Thạc Sĩ Đảm bảo quyền của người sống chung với HIV-AIDS trong pháp luật Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Bảng từ viết tắt

    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẢM BẢO QUYỀN
    CỦA NGƯỜI SỐNG CHUNG VỚI HIV/AIDS 11
    1.1. Một số khái niệm cơ bản 11
    1.1.1. Quyền con người 11
    1.1.2. HIV/AIDS và người sống chung với HIV/AIDS . 14
    1.2. Các quyền cơ bản của người sống chung với HIV/AIDS 19
    1.2.1. HIV/AIDS – cách tiếp cận dựa trên quyền . 19
    1.2.2. Nội dung các quyền của người sống chung với HIV/AIDS . 20
    1.3. Đảm bảo quyền của người sống chung với HIV/AIDS . 34
    1.3.1. Cơ sở của việc đảm bảo quyền của người sống chung với HIV/AIDS . 34
    1.3.2. Các cơ chế đảm bảo quyền của người sống chung với HIV/AIDS . 37

    Chương 2: THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO QUYỀN CỦA NGƯỜI SỐNG
    CHUNG VỚI HIV/AIDS TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM 44
    2.1. Nhận thức về quyền của người sống chung với HIV/AIDS 44
    2.1.1. Nhận thức của chủ thể hưởng quyền 44
    2.1.2. Nhận thức của chủ thể có nghĩa vụ bảo vệ quyền 46
    2.1.3. Nhận thức của chủ thể thứ ba . 47
    2.2. Bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS trong
    xây dựng pháp luật . 49
    2.2.1. Thành tựu 492.2.2. Hạn chế . 52
    2.3. Đảm bảo quyền của người sống chung với HIV/AIDS trong
    thực thi pháp luật . 55
    2.3.1. Thành tựu 55
    2.3.2. Hạn chế . 64
    2.4. Đảm bảo quyền của người sống chung với HIV/AIDS trong
    bảo vệ pháp luật 73

    Chương 3: GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO QUYỀN CỦA NGƯỜI SỐNG
    CHUNG VỚI HIV/AIDS TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM 80
    3.3. Nâng cao nhận thức 80
    3.1.1. Nâng cao nhận thức của người sống chung với HIV/AIDS . 81
    3.1.2. Nâng cao nhận thức của chủ thể có trách nhiệm đảm bảo quyền . 82
    3.1.3. Nâng cao nhận thức của cộng đồng. . 85
    3.2. Hoàn thiện cơ chế đảm bảo quyền của người sống chung
    với HIV/AIDS . 88
    3.2.1. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng pháp luật về quyền của
    người sống chung với HIV/AIDS . 88
    3.2.2. Hoàn thiện tổ chức các cơ quan về quyền con người . 94
    3.2.3. Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ . 97

    KẾT LUẬN 100
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 103


    BẢNG TỪ VIẾT TẮT

    ICCPR: International Covenant on Civil and Political Rights (Công ước
    quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị 1966)
    ICESCR: International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights
    (Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa 1966)
    CEDAW: Convention on the Elimination of all Forms of Discrimination
    against Women (Công ước loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử
    với phụ nữ 1979)
    CRC: Convention on the Rights of the Child (Công ước quốc tế về
    quyền trẻ em 1989)
    HIV: human immunodeficiency virus (virus gây ra hội chứng suy giảm
    miễn dịch mắc phải ở người)
    AIDS: Acquired Immune Deficiency Syndrome (Hội chứng suy giảm
    miễn dịch mắc phải).






