Thạc Sĩ Dân chủ ở cơ sở và vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn nước ta hiện nay

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Dân chủ ở cơ sở và vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn nước ta hiện nayMỤC LỤC

    [TABLE]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]Trang
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]MỞ ĐẦU[/TD]
    [TD]1
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ
    [/TD]
    [TD]6
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1.
    [/TD]
    [TD]Tư tưởng dân chủ - một nội dung hợp thành của tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh và cơ sở hình thành tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh
    [/TD]
    [TD]6
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2.
    [/TD]
    [TD]Nội dung và ý nghĩa tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh
    [/TD]
    [TD]18
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]Chương 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ VÀO VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ HIỆN NAY (qua khảo sát ở tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng)
    [/TD]
    [TD]39
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1.
    [/TD]
    [TD]Từ quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ ở cơ sở đến sự cần thiết và ý nghĩa của việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
    [/TD]
    [TD]39
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.
    [/TD]
    [TD]Việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong thời gian qua
    [/TD]
    [TD]44
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3.
    [/TD]
    [TD]Những bài học kinh nghiệm bước đầu trong xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
    [/TD]
    [TD]60
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ DƯỚI ÁNH SÁNG TƯ TƯỞNG DÂN CHỦ HỒ CHÍ MINH
    [/TD]
    [TD]64
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1.
    [/TD]
    [TD]Phương hướng và quan điểm thực hiện dân chủ cơ sở theo tư tưởng Hồ Chí Minh
    [/TD]
    [TD]64
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.
    [/TD]
    [TD]Một số giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở hiện nay
    [/TD]
    [TD]66
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.1.
    [/TD]
    [TD]Tiếp tục thực hiện mở rộng dân chủ trên lĩnh vực kinh tế
    [/TD]
    [TD]66
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.2.
    [/TD]
    [TD]Đổi mới tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở
    [/TD]
    [TD]69
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.3.
    [/TD]
    [TD]Từng bước hoàn thiện hình thức dân chủ đại diện và phát triển hình thức dân chủ trực tiếp ở cơ sở
    [/TD]
    [TD]77
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.4.
    [/TD]
    [TD]Nâng cao trình độ dân trí, đặc biệt trình độ văn hóa dân chủ và văn hóa pháp luật cho các tầng lớp xã hội nhằm tích cực hóa nhu cầu và năng lực thực hành dân chủ của quần chúng nhân dân ở cơ sở
    [/TD]
    [TD]80
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.5.
    [/TD]
    [TD]Xây dựng đời sống cộng đồng tự quản ở cơ sở
    [/TD]
    [TD]85
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.6.
    [/TD]
    [TD]Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có phẩm chất năng lực xứng đáng với sự ủy quyền của dân và tận tụy phục vụ dân
    [/TD]
    [TD]86
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]KẾT LUẬN
    [/TD]
    [TD]89
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO[/TD]
    [TD]91
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]PHỤ LỤC[/TD]
    [TD]94
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    A. PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    1.1. Sự cần thiết phải nghiên cứu tư tưởng dân chủ trong di sản Hồ Chí Minh
    Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng, nhà mác xít sáng tạo lớn của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng bao trùm của Người thể hiện ở nguyên lý độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, Người đặc biệt chú trọng tới vấn đề dân chủ từ cách mạng dân tộc dân chủ tới cách mạng xã hội chủ nghĩa.
    Hồ Chí Minh không chỉ để lại những kiến giải sâu sắc về dân chủ và thực hành dân chủ mà Người còn trực tiếp nêu gương về lối ứng xử dân chủ đối với con người trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống. Tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh không chỉ thể hiện trong tư tưởng chính trị của Người mà còn thể hiện sinh động trong mọi lĩnh vực khác thuộc hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Do đó, chúng ta cần vận dụng tư tưởng dân chủ của Người vào sự nghiệp đổi mới hiện nay, đặc biệt trong cuộc vận động dân chủ hóa để thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Lúc sinh thời Người đã từng nhấn mạnh dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, là chìa khóa vạn năng để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội trong phát triển.
    1.2. Chủ nghĩa xã hội, như Hồ Chí Minh khẳng định là xã hội do nhân dân lao động làm chủ. Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội là quá trình xây dựng chế độ xã hội mới đảm bảo thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Trong xã hội đó, dân chủ thể hiện lợi íchquyền lực chân chính của nhân dân. Hồ Chí Minh đã khẳng định dân chủ là "dân làm chủ" và "dân là chủ".
    Trong những năm qua thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo từ Đại hội VI đến nay, chúng ta đã thu được những thành tựu to lớn: kinh tế phát triển, dân chủ bước đầu được phát huy, chính trị - xã hội ổn định, niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chủ nghĩa xã hội được tăng cường .
