặt hạn chế của hoạt động bầu cử đại biểu quốc hội VIỆT Nam 48


    1.3. Thực tiễn về hoạt động bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII của VIỆT Nam (nhiệm kỳ 2007-2012) . 54


    1.3.1. Thực tiễn về hoạt động bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII trong cả nước 54


    1.3.2. Thực tiễn về hoạt động bầu cử đại biểu Quốc hội của thành phố cần Thơ .65


    1.3.3. Thực tiễn về hoạt động bầu cử đại biểu Quốc hội của tỉnh Sóc trăng 67


    II. PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM ĐẢM BẢO DÂN CHỦ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI CỦA VIỆT NAM . 71


    2.1. Phương hướng hoàn thiện trong hoạt động bầu cử đại biểu Quốc hội của 'Việt Nam 71


    2.2. Đổi mới nhận thức .72


    2.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật bầu cử đại biểu Quốc hội của Việt Nam .74


    2.4. Một số một sổ kiến nghị nhằm đảm bảo dân chủ trong hoạt động bầu cử Đại biểuQuốc hội của Việt Nam 78


    KẾT LUẬN .82

    LỜI NÓI ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Với xu thế hội nhập Quốc tế ngày càng cao giữa các quốc gia với nhau, khoảng cách không gian giữa các quốc gia luôn được thu hẹp dần, đó là kết quả của sự giao lưu văn hóa, hợp tác kinh tế và đôi khi cả về chính trị. Trải qua nhiều thăng trầm và biến cố trong lịch sử dựng nước và giữ nước qua mấy nghìn năm. Ngày nay, nước ta đã hoàn toàn thống nhất, Đảng và Nhà nước đã và đang phát huy mọi mặt để đưa đất nước ta sánh kịp cùng bạn bè năm châu. Trong quá trình hoàn thiện và phát triển đất nước, Việt Nam đã gặp không ít khó khăn về khoa học kỹ thuật lẫn về kinh tế; Nước ta luôn nhận được sự đóng góp và ủng hộ của bạn bè Quốc tế nhưng bên cạnh đó, Việt Nam đã chịu không ít những áp lực từ bên ngoài, một số thế lực thù địch luôn tìm cách phá hoại công cuộc xây dựng của đất nước ta, chúng che dấu dưới nhiều chiêu bài nhân quyền để can thiệp một cách thô bạo, trắng trợn vào công việc nội bộ của nước ta. Chẳng hạn như, ngày 03/05/2000 vừa qua Hạ viện Mỹ thông qua Nghị quyết “đòi Việt Nam thả các tù nhân tôn giáo và tù nhân chính trị, hủy bỏ Điều 4 trong Hiến pháp Việt Nam”. Điều 4 - Hiến pháp Việt Nam 1992 là điều mà nhân dân Việt Nam đã thảo luận một cách dân chủ, tranh luận công khai và thống nhất để thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình khi lựa chọn Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất lãnh đạo sự nghiệp cách mạng ứong thời chiến cũng như ứong thời bình. Để tránh sự can thiệp từ các thế lực ngoài Đảng, Nhà nước ta đã không dừng phát huy vai trò lãnh đạo của mình, luôn trung thành và tận tụy với nhân dân, luôn lấy dân làm gốc, xây dựng ngày một hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân và vì dân.


