Tiến Sĩ Đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/5/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015

    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
    ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHO BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
    CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU . 6
    1.1.Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến đảm bảo tài chính cho BHXH 6
    1.1.1. Những nghiên cứu về thu bảo hiểm xã hội . 6
    1.1.2. Những nghiên cứu về chi bảo hiểm xã hội . 7
    1.1.3. Những nghiên cứu về đầu tư quỹ BHXH 9
    1.1.4. Những nghiên cứu về cân đối quỹ BHXH . 10
    1.1.5. Những nghiên cứu về cơ chế tài chính BHXH . 12
    1.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về đảm bảo tài chính cho bảo
    hiểm xã hội. 13
    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ
    ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHO BẢO HIỂM XÃ HỘI 14
    2.1. Những vấn đề lý luận về bảo hiểm xã hội và tài chính bảo hiểm xã hội 14
    2.1.1. Bảo hiểm xã hội: Khái niệm, bản chất và chức năng . 14
    2.1.2.Tài chính bảo hiểm xã hội: Khái niệm, đặc điểm và chức năng . 18
    2.2. Một số vấn đề cơ bản về đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội . 21
    2.2.1. Khái niệm và tiêu chí đánh giá đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội 21
    2.2.2. Nội dung đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội 28
    2.2.3. Điều kiện để đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội 40
    2.3. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về đảm bảo tài chính cho
    bảo hiểm xã hội và bài học đối với Việt Nam . 50
    2.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về đảm bảo tài chính cho
    bảo hiểm xã hội 50
    2.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. 62
    TÓM TẮT CHƯƠNG 2 64
    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHO BẢO HIỂM
    XÃ HỘI VIỆT NAM . 65
    3.1. Tổng quan về Bảo hiểm xã hội Việt Nam 65
    3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Bảo hiểm xã hội Việt Nam . 65
    3.1.2.Tổ chức bộ máy của hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam. 67
    3.2. Thực trạng đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam 69
    3.2.1. Thực trạng về đảm bảo thu bảo hiểm xã hội 69
    3.2.2. Thực trạng về đảm bảo chi bảo hiểm xã hội . 73
    3.2.3. Thực trạng duy trì sự cân đối, ổn định trong dài hạn quỹ bảo hiểm
    xã hội Việt Nam 80
    3.2.4. Thực trạng về đảm bảocông bằng đối với các đối tượng tham gia
    bảo hiểm xã hội 85
    3.3. Đánh giá thực trạng đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam . 92
    3.3.1. Những kết quả đã đạt được và nguyên nhân 92
    3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân . 96
    TÓM TẮT CHƯƠNG 3 104
    CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO TÀI
    CHÍNH CHO BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM 105
    4.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội và những vấn đề đặt ra đối với đảm bảo tài
    chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam thời gian tới 105
    4.1.1. Bối cảnh kinh tế- xã hội Việt Nam thời gian tới 105
    4.1.2. Những vấn đề đặt ra đối vớiđảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội
    Việt Nam thời gian tới 110
    4.2. Quan điểm và phương hướng đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội
    Việt Nam 112
    4.2.1. Quan điểm đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam 112
    4.2.2. Phương hướng đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội . 114
    4.3. Giải pháp nhằm đảm bảo tài chính cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam . 118
    4.3.1. Tăng cường vai trò của Nhà nước đối với bảo hiểm xã hội . 118
    4.3.2.Thực hiện đúng quy định về thu, chi bảo hiểm xã hội 125
    4.3.3. Thực hiện công bằng đối với các đối tượng tham gia bảo hiểm
    xã hội 131
    4.3.4.Đảm bảo quỹ bảo hiểm xã hội duy trì được sự cân đối, ổn định trong
    dài hạn . 135
    4.3.5. Lựa chọn mô hình bảo hiểm xã hội phù hợp với điều kiện Việt Nam . 139
    4.3.6. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa tài chính BHXH với NSNN, tài
    chính doanh nghiệp, tài chính hộ gia đình vàcác tài chính trung gian. 140
    4.3.7. Hoàn thiện bộ máy quản lý và nâng cao chất lượng nhân lực bảo
    hiểm xã hội . 145
    4.3.8. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân
    về bảo hiểm xã hội 149
    TÓM TẮT CHƯƠNG 4 151
    PHẦN KẾT LUẬN 152
    1. Lý do lựa chọn đề tài
    PHẦN MỞ ĐẦU