    Có được những thành tựu to lớn đó là do Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã không ngừng tìm tòi các giải pháp để từng bước xây dựng chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đảng ta đã đề ra phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" (tháng 12/1986). Tuy nhiên, quá trình thực hiện quyền dân chủ, làm chủ của quần chúng, đặc biệt ở nông thôn vẫn còn nhiều hạn chế, thậm chí còn nhiều thiếu xót, khuyết điểm dẫn đến những phản ứng của nhân dân, đấu tranh chống lại những biểu hiện tiêu cực (quan liêu, tham nhũng) của một số cán bộ đảng, chính quyền ở cơ sở. Tình trạng đó lan ra thành điểm nóng chính trị cần phải xử lý (như hiện tượng ở Thái Bình). Thấy rõ nguyên nhân sâu xa của tình hình trên là ở chỗ, người dân vẫn chưa được hưởng quyền dân chủ đầy đủ và thực sự, Đảng và Nhà nước đã ban hành chỉ thị, nghị định về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở (năm 1998). Những cố gắng đó đã đưa đến những thành tựu đáng phấn khởi. Nhưng so với đòi hỏi của thực tiễn, những thành tựu mà chúng ta đạt được mới ở bước đầu. Trước những vấn đề mới mẻ do bản thân quá trình vận động và thực hiện dân chủ hóa đề ra, chúng ta còn cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để tiếp tục phát huy dân chủ, đấu tranh kiên quyết chống lại những hiện tượng vi phạm dân chủ và quyền làm chủ của dân, đặc biệt từ cơ sở, khắc phục những biểu hiện dân chủ hình thức và tự do vô chính phủ.
    Qua hai năm thực hiện chỉ thị 30CT-TW của Đảng và Nghị định 29/NĐCP của Nhà nước về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở cho thấy nhân dân cả nước tiếp nhận chủ trương này một cách phấn khởi và tin tưởng. Chỉ thị này đang đi vào cuộc sống tạo nên chuyển biến tích cực trong nhận thức chính trị và hành động của đông đảo các tầng lớp nhân dân.
    1.3. Để chủ động phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở cần phải thường xuyên nghiên cứu lý luận, chú trọng tổng kết thực tiễn, ra sức khắc phục những thiếu sót trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách. Đó là
    việc làm cần thiết. Vì lẽ đó cần phải vận dụng tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh vào việc xây dựng và phát triển dân chủ ở nước ta, đăc biệt là dân chủ ở cơ sở.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Từ lâu vấn đề dân chủ đã thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều nhà hoạt động chính trị cũng như các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn ở trong nước và trên thế giới.
    Ở nước ta trong 15 năm đổi mới vừa qua, thành tựu nghiên cứu những vấn đề lý luận về dân chủ và nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ được thể hiện ở những công trình của nhiều tác giả và các tập thể tác giả. Ví dụ:
    - Những lực cản đối với quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam - Báo Nhân Dân số ngay ngày 22/4/1998 - Tác giả Hoàng Chí Bảo.
    - Dân chủ trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam, Tạp chí TTLL số 7/1989. Tác giả Hoàng Chí Bảo.
    - Dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Nxb Sự thật, H, 1991, của Thái Ninh - Hoàng Chí Bảo.
    - Tổng quan về dân chủ và cơ chế thực hiện dân chủ: quan điểm, lý luận và phương pháp nghiên cứu, Tạp chí TTLL số 9/1992 của Hoàng Chí Bảo.
    - Để thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, Tạp chí Cộng sản số 2/1999 của Trần Quang Nhiếp.
    - Dân chủ ở cơ sở là điểm mất chốt để thực hiện quyền dân chủ. Tạp chí QLNN, số 1/1999 của Lê Minh Châu.
    - Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới: Sự hình thành và phát triển, Nxb CTQG, H, 1995 của Hoàng Văn Hảo.
    -Dân chủ - Di sản văn hóa Hồ Chí Minh, Sự thật, H, 1997 của Nguyễn Khắc Mai.
    - Về dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí lịch sử Đảng, số 6/1998 của Hoàng Trang.
    - Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân, CTQG, H, 1988 của Nguyễn Đình Lộc.
    v.v .
    Ngoài ra còn có rất nhiều bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học, các luận án phó tiến sĩ, thạc sĩ về tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh và vấn đề dân chủ, dân chủ hóa ở nước ta (xem danh mục tài liệu tham khảo ở phần sau).
    Các công trình nghiên cứu đó từ những hướng tiếp cận và phạm vi nghiên cứu khác nhau đã cố gắng làm rõ bản chất, nội dung, tính chất và cơ chế thực hiện dân chủ. Tuy nhiên, dân chủ ở cơ sở và vận dụng tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh vào việc thực hiện quan hệ dân chủ ở cơ sở vẫn đang còn là vấn đề mới mẻ, dường như chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1. Mục đích nghiên cứu
    Luận văn trình bày những nội dung chủ yếu về dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng những tư tưởng đó vào viẹc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, đặc biệt ở nông thôn hiện nay.
    3.2. Nhiệm vụ
    Để đạt mục đích trên, luận văn sẽ giải quyết những nhiệm vụ sau đây:
    - Hệ thống hóa nội dung tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh.
    - Trình bày quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở từ 1998 đến nay bước đầu rút ra một số bài học kinh nghiệm (qua khảo sát thực tế ở tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng).
    - Đưa ra phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm vận dụng tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh vào việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay.
    4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
    - Nghiên cứu phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong triết học Mác - lênin, các quan điểm tư tưởng của Hồ Chí Minh và của Đảng ta về dân chủ và xây dựng thể chế dân chủ.
    Ngoài ra tác giả luận văn còn vận dụng phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, so sánh, tổng kết thực tiễn để nghiên cứu và trình bày kết quả nghiên cứu.
    5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Nước những quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ và những biện pháp thực hiện dân chủ thể hiện trong những tác phẩm chủ yếu của Người ở thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội.
    - Khảo sát thực tế tại địa bàn Quảng Nam, Đà Nẵng để đánh giá hiện trạng và các vấn đề đặt ra trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở từ năm 1998 đến nay.
    6. Cái mới về mặt khoa học của luận văn
    Góp phần hệ thống hóa và làm rõ những nội dung lý luận về dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Vận dụng tư tưởng đó vào việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong thời gian tới.
    7. Kết cấu
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương và 6 tiết.