    về mặt lịch sử, tháng 10-1944, trước sự chuyển biến của tình hình của thế giới có lợi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho quốc dân đồng bào để thông báo chủ trương triệu tập Đại hội đại biểu quốc dân. Trong thư, có đoạn viết: Chúng ta phải có cơ cấu đại biểu cho một cuộc quốc dân đại biểu gồm tất cả các Đảng phái Cách mệnh và các đoàn thể ái quốc bầu ra. Một cơ cấu như thế mới đủ lực lượng và uy tín, trong khi lãnh đạo công việc cứu quốc, kiến quốc, ngoài thì giao thiệp với lực lượng hữu ban” để bảo vệ được độc lập tự do cho dân tộc. Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để củng cố và tăng cường chính quyền là phải thực hiện quyền dân chủ cho quần chúng, phải xúc tiến việc bầu Quốc hội Vì vậy, ngày 03-9-1945 tức là một ngày sau khi Nhà nước Cách mạng ra đời, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng tốt cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Ngày 06-01-1946 cuộc tuyển cử đã diễn ra ở khắp các địa phương trong cả nước, không khí tràn đầy phấn khởi và được chuẩn bị tổ chức chu đáo. Nhiều nơi nhân dân đã bất chấp mọi nguy hiểm đi bầu người đại diện cho mình để thực hiện quyền tự do dân chủ . Ngay từ buổi đầu, Nhà nước ta đã thể hiện rõ tính dân chủ sâu rộng trong nhân. Qua quá trinh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, việc bầu cử đại biểu Quốc hội ngày một chuyển hướng theo tính dân chủ cao và nó trở nên hết sức quan trọng. Thành công trong bầu cử sẽ góp phần to lớn trong việc thực hiện các nghị quyết của Đảng. Đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước làm cho dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ và nó luôn được diễn ra trong sự đoàn kết, nhất trí của nhân dân cả nước. Mặc dù, không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định trong hoạt động bầu cử, Đảng và Nhà nước ta nói chung luôn quán triệt mọi hoạt động trong đời sống xã hội nhằm, đem lại sự yên tâm trong quần chúng nhân dân và Quốc hội nói riêng, luôn thể hiện tốt là cơ quan đại diện cho tiếng nói của nhân dân.


    Với ý nghĩa đó, cuộc bầu cử phải thể hiện được dân chủ và đúng pháp luật, trước tiên phải thể hiện được Điều 2 của luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997 (sửa đổi bổ sung 2001): “Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời gian cư trú, đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử đại biểu Quốc hội, đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật”. Để đạt được mục đích đó, Đảng và Nhà nước ta không ngừng tuyên truyền, giáo dục pháp luật để nhân dân nhận thức đúng đắn và làm tròn quyền và nghĩa vụ của mình. Nhân dân là nhân vật trung tâm của cuộc tuyển cử là người chịu trách nhiệm về các quyết định của mình đối với việc bầu cử, không ai có quyền can thiệp vào các quyết định của người dân khi họ thực hiện quyền làm chủ của mình bằng lá phiếu trên tay để chọn ra người đại diện xứng đáng cho mình, không để cho bất cứ lý do gì chi phối làm ảnh hưởng đến tính đúng đắn khách quan, công bằng của việc bầu cử.


    Thực tế, những năm qua trong hoạt động bầu cử đại biểu Quốc hội chúng ta đã đạt được nhiều kết quả cao, đó là kết quả của sự đoàn kết, phấn đấu toàn Đảng và nhân dân ta. Nhưng bên cạnh những mặt đã đạt được, trong những lần bầu cử đại biểu Quốc hội, chúng ta vẫn còn vấp phải những hạn chế, sai xót đáng tiếc. Do đó, thiết nghĩ Đảng và Nhà nước ta cần phát huy tốt hơn nữa vai trò lãnh đạo của mình để đem lại kết quả cao trong những lần bầu cử sau, tạo cảm giác an tâm, tin tưởng của nhân dân với Nhà nước.


    Qua thời gian học tập và nghiên cứu, bản thân nhận thức được thế nào là vai trò và tầm quan trọng của hoạt động bầu cử đại biểu Quốc hội. Từ đó, có cách nhìn nhận và ý thức đúng đắn, xứng đáng là công dân tốt. Đang trong giai đoạn hoàn thiện nhằm đem lại kết quả cao hơn cho những lần bầu cử sau, nên có những vấn đề còn đang tranh cãi cũng như là đóng góp ý kiến cho Luật bầu cử đại biểu Quốc hội ngày một hoàn thiện hơn. Với khả năng nhận thức của một sinh viên còn rất hạn chế về kiến thức luật, nhưng người viết cũng muốn góp một phần nhỏ để tham gia giải quyết những khó khăn và hạn chế, đồng thời cũng muốn đưa ra những nhận xét của bản thân vào công cuộc hoàn thiện hoạt động bầu cử đại biểu Quốc hội. Vì những lý do đó, người viết quyết định chọn đề tài: “Dân chủ trong hoạt động bầu cử đại biểu Quốc hội của Việt Nam” để làm luận văn tốt nghiệp cho khóa học.


