Tài liệu Đảm bảo sự công bằng trong giải quyết khiếu kiện hành chính ở Cộng hoà Pháp

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cộng hòa Pháp là một trong những quốc gia có nền hành chính lâu đời nhất. Ngoài việc đảm bảo tính hợp pháp của các quyết định hành chính, pháp luật còn hướng đến việc đảm bảo lợi ích của người dân trong những trường hợp cá biệt, ngay cả khi các quyết định hành chính được ban hành là đúng quy định của pháp luật nhưng vẫn có thể gây cho một người dân nào đó sự thiệt thòi. Việc giải quyết khiếu kiện hành chính không chỉ được đảm bảo về tính hợp pháp mà trong từng trường hợp cụ thể còn rất linh hoạt và mềm dẻo, bảo đảm lẽ phải và
    sự công bằng.
    Ở Pháp, bên cạnh các thiết chế giải quyết khiếu nại hành chính truyền thống là cơ quan hành chính nhà nước và toà án hành chính, trung gian hoà giải hành chính cũng là một mô hình giải quyết khiếu nại có nhiều ưu điểm, đã và đang khẳng định hiệu quả hoạt động của mình. Cơ quan hoà giải hành chính cộng hoà Pháp được thành lập theo Luật số
    73-6 ngày 3-1-1973.(1)
    - Về tổ chức, người đứng đầu cơ quan này gọi là người trung gian hoà giải hành chính nước cộng hoà (Médiateur de la République) do Tổng thống bổ nhiệm bằng
    một sắc lệnh sau khi đã được thảo luận tại





    không được tái bổ nhiệm. Người trung gian hoà giải hành chính có văn phòng tại Paris và có đại diện của mình ở mỗi tỉnh (délégués départermantaux). Luật không quy định tiêu chuẩn cụ thể song những người được bổ nhiệm làm người trung gian hoà giải hành chính thường là những người có trình độ chuyên môn, bản lĩnh chính trị và uy tín rất cao, đã từng nắm giữ nhiều trọng trách trong bộ máy nhà nước.
    - Về chức năng, nhiệm vụ, người trung gian hoà giải hành chính nước cộng hòa, với quyền hạn độc lập, theo quy định của Luật, có thể nhận các khiếu nại của công dân liên quan đến hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, các cộng đồng lãnh thổ địa phương, các cơ quan hành chính sự nghiệp hoặc bất cứ một cơ quan nào được giao thực hiện một công vụ. Như vậy, nhiệm vụ của người trung gian hoà giải là nhận các đơn khiếu nại hành chính đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Mọi công dân và tổ chức nếu nhận thấy các cơ quan hành chính nhà nước không thực hiện đúng chức trách, công vụ của mình thì đều có thể đề nghị cơ quan trung gian hoà giải hành chính xem xét.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...