    B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    Chương 1
    TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ
    1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ
    1.1.1. Những tác động của hoàn cảnh lịch sử xã hội đối với Hồ Chí Minh trong cuộc ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân
    - Nước nhà mất độc lập tự do, rơi vào ách thống trị của thực dân, phong kiến.
    - Nhân dân sống trong tình cảnh nô lệ.
    - Xã hội ở trong tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước.
    1.1.2. Những ảnh hưởng tích cực của truyền thống dân tộc
    1.1.3. Những ảnh hưởng của văn hóa phương Đông và phương Tây đối với Hồ Chí Minh trong suốt 30 năm Người hoạt động ở nước ngoài (1911-1941)
    1.1.4. Chủ nghĩa Mác - Lênin và cách mạng tháng Mười tạo nên bước ngoặt trong tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh.
    1.1.5. Những phẩm chất, trí tuệ và nhân cách Hồ Chí Minh.
    1.2. Nội dung và ý nghĩa tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh
    1.2.1. Về vai trò của dân chủ
    1.2.2. Bản chất của dân chủ
    1.2.3. Xây dựng chế độ dân chủ
    1.2.4. Thực hành dân chủ trong đời sống
    - Đảm bảo đúng nguyên tắc dân chủ tập trung (tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách).
    - Tự do dân chủ trong thảo luận tìm tòi chân lý để tự do phục tùng chân lý.
    - Nâng cao học vấn, trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật, thi hành pháp luật, giữ nghiêm kỷ cương, phép nước.
    - Mọi người bình đẳng trước pháp luật.
    - Trách nhiệm thực hiện và nêu gương của cán bộ đảng viên.
    - Dân chúng có quyền làm chủ và có bổn phận thực hiện nghĩa vụ của người chủ.
    - Xây dựng Đảng cầm quyền, nhà nước, pháp quyền của dân, do dân, vì dân xứng đáng với sự ủy quyền của dân.
    - Xây dựng các đoàn thể của dân và làm tốt công tác dân vận.
    - Rèn luyện đạo đức cách mạng chống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, lãng phí, tham ô để thực hiện dân chủ.
    - Cán bộ đảng viên tận tụy phục vụ dân chúng, nêu gương sáng cho dân chúng noi theo.
    1.2.5. Tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh soi sáng công cuộc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa hiện nay.