    2. Phạm vi nghiên cứu đề tài


    Khi nói đến bầu cử thì trong chúng ta luôn liên tưởng đến hoạt động bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đông nhân dân các cấp . Đây là một đề tài khá rộng, trong phạm vi đề tài tốt nghiệp người viết không thể khai thác và trình bày được hoàn thiện tất cả các vấn đề liên quan đến lĩnh vực bầu cử. Vì thế, người viết quyết định tập trung nghiên cứu một phần trong vấn đề bầu cử đó là: “Dân chủ trong hoạt động bầu cử đại biểu Quốc hội của Việt Nam”


    3. Phương pháp nghiên cứu đề tài


    Cơ sở lý luận của luận văn là những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp chế Xã hội chủ nghĩa, các quan điểm chỉ đạo của Đảng cộng sản Việt Nam về đường lối đổi mới đất nước, về xây dựng Nhà nước pháp quyền thể hiện trong các Nghị quyết Đại hội Đảng và Nghị quyết Hội nghị của ban chấp hành Trung ương Đảng, cũng như Hiến pháp và các văn bản pháp luật của Nhà nước. Người viết vận dụng tất cả những kiến thức mà mình đã được học, dùng phương pháp phân tích luật để phân tích nội dưng luật định; phương pháp so sánh, đối chiếu nhằm làm rõ những quy định trong nước kết họp so sánh với Quốc tế làm phong phú cho đề tài; dùng phương pháp suy luận, quy nạp, diễn dịch và tổng hợp để rút ra nhận xét và đánh giá với mong muốn đem lại kết quả cao nhất cho quá trình nghiên cứu đề tài .


    4. Mục đích và nhiệm vụ đề tài


    Đề tài hướng tới mục đích làm rõ những quy định của pháp luật về cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động bầu cử đại biểu Quốc hội của nước ta cũng như các quy định khác có liên quan đến hoạt động bầu cử. Bên cạnh đó, đề tài cũng nêu lên những thực trạng về việc thực hiện công tác bầu cử, những nguyên nhân của hạn chế trong việc thực hiện dân chủ trong hoạt động bầu cử của Việt Nam. Xuất phát từ mục đích trên đề tài có nhiệm vụ phải làm rõ những lý luận chung và các cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động bầu cử, đồng thòi đưa ra những phương pháp để hoàn thiện vấn đề .


    5. Bố cục đề tài


    Bố cục luận văn bao gồm:


    Lời nói đầu


    Chương I: Lý luận chung về dân chủ trong hoạt động bầu cử. Trong chương này người viết chỉ khái quát tiến trình lịch sử của thế giới và Việt Nam về vấn đề dân chủ, làm rõ vấn đề dân chủ trong hoạt động bầu cử


    Chương II: Cơ sở pháp lý về dân chủ trong hoạt động bầu cử cửa Việt Nam. Trong chương này người viết tập trung phân tích, làm rõ những quy định của Việt Nam về pháp luật bầu cử đại biểu Quốc hội hiện này.


    Chương III: Thực tiễn và một số phương hướng nhằm đảm bảo tỉnh dân chủ trong hoạt động bầu cử đại biểu Quốc hội cửa Việt Nam


    I. Thực tiễn về hoạt động bầu cử đại biểu Quốc hội của Việt Nam. Trong đề mục này người viết chủ yếu dựa trên những thực tế đã tiếp cận được từ việc thu thập số liệu của các cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động bầu cử, tìm hiểu qua thông tin đại chúng. Từ đó tổng họp những mặt đã đạt và chưa đạt của cuộc bầu cử Quốc hội Việt Nam ở khóa gần nhất, đó là bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII.


    II. Phương hướng nhằm đảm bảo dân chủ trong hoạt động bầu cử đại biểu Quốc hội của Việt Nam. Từ thực tiễn ở đề mục I người viết đóng góp ý kiến qua thu thập được và những ý kiến riêng của bản thân người viết, đề ra những phương hướng với mong muốn góp phần nhỏ trong việc hoàn thiện hoạt động bầu cử đại biểu Quốc hội của Việt Nam.


    Kết luận





     

    Các file đính kèm:

Đang tải...