Tiểu Luận đàm phán trong xuất khẩu tôm với đối tác mỹ

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I:NGHIÊN CỨU CHUẨN BỊ ĐÀM PHÁN KINH DOANH
    I. Phân tích điểm mạnh , điểm yếu của các bên tham gia:
    A. Thực trạng ngành nuôi tôm ở Việt Nam:
    1. Tầm quan trọng của ngành nuôi tôm xuất khẩu:
    Nuôi tôm ở Việt Nam đã phát triển mạnh trong những năm gần đây và trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu người dân ven biển và tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước thông qua xuất khẩu.
    èTheo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), năm 2011, xuất khẩu tôm của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đạt kim ngạch 2,4 tỷ USD, tăng 13,7% so năm 2010. Dự báo, tôm sẽ tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu số một của ngành thủy sản trong năm 2012, với mục tiêu phấn đấu đạt trên 2,5 tỷ USD.
    2. Tiềm năng của ngành nuôi tôm xuất khẩu ở Việt Nam:
    a) Tự nhiên:
    - Bờ biển Việt Nam trải dài 3.260km suốt từ Bắc vào Nam là tiềm năng to lớn cho nuôi trồng thủy sản nước mặn và nước lợ.
    - Miền Trung có mực nước ven bờ sâu, nền đáy cát và có ít sông lớn, nước biển trong và ít bị ô nhiễm.
    - Diện tích nuôi tôm đã tăng từ 250.000 ha năm 2000 lên đến 478.000 ha năm 2001 và 540.000 ha năm 2003.
    b) Kĩ thuật:
    - Giống được các công ty chủ động tạo nguồn đạt chất lượng cao về kháng bệnh và sự tăng trưởng. Thậm chí các công ty này còn sản xuất và cung cấp giống phù hợp với từng vùng, giảm thiểu rủi ro cho người nuôi.
    - Bên cạnh đó, người nuôi được hỗ trợ khá đầy đủ về kỹ thuật, chăm sóc, quản lý ao nuôi, nên cho năng suất cao và tránh được dịch bệnh trên tôm.
    c) Thị trường:
    - Ngay từ năm 2011, ngoài thị trường truyền thống là Nhật Bản, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang nhiều nước châu Á và Mỹ đã có sự tăng trưởng rất tốt.
    - Từ đầu năm đến giữa tháng 3/2012, xuất khẩu tôm Việt Nam sang các thị trường châu Á vẫn tiếp tục đà tăng trưởng ấn tượng.
    èGiá trị xuất khẩu tôm sang Trung Quốc và Hồng Công đạt 38,826 triệu USD, tăng 11,4%; sang Hàn Quốc đạt 26,111 triệu USD, tăng 45,4%; sang Đài Loan đạt trên 9 triệu USD, tăng 5,4%; sang các nước ASEAN đạt 6,73 triệu USD, tăng 14,9%
    3. Thách thức:
    a) Tác động kinh tế, xã hội, môi trường:
    - Việc chuyển đổi quá nhanh một diện tích lớn ruộng lúa, ruộng muối năng suất thấp và đất hoang hoá ven biển sang nuôi tôm kéo theo một loạt các vấn đề bất cập về cung ứng vốn đầu tư, giống, kỹ thuật công nghệ, quản lý môi trường, kiểm soát dịch bệnh, quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng.
    - Nuôi tôm vẫn mang tính tự phát thiếu quy hoạch, chạy theo lợi ích trước mắt. Nuôi tôm manh mún, kỹ thuật nuôi thấp
    b) Chất lượng tôm:
    - Chất lượng tôm còn nhiều bất cập và là một rào cản lớn đối với hoạt động xuất khẩu tôm
    èNăm 2011, sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản được coi là vấn đề nóng nhất của ngành thủy sản sau khi nhiều lô tôm xuất khẩu sang Nhật Bản bị cảnh báo vượt mức giới hạn cho phép.
    - Đáng chú ý, thiệt hại do hàng bị trả về là rất lớn và doanh nghiệp là người gánh chịu tất cả. doanh nghiệp xuất khẩu tôm sẽ bị mất uy tín
    - Chất lượng tôm giống thấp
    Hiện tại, chưa có cơ sở nào ở Việt Nam được đầu tư đúng mức để nghiên cứu gia hóa, chọn lọc di truyền và sản xuất tôm bố mẹ chất lượng cao, sạch bệnh (SPF) phục vụ cho sản xuất.
    c) Giá nguyên liệu đầu vào quá cao
    Giá tôm nguyên liệu ở Việt Nam đang cao hơn so với các nước trong khu vực 1,0 – 1,5 USD/kg, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động chế biến XK và khả năng cạnh tranh của tôm Việt Nam trên thế giới.
    B. Thông tin về đối tác Mỹ:
    1. Văn hóa trong đàm phán thương mại Mỹ:
    Nếu bạn muốn đàm phán thương mại với đối tác người Mỹ thì ít nhất cũng phải nắm bắt được những mong muốn của họ: người Mỹ rất thực tế, họ đánh giá cao trình độ của những thương nhân chuyên nghiệp, lắng nghe các ý kiến đóng góp, phê bình. Nghệ thuật đàm phán của người Mỹ trong các cuộc thương thảo được đánh giá là rất cao và chuẩn mực. Khi người Mỹ muốn được gặp đối tác, trong tay họ đã có sẵn chương trình thực hiện chứ không phải là bản thảo dự án nữa. Sau đây là tổng hợp một số lưu ý khi người Việt Nam tham gia đàm phán với đối tác MỸ:
    a) Những thói quen của người Mỹ khi tham gia đàm phán

    Người Mỹ không e ngại phải làm việc với người lạ.
    - Người Mỹ nổi tiếng là những người có tác phong giao tiếp cởi mở, thân thiện. Sau màn chào hỏi xã giao lấy lệ, người Mỹ thường "vào cuộc" ngay. Người Mỹ ưa cách xưng hô thoải mái theo tên và ít khi để ý đến điệu bộ trên gương mặt của người đối thoại. Cởi bỏ áo khoát, họ tìm cho mình một tư thế ngồi thoải mái nhất và nhanh chóng đi vào những vấn đề chính của câu chuyện.
    - Người Mỹ đánh giá cao sự thân mật và bình đẳng trong quan hệ giữa người với người.
    - Người Mỹ rất tự tin.
    - Không có thói quen sử dụng ngọai ngữ khi đàm phán.
    - Đi thẳng vào vấn đề một cách trực diện không quanh co.
    - Người Mỹ thường tách vấn đề ra thành nhiều phần nhỏ rồi tiến hành tấn công từng phần một.
    Người Mỹ có khuynh hường sử dụng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...