    Bảo hiểm xã hội là một trụ cột quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội quốc
    gia, góp phần ổn định xã hội, thực hiện công bằng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
    Đây là một trong những nội dung quan trọng trong hệ thống chính sách xã hội mà
    Đảng và Nhà nước ta hết sức chú trọng phát triển. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn
    quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ “Từng bước mở rộng vững chắc hệ thống
    BHXH và ASXH, tiến tới áp dụng chế độ BHXH cho mọi người lao động, mọi tầng
    lớp nhân dân”. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX
    trình Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X nêu: “Xây dựng hệ thống ASXH đa dạng
    phát triển mạnh hệ thống BHXH, BHYT, tiến tới BHYT toàn dân”. Tại báo cáo
    chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa X trình Đại



    hội Đảng lần thứ XI nêu rõ: “Bảo đảm ASXH, tiếp tục sửa đổi hoàn thiện hệ thống
    BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt,
    có khả năng bảo vệ giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là những đối tượng
    yếu thế, dễ bị tổn thương”.
    Chính sách BHXH Việt Nam ra đời từ rất sớm với Nghị định 218/CP ngày
    27/12/1961, đến năm 1995 đã được đổi mới bằng nghị định số 12/CP ngày 16/1/1995
    với 3 nội dung quan trọng là: phạm vi thực hiện chính sách BHXH từ chỗ chỉ bó hẹp
    trong khu vực Nhà nước đã được mở rộng sang khu vực ngoài Nhà nước; đối tượng
    tham gia BHXH bắt buộc không chỉ là cán bộ, công nhân viên chức nhà nước, mà bao
    gồm tất cả các lao động có hợp đồng từ 3 tháng trở lên đến không thời hạn; chính sách
    BHXH từ chỗ mang nặng tính bao cấp, dựa chủ yếu vào ngân sách nhà nước được
    chuyển dần sang hạch toán và tiến tới tự bảo đảm cân đối thu, chi ngân quỹ.
    Thực tiễn những năm qua cho thấy chính sách BHXH và việc quản lý, tổ
    chức thực hiện chính sách này đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đánh dấu sự
    phát triển mới về hệ thống an sinh xã hội của đất nước. Hàng năm, ngành BHXH đã
    giải quyết chế độ và chi trả trợ cấp hưu trí và trợ cấp thường xuyên cho hơn 2 triệu
    người, giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
    cho cho hàng triệu lượt người, chi trả chi phí khám chữa bệnh cho hàng chục triệu
    lượt người, giúp cho người lao động và gia đình họ ổn định cuộc sống khi gặp phải
    các rủi ro xã hội trong phạm vi chính sách BHXH góp phần đảm bảo sự công bằng
    trong phân phối lại thu nhập và đảm bảo an sinh xã hội bền vững.
    Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, BHXH Việt Nam vẫn đang
    đứng trước những khó khăn, thách thức. Mặc dù số đối tượng tham gia BHXH đã
    tăng nhưng mức độ bao phủ của BHXH trên tổng số lao động xã hội vẫn còn rất
    thấp, nhất là khu vực phi chính thức. Tỷ lệ tuân thủ BHXH chưa cao. Mức độ tác
    động của chính sách BHXH đến đời sống của người tham gia BHXH còn thấp.
    Công tác thu, chi BHXH vẫn còn tồn tại những hạn chế, tình trạng trốn đóng, nợ
    đóng BHXH cho NLĐ của các chủ sử dụng lao động vẫn còn khá phổ biến. Các đối
    tượng lao động lợi dụng những kẽ hở của pháp luật BHXH để trục lợi BHXH làm
    thất thoát quỹ BHXH, dẫn đến sự mất công bằng đối với các đối tượng BHXH.
    Hoạt động đầu tư quỹ BHXH đạt hiệu quả chưa cao chính là những thách thức về
    mặt tài chính đối với BHXH, nhất là trong bối cảnh hiện nay, trước xu hướng toàn
    cầu hóa, biến đổi khí hậu và tốc độ già hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng.
    Xuất phát từ thực tế đó tác giả đã chọn đề tài "Đảm bảo tài chính cho bảo
    hiểm xã hội Việt Nam" để nghiên cứu và làm luận án tiến sĩ của mình.
     
Đang tải...