    1
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ trên
    thế giới đã nhìn nhận được tầm quan trọng của quyền con người. Đó là những giá trị
    chung, phổ quát, cao đẹp và thiêng liêng nhất mà phải trải qua một thời gian đấu
    tranh rất dài, gian khổ và quá nhiều mất mát con người mới xây dựng được. Nhân
    quyền mang giá trị phổ quát toàn nhân loại, bất kỳ ai trên thế giới này không phân
    biệt màu da, sắc tộc, giới tính, địa vị đều được thụ hưởng một cách ngang nhau.
    Cũng chính vì thế trong quan hệ quốc tế hiện đại từ song phương tới đa phương, từ
    khu vực tới thế giới vấn đề nhân quyền thường được ưu tiên hàng đầu. Các quốc gia
    đều đang nỗ lực hết mình để đảm bảo giá trị phổ quát của nhân quyền. Tuy nhiên
    nhân quyền vẫn còn những vấn đề chung nhức nhối, nổi lên là sự tồn tại của các
    nhóm xã hội dễ bị tổn thương. Đây là những nhóm xã hội do điều kiện khách quan,
    do truyền thống lịch sử, hay do tác động của các nhóm xã hội khác mà bị hạn chế
    trong việc hưởng thụ quyền. Một trong số đó là nhóm người sống chung với
    HIV/AIDS. Đây là nhóm xã hội dễ bị tổn thương về cả mặt vật chất lẫn tinh thần.
    Trên thực tế những người sống chung với HIV/AIDS có thể trạng yếu hơn
    người bình thường vì thế ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình lao động sản xuất, học
    tập. Với đặc điểm dịch tễ cùng với sự kỳ thị, phân biệt, xa lánh từ phía cộng đồng
    khiến họ gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sống của mình: họ khó được tiếp
    cận với các quyền con người cơ bản như những người bình thường khác. Các quyền
    con người cơ bản thiết yếu cho sự sinh tồn và phát triển của những người sống
    chung với HIV/AIDS bao gồm quyền bình đẳng và không bị phân biệt đối xử.
    Chẳng hạn như, quyền có việc làm, quyền được bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội
    làm việc, quyền được lao động bình thường để đảm bảo cuộc sống, bị xa lánh cô lập
    với xã hội. Chính vì thế những người sống chung với HIV thường có xu hướng che
    dấu tình trạng của mình hoặc người thân. Điều này không những ảnh hưởng trực
    tiếp tới bản thân người mang bệnh mà còn tạo tiền đề cho việc lênh lan sang cộng 2
    đồng. Chính những biện pháp y tế công cộng truyền thống cùng với sự kỳ thị phân
    biệt, xa lánh xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về HIV/AIDS của cộng đồng đã trở
    thành một nhân tố khiến đại dịch HIV/AIDS toàn cầu bùng phát.
    Đại dịch HIV/AIDS có tác động tiêu cực trên trên nhiều cấp độ. Nó ảnh
    hưởng trực tiếp tới người nhiễm bệnh và những người sống chung. Đồng thời cũng
    cướp đi sự toàn vẹn của gia đình truyền thống. Ở cấp độ cộng đồng, nó có thể gây
    ra những tổn thất khó lường, bên cạnh việc xóa bỏ những thành tựu kinh tế, xã hội
    văn hóa nó còn để lại những hậu quả, gánh nặng cho xã hội như nghèo đói, trẻ em
    mồ côi Rộng hơn nữa HIV/AIDS còn làm suy yếu cả một dân tộc, đe dọa tới độc
    lập chủ quyền của cả một quốc gia. Dưới góc độ quyền con người, người sống
    chung với HIV/AIDS đang có xu hướng bị hạn chế hoặc bị tước đoạt làm mất dần
    các quyền con người cơ bản như: quyền sống, quyền được đối xử bình đẳng, quyền
    được chăm sóc sức khỏe, quyền an sinh xã hội, quyền được học tập làm việc, quyền
    được hưởng sự tiến bộ về khoa học, quyền được tham gia các hoạt động chung của
    cộng đồng xã hội Chính những biện pháp chuyên môn, nghiệp vụ y học thuần túy
    tỏ ra kém hiệu quả cùng với nhận thức của cộng đồng về HIV/AIDS chưa đầy đủ đã
    khiến cho công tác phòng, chống HIV/AIDS trở nên kém hiệu quả, điều này vô hình
    chung đã hạn chế quyền của nhóm người sống chung với HIV, đồng thời cũng ảnh
    hưởng tiêu cực tới quyền của các bộ phận khác trong xã hội.
    Thông thường nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự vi phạm quyền con người
    thường là do sai lầm về thể chế, chính sách, pháp luật hoặc do sự lộng quyền quan
    liêu của quan chức. Còn đối với những người sống chung với HIV/AIDS, nếu như
    trước đây họ được hưởng đầy đủ các quyền và tự do cơ bản là điều đương nhiên thì
