Tài liệu Dân chủ hóa, phân quyền hóa cơ cấu hệ thống quyền lực nhà nước theo tư duy pháp quyền biện chứng

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Dân chủ hóa, phân quyền hóa cơ cấu hệ thống quyền lực nhà nước theo tư


    duy pháp quyền biện chứng




    Trước yêu cầu “Nhà nước nhỏ, xã hội lớn”, Nhà nước chuyên nghiệp, Nhà nước nhân văn và xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân do dân vì dân, “Nhà nước kiến tạo sự phát triển”(1), tăng cường hiệu lực và hiệu quả của hoạt động của Nhà nước trước thời kỳ mới, hiện đại hóa và hội nhập ở tầng cao mới, đòi hỏi phải xem xét và đổi mới nhận thức về vấn đề quyền lực nhà nước.


    Thực trạng quyền lực và cơ cấu, quan hệ quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay


    không chỉ cồng kềnh, nhiều tầng nấc, chậm chạp, nặng nề mà còn thiếu cơ chế thực thi quyền lực, đảm bảo giám sát, kiềm chế quyền lực, chống lạm quyền, chống tùy tiện. Từ đó, chế độ dân chủ pháp quyền trong hệ thống nhà nước và trong xã hội còn nhiều hạn chế, khuyết tật. Nhiều chỗ hổng trong quyền lực nhà nước và cơ chế quản lý, quản trị quốc gia lỗi thời đã làm phát sinh trì trệ, giảm hiệu lực của quyền lực và còn làm tha hóa quyền lực, phát sinh tiêu cực tràn lan. Những khuyết tật hệ thống như vậy đã được nêu lên trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước, các công trình nghiên cứu khoa học. Đây là một trong những khiếm khuyết lớn của hệ thống chính trị và Nhà nước ở nước ta đang được nghiên cứu, khắc phục.


    Vấn đề là cần phải nhận diện cho đúng và thiết kế lại theo nguyên tắc, cơ chế nào? Nhưng, về nhận thức thì ngay việc hiểu như thế nào là nguyên tắc thống nhất quyền lực và phân quyền vẫn chưa rõ và chưa có nhất trí2. Trong nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân tư duy, định kiến cũ còn gây cản trở lớn cho việc đổi mới hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước về chức năng, nhiệm vụ và bộ máy, cơ chế.
    Tâm thức tập quyền còn ảnh hưởng nặng trong suy nghĩ của nhiều người.

    Chẳng hạn, mấy năm trước đây, trong bài viết Bàn về nguyên tắc “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” của Trương Hồ Hải (Tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 75/2006), tác giả cũng chỉ nói về việc thống nhất, phân công và phối hợp quyền lực mà không rõ một nội dung giám sát hay kiềm chế quyền lực. Nguyễn Đăng Dung cho rằng, trong ngôn ngữ Nghị quyết, Hiến pháp cũng như luật thì Nhà nước ta được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền.
    Quốc hội là cơ quan quyền lực đại diện cao nhất và quyền lực nhà nước thống nhất ở Quốc hội. Một số học thuyết gia thì cho rằng, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nên chỉ có thể thống nhất quyền lực trong tay nhân dân, vì chỉ nhân dân mới có quyền phân quyền cho các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nguyễn Đăng Dung đã có lần khẳng định Nhà nước ta được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền, còn các nước tư bản thì theo phân quyền, ba quyền cân bằng, đối trọng nhau, nhưng rất tương đối, như ở Anh theo chế độ đại nghị, ba quyền gắn
    như hòa vào nhau làm một. Còn ở Việt Nam, trong quan hệ giữa Nhà nước và đảng cầm quyền có lẽ cũng có điểm chung nào đó với các nước đa đảng3. Nhưng cái chung ấy là gì, tác giả không nêu rõ. Lê Tuấn Huy trong Triết học chính trị Montesquieu với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam (Nxb.Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2006) đã phân tích khá sâu về vấn đề phân quyền và tập quyền. Gần đây, Nguyễn Đăng Dung đã phân tích khá sâu sắc và thuyết phục về các dấu hiệu, đặc trưng, đặc điểm của Nhà nước pháp quyền, nhất là về quan hệ giữa các bộ phận của quyền lực nhà nước pháp quyền sao cho chống được sự lạm quyền, tùy tiện khi sử dụng quyền lực nhà nước và cho rằng “Nhà nước pháp quyền là Nhà nước phải được tổ chức theo nguyên tắc phân quyền”4


