Tiểu Luận Đàm phán không phải là một môn thể thao cạnh tranh

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục

    I. Mở bài

    II. Thân bài

    1. Tại sao phải đàm phán ?

    2. Một lịch sử tưởng tượng của đàm phán

    3. Tại sao phải có sự cạnh tranh lẫn nhau ?

    4. Ai sẽ giữ nhiệm vụ ở đây ?

    5. Xây dựng liên minh

    6. Quá khứ sẽ không là tương lai


    III. Kết luận




    Tài liệu tham khảo

    Ivey Business Journal - Steven P. Cohen
    ( Nhật ký doanh nghiệp Ivey – tác giả Steven P. Cohen )

    Tiến trình thực hiện


    I. Mở bài:

    Trong kinh doanh, doanh nghiệp nào cũng muốn đạt kết quả, lợi nhuận cao nhất. Điều đó phụ thuộc rất nhiều ở tài ngoại giao, đàm phán, thương thảo hợp đồng của nhà kinh doanh trên thương trường.

    Trên thương trường, ngoài bản lĩnh, tài năng, sự nhạy cảm và đôi chút may mắn, yếu tố quan trọng không thể thiếu để đạt đến thành công chính là kỹ năng đàm phán. Đàm phán là một phương cách gắn kết nhằm thỏa mãn vấn đề đặt ra trong mối quan hệ hơn là sự mặc cả, bởi nó cần sự thấu hiểu và hợp tác, thỏa thuận giữa hai bên. Do đó, để thành công trong kinh doanh, kỹ năng đàm phán sẽ giúp các nhà quản lý/ lãnh đạo đạt thành công trong việc thu phục lòng người, nhằm rút ngắn thời gian, tiết kiệm tiền bạc cũng như khẳng định bản thân và thương hiệu.

    Đàm phán luôn là một kỹ năng quan trọng của kinh doanh và đối với một nhà quản lý thì năng lực đàm phán là một trong những yếu tố giữ vai trò quyết định cho sự thành bại của công cuộc kinh doanh.

    Trong các cuộc đàm phán nếu chúng ta nắm giữ một hoàn cảnh khó khăn có lẽ tốt – nhưng chỉ trong ngắn hạn, và chỉ khi bạn thật sự tin rằng đối tác của bạn là đối thủ của bạn. Tuy nhiên, thương lượng thường là một chuỗi các sự việc xãy ra, điều đó có nghĩa là các đối tác của bạn được xem như là một người cộng sự hoặc một người cộng tác là nền tảng của niềm tin và kết quả - và liên tục – thương lượng. Đàm phán cũng như chúng ta đang chơi một môn thể thao nhưng vấn đề là trò chơi được chơi như thế nào lại là vấn đề được quan tâm hơn những người thắng cuộc.

    Đây cũng là vấn đề mà nhiều nhà đàm phán đang trăn trở. Vì vậy một nhà đàm phán giỏi phải là người mềm dẻo như ngọn cỏ và cũng phải cứng rắn như một khối đá. Người đó phải có phản xạ ứng xử nhanh nhạy và phải là người biết lắng nghe, lịch sự và có thể đem lại cảm giác dễ chịu cho đối tác. Song đồng thời cũng phải biết tranh luận, thuyết phục bằng cách biết hé lộ, đưa ra những thông tin có vẻ là bí mật đối với người khác. Họ biết tự chế ngự mình để thông tin có vẻ là bí mật đối với người khác để tránh bị mắc vào chủ định, thậm chí mắc bẫy của đối tác. Họ không buột miệng nói những lời chưa kịp nghĩ và không bị chi phối bởi định kiến chủ quan.

    Thời thế đã đổi thay theo những cách khác nhau. Các cuộc thương lượng ngày nay diễn biến theo nhiều màu sắc. Các đối thủ và những đại diện của họ đối đầu nhau qua những lối sống khác nhau, những nền tảng văn hóa, những giá trị, tôn giáo, ngôn ngữ hoặc những thực tiễn kinh doanh hoặc đạo đức có một cuộc thương lượng thuộc tri giác, có thể là những động cơ thúc đẩy thực sự tốt cho các vấn đề.

    Trước khi đàm phán thì người đàm phán tạo ra một không khí tin cậy, dễ chịu bằng một vài câu nói mang tính cá nhân bằng cử chỉ và thái độ vui vẻ, dễ chịu. Vì vậy trong đàm phán thương lượng trong kinh doanh luôn có thông điệp “ Không có cơ hội lần thứ hai để gây ấn tượng ban đầu”. Thông điệp đó luôn nhắc chúng ta phải tạo dựng một phong cách, một thái độ để đối tác có thể tin cậy. Và điều này sẽ dẫn đến sự thành công trong việc thương lượng, thỏa thuận để hai bên đàm phán đều có quyền lợi, mối quan hệ được giữ vững và đi đến sự thống nhất ý kiến.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...