Thạc Sĩ Đạm trong tuyệt cú của Vương Duy và Wabi trong Haiku của Basho

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Đạm trong tuyệt cú của Vương Duy và Wabi trong Haiku của Basho
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Chúng tôi chọn đề tài: “Đạm” trong thơ Vương Duy và “Wabi” trong thơ Basho” vì
    những lí do sau:
    1.1. Ngày nay xu thế giao lưu, hội nhập, đối thoại giữa các quốc gia, dân tộc, giữa các
    nền văn hóa trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ, và đó là một xu thế tiến bộ. So sánh Haiku
    của Basho và tuyệt cú của Vương Duy, không nằm ngoài mục đích học tập hai nền văn hóa
    lớn của hai dân tộc lớn Trung Hoa và Nhật Bản, để từ đó, có thể hiểu sâu sắc hơn nền văn
    hóa phương đông, một trong những cội nguồn văn hóa của nhân loại.
    1.2. Tuy thơ Haiku và thơ Đường không ra đời trong cùng một giai đoạn, một thời kì,
    nhưng giữa hai nền thơ ca này nói chung và giữa hai tác giả Vương Duy và Basho nói riêng,
    có rất nhiều điểm gặp gỡ cả về tư tưởng lẫn nghệ thuật, có thể “đối thoại” với nhau, và khi
    đối chiếu với nhau, giá trị của cả hai sẽ được tôn vinh hơn, và chúng ta sẽ thấy rõ hơn những
    nét đặc sắc, không thể thay thế được cũng như những đặc trưng khái quát chung của hai tác
    giả, hai nền văn học.
    1.3. Trước nay các công trình nghiên cứu so sánh văn học giữa văn học Nhật Bản và
    văn học Trung Hoa, thường đi vào nghiên cứu những nét lớn, khai thác vấn đề trên diện rộng
    như: so sánh hai thể thơ Tuyệt cú và Haiku, so sánh yếu tố thiền trong thơ Haiku và thơ
    Đường.v.v Chúng tôi, với ý thức kế thừa một cách có gia công, sáng tạo những công trình
    nghiên cứu trước đây, muốn khai thác vấn đề ở chiều sâu của nó: Chúng tôi chỉ xin xoáy sâu
    vào nghiên cứu một yếu tố, một chủ điểm trong thơ Tuyệt cú của Vương Duy và Haiku của
    Basho: “Đạm” và “Wabi”.
    1.4. Chúng tôi chọn chủ điểm này để đi sâu vào khai thác, nghiên cứu là vì tầm quan
    trọng của nó: yếu tố “Đạm” trong thơ Vương Duy và “Wabi” trong thơ Basho là một đặc
    trưng nổi bật, một yếu tố then chốt đê từ đó có thể hiểu được nhiều vấn đề khác như : Yếu tố
    Thiền, tư tưởng nhàn thích, phóng dật, tình yêu thiên nhiên.v.v của thơ Vương Duy và
    Basho.
    2. Lịch sử vấn đềVề thơ Vương Duy, chúng tôi chỉ tìm thấy hai công trình của Giản Chi và của Vũ Thế
    Ngọc, cả hai công trình đều có những nghiên cứu tỉ mỉ, công phu, không chỉ về mặt thơ ca,
    mà còn về phương diện hội họa và âm nhạc của Vương Duy.
    Về thơ Basho, chúng tôi cũng có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị cao, như
    những công trình của thầy Nhật Chiêu (Basho và thơ Haiku, Nhật Bản trong chiếc gương soi,
    văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868, v.v ).
    Về phương diện lý luận, chúng tôi cũng tìm thấy một số công trình của các tác giả
    trong và ngoài nước bàn về yếu tố Bình Đạm trong thơ Trung Hoa như công trình của
    Francoies Jullien : Bàn về cái nhạt, công trình của nhà nghiên cứu Lâm Ngữ Đường về nhân
    sin quan và thơ văn Trung Hoa. Còn về yếu tố Wabi trong văn học Nhật Bản cũng có nhiều
    công trình đề cập đến được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu như GS Lưu Đức Trung,
    Khương Việt Hà, Lê Từ Hiển.v.v
    Tuy nhiên, chưa có công trình nào so sánh yếu tố bình đạm trong thơ Vương Duy và
    Wabi trong thơ Basho.
    Vì thế, trên tinh thần tiếp thu những thành quả nghiên cứu của các học giả đi trước,
    chúng tôi mạnh dạn đặt vấn đề này để nghiên cứu, hi vọng mình sẽ có những tìm tòi và đóng
    góp cho khoa học, đóng góp cho việc nghiên cứu thơ Vương Duy và Basho được thuận lợi
    hơn nữa.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    3.1.Trong đề tài nghiên cứu, chúng tôi chỉ xin đi sâu vào yếu tố đạm trong thơ Vương
    Duy và yếu tố “Wabi” trong thơ Basho. Các đặc trưng tư tưởng và nghệ thuật khác chỉ là yếu
    tố để đối chiếu nhằm làm sáng tỏ đặc trưng chủ yếu này.