    Chương 2
    VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ VÀO VIỆC
    XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ HIỆN NAY

    2.1. Tình hình thực hiện dân chủ ở nước ta hiện nay
    (Qua khảo sát ở tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng).
    2.1.1. Những thành tựu đạt được trong việc thực hiện và phát huy dân chủ ở thời kỳ đổi mới.
    2.1.2. Những hạn chế, khuyết điểm sai lầm.
    2.1.3. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.
    2.2. Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
    (Ở một số địa phưong của tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng)
    2.2.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ cơ sở, sự cần thiết và ý nghĩa của quy chế dân chủ ở cơ sở.
    2.2.2. Quá trình xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh.
    2.2.3. Những bài học kinh nghiệm bước đầu trong xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh.

    Chương 3
    PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
    NHẰM THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ DƯỚI ÁNH SÁNG
    TƯ TƯỞNG DÂN CHỦ CỦA HỒ CHÍ MINH

    3.1. Phương hướng và quan điểm thực hiện dân chủ cơ sở theo tư tưởng Hồ Chí Minh
    3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở hiện nay
    3.2.1. Tiếp tục thực hiện dân chủ trên lĩnh vực kinh tế.
    3.2.2. Đổi mới tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở.
    3.2.3. Từng bước hoàn thiện hình thức dân chủ đại diện và hình thức dân chủ trực tiếp ở cơ sở.
    3.2.4. Nâng cao trình độ học vấn và văn hóa dân chủ cho các tầng lớp xã hội nhằm tích cực hóa nhu cầu và năng lực thực hành dân chủ của quần chúng nhân dân ở cơ sở.
    3.2.5. Hoàn thiện hệ thống luật pháp nâng cao trình độ văn hóa pháp luật cho mọi công dân.
    3.2.6. Xây dựng đội ngũ cán bọ cơ sở có phẩm chất, năng lực xứng đáng với sự ủy quyền của dân chủ và tận tụy phục vụ dân.
    C. KẾT LUẬN
    D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
     
Đang tải...