    Về ba quyền cơ bản trong hệ thống quyền lực nhà nước, thì Locke chỉ thừa nhận hai quyền lập pháp và hành pháp, đồng thời đề xuất về sự phân công quyền lực, nhưng không nêu việc kiểm soát quyền lực. Chỉ đến Montesquieu thì mới đề xuất yêu cầu kiểm soát quyền lực. Hơn nữa, không phải chỉ kiểm soát từ bên ngoài

    mà là ngay trong cơ cấu nội tại của hệ thống quyền lực nhà nước, như một cơ thể sống với cơ chế tự động5, tự phòng chống. Tất nhiên, Montesquieu còn nhìn nhận sự kiểm soát quyền lực trong quan hệ giữa nhân dân – Nhà nước và công luận khi nêu lên tư tưởng Nhà nước dân chủ pháp quyền. Khi phân tích vấn đề này, Lê Tuấn Huy đã nhấn mạnh rằng, trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì sẽ xuất hiện “phân quyền xã hội chủ nghĩa”, đó là nguyên tắc dù trong đó bao hàm
    tập quyền phi định chế. Nhưng phải chăng, bản chất của phân quyền chỉ là “cơ chế


    kiềm chế, đối trọng và không để quyền lực đi đến lạm quyền, chuyên chế”6 như


    tác giả này khẳng định là đúng và đủ? Và khi chúng ta nói đến cơ chế – nguyên tắc “tam quyền phân lập”, thường được hiểu là phân ra và đối lập – đối trọng trong Nhà nước tư sản, thì phải chăng, trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
    cũng là “tam quyền phân lập” ấy hay là “tam quyền phân hợp” (phân chia, phân công, phân cấp và phối hợp, thống hợp)?


    Từ góc nhìn triết học chính trị và triết học hệ thống, chúng tôi xin trao đổi như


    sau.




    1. Nói quyền lực nhà nước thống nhất nhưng thống nhất ở đâu?




    Có người cho rằng, thống nhất quyền lực nhà nước là ở Quốc hội. Nếu thế thì Quốc hội sẽ là cơ quan toàn quyền và sẽ đi đến tập quyền định chế. Nhưng ai là người giám sát Quốc hội? Có người cho rằng, không phải quyền lực nhà nước thống nhất ở Quốc hội, mà ở nhân dân, nhưng nên hiểu như thế nào khi nhân dân là một chủ thể trừu tượng?7. Có người lại cho rằng, quyền lực nhà nước thống nhất ở mục tiêu chính trị chung của Nhà nước.


    Chúng ta thấy rằng, quyền lực của nhân dân một mặt thể hiện ở Quốc hội, mặt khác ở quyền lực xã hội dân sự, thể hiện ở dư luận xã hội, ở quyền biểu tình hay ở quyền bầu cử của mình, tức quyền lực đó cũng bị phân ra nhiều phần. Ý chí nhân dân trở thành ý chí Nhà nước, thống nhất ý chí là phải thống nhất thông qua Nhà

    nước, ví dụ ở Hiến pháp. Hiến pháp là quyền cao nhất và tập trung nhất. Quốc hội là cơ quan lập pháp, phê chuẩn Hiến pháp, nhưng Quốc hội cũng phải tuân thủ Hiến pháp. Hiến pháp là ý chí tập trung nhất của nhân dân. Nhân dân là gốc của quyền lực nhà nước nhưng vừa ở trong Nhà nước, vừa ở ngoài quyền lực nhà nước, tức mang tính “bán quyền lực nhà nước” (nửa nằm trong, nửa nằm ngoài
    Nhà nước). Do vậy, nói rằng quyền lực nhà nước thống nhất ở nhân dân cũng chưa thật chuẩn xác và thỏa đáng. Nếu hiểu quyền lực nhà nước thống nhất ở chính mục tiêu và quyền lực nói chung của Nhà nước thông qua hệ thống thể chế của nó được nhân dân giao phó, ủy thác, như nguyên Chủ tịch Trần Đức Lương nhận xét8 thì sao? Hệ thống thể chế được nhân dân giao phó, ủy thác là thể chế nào?
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...