    3.2. Về thơ Vương Duy, khi so sánh với thơ Haiku của Basho, chúng tôi chỉ xin đi sâu
    vào khai thác thể thơ tuyệt cú, các tác phẩm làm theo thể thơ khác, chỉ là để tham khảo.
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    4.1. Đề tài khai thác một khía cạnh mới, một phương hướng mới trong việc nghiên
    cứu thơ Haiku và thơ Đường nói chung, thơ Basho và thơ Vương Duy nói riêng. Khai thác
    một yếu tố quan trọng trên bình diện tư tưởng và cả trên bình diện nghệ thuật của hai nhà
    thơ, từ đó, cung cấp một chiếc chìa khóa hữu hiệu để mở những cánh cửa đi và thế giới thơ
    ca của hai nhà thơ này.4.2. Haiku và thơ Đường là hai nội dung quan trọng trong chương trình giảng dạy Ngữ
    Văn ở các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông. Đề tài nghiên cứu góp phần cung
    cấp thêm tư liệu, giúp cho việc học và dạy văn học nước ngoài ở các trường phổ thông đạt
    hiệu quả hơn.
    4.3. Ngoài ra, trong xu thế giao lưu hội nhập hiện nay, chúng tôi khai thác, nghiên cứu
    văn học nước ngoài trên tinh thần học hỏi để hiểu văn học và hiểu văn hóa các dân tộc, góp
    phần hỗ trợ cho thực tiễn giao lưu và hội nhập.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Trong đề tài của mình, chúng tôi chủ yếu vận dụng phương pháp so sánh, so sánh thơ
    Vương Duy và thơ Basho, trên cơ sở của những tương đồng, chỉ ra những đặc trưng riêng
    biệt của mỗi nhà thơ. Bên cạnh đó, chúng tôi kết hợp các phương pháp sau:
    - Phương pháp hệ thống
    - Phương pháp phân tích văn bản
    - Phương pháp phân tích tổng hợp
    - Phương pháp liên ngành
    6. Cấu trúc luận văn
    Cấu trúc luận văn của chúng tôi chia ra làm ba phần :
    A.Phần dẫn luận
    B.Phần nội dung chính
    C. Phần kết luận
    Trong phần nội dung chính, đề tài của chúng tôi chia thành ba chương
    Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẠM VÀ WABI
    Chương này chúng tôi cố gắng giải quyết hai vấn đề: (1) Nêu những cách hiểu về đạm
    và wabi của các nhà nghiên cứu đi trước, từ đó rút ra kết luận của chúng tôi về đạm và wabi.
    (2) Chứng minh đạm và wabi là những đặc trưng nghệ thuật của Trung Hoa và Nhật Bản.
    Chúng có cơ sở tư tưởng và có một quá trình vận động, phát triển lâu dài.
    Chương 2: PHƯƠNG DIỆN THẨM MĨ CỦA YẾU TỐ ĐẠM TRONG THƠ
    VƯƠNG DUY VÀ YẾU TỐ WABI TRONG THƠ BASHOĐây là chương quan trọng nhất của luận văn.
    Trong chương này, chúng tôi cố gắng tìm hiểu những biểu hiện cụ thể của đạm trong
    thơ Vương Duy và wabi trong thơ Basho về phương diện thẩm mĩ, từ đó chỉ ra những nét
    riêng của hai nhà thơ trên cơ sở đối chiếu những điểm tương đồng.
    Chương 3: PHƯƠNG DIỆN TƯ TƯỞNG CỦA YẾU TỐ ĐẠM TRONG THƠ
    VƯƠNG DUY VÀ YẾU TỐ WABI TRONG THƠ BASHO
    Trong chương 3 này, chúng tôi chỉ ra mối quan hệ giữa yếu tố nghệ thuật đạm và wabi
    với tư tưởng kết tinh trong thơ Vương Duy và Basho.
    Theo chúng tôi, thơ Vương Duy và thơ Basho chịu ảnh hưởng rất lớn của tư tưởng
    Thiền tông. Thơ của họ gần gũi đời sống thiên nhiên, biểu hiện thái độ tự nhiên. Đồng thời,
    trong thơ của họ còn có thể cho thấy dấu hiệu của sự ngộ. Vì lối nhận thức và tư duy như
    vậy, nên thơ của cả hai nhà thơ đều là những dòng thơ vừa bình dị, vừa sâu săc. Xúc cảm cá
    nhân được biểu đạt một cách hết sức kín đáo, tinh vi và tế nhị.
    Họ không dùng thơ đẻ giảng giải dài dòng về Thiền. Nhưng Thiền đã chiếm lĩnh trong
    tâm hồn thơ ca của họ.
    Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẠM VÀ WABI
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...