    nay họ bị mất dần đi những quyền này do kỳ thị và phân biệt đối xử của xã hội, do
    quan niệm đạo đức sơ cứng và những bất cập của xã hội. Như vậy có thể thấy: “đặc
    trưng của những vi phạm quyền con người đối với người có HIV/AIDS không phải
    xuất phát từ thể chế xã hội từ phía nhà nước mà chủ yếu từ nhận thức không đầy đủ
    về HIV/AIDS cũng như mối quan hệ giữa lợi ích của những người có HIV/AIDS
    với quyền và lợi ích của cộng đồng, của xã hội”. Chính vì thế việc tăng cường giáo 3
    dục, tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức của cộng đồng về HIV/AIDS cũng
    như nhận thức về quyền của người sống chung với HIV/AIDS – họ cũng là con
    người nên cũng có quyền được hưởng mọi quyền một cách bình đẳng như những
    con người khác, trở thành một hoạt động quan trọng, không thể thiếu nhằm xóa bỏ
    sự phân biệt kỳ thị của cộng đồng với người sống chung với HIV/AIDS, giúp nhóm
    xã hội này có thể hòa nhập cộng đồng, khôi phục lại những quyền đã bị vi phạm,
    đồng thời hướng tới thực hiện một trong những mục tiêu thiên nhiên kỷ đó là kêu
    gọi phòng, chống HIV/AIDS và từng bước đẩy lùi sự lây lan của đại dịch.
    Với những lý do kể trên, tác giả đã lựa chọn: “Đảm bảo quyền của người
    chung sống với HIV/AIDS trong pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận văn với hy vọng
    góp phần nhỏ bé nâng cao nhận thức của cộng đồng về HIV/AIDS cũng như hướng
    tới mục tiêu chống kỳ thị phân biệt đối xử, khôi phục, đảm bảo quyền của nhóm xã
    hội chung sống với HIV/AIDS cũng như những bộ phận khác trong cộng đồng.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Chính vì tầm quan trọng của vấn đề, trong thời gian gần đây trên thế giới cũng
    như Việt Nam đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu của các cơ quan nhà
    nước, tổ chức xã hội, trường học, viện nghiên cứu cũng như các tổ chức liên chính
    phủ, phi chính phủ quốc tế và cá nhân về vấn đề người sống chung với HIV/AIDS.
    Những công trình nghiên cứu này đã giúp chúng ta có một cái nhìn tổng quan về vấn
    đề quyền của người sống chung với HIV/AIDS đồng thời có thể rút ra những bài học
    kinh nghiệm cho quá trình hoàn thiện pháp luật về vấn đề này ở Việt Nam.
    “Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương” do trung tâm
    nghiên cứu quyền con người và quyền công dân trực thuộc khoa luật Đại học quốc
    gia Hà Nội đã đề cập tới quyền của những người sống chung với HIV/AIDS theo
    luật quốc tế. Tài liệu đã khái quát lịch sử phát triển của vấn đề quyền của những
    người sống chung với HIV/AIDS. Việc xây dựng các văn kiện quốc tế về vấn đề
    này là kết quả của sự biến chuyển về nhận thức của nhân loại về HIV/AIDS từ việc
    lo sợ, e ngại, kỳ thị với người sống chung HIV/AIDS đến việc cảm thông, chia sẻ
    giúp đỡ và vận động những người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tích cực tham gia 4
    chiến dịch ngăn ngừa và đẩy lùi nguy cơ lây lan của virus HIV. Đồng thời tài liệu
    cũng nêu lên những nội dung chủ yếu của các văn kiện hướng dẫn quốc tế về
    HIV/AIDS và quyền con người.
    “HIV/AIDS và quyền con người” do viện nghiên cứu quyền con người phát
    hành đã giới thiệu một phương pháp, một cách tiếp cận mới đã được phân tích về mặt
    khoa học và được kiểm chứng trong thực tiễn, đó là phòng chống HIV/AIDS dựa trên
    quyền con người. Tập tài liệu này đã trình bày về cơ sở pháp lý, chính trị, đặc điểm
    trong phòng chống HIV. Đồng thời nêu bật lên mối quan hệ giữa việc bảo đảm các
    quyền con người bao gồm quyền dân sự chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quyền
    của một số nhóm xã hội như phụ nữ, trẻ em, những người bị tước tự do với phòng
    chống HIV/AIDS. Tập tài liệu cũng đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường việc
    đảm bảo quyền con người của những người sống chung với HIV/AIDS.
    Trong “Học về quyền của bạn - Cẩm nang giảng dạy về Luật và HIV”, cuốn
    cẩm nang do Viện Nghiên cứu chính sách, pháp luật và phát triển (PLD Việt Nam),
    thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam,cùng với sự tham gia từ phía
    các chuyên gia và tình nguyện viên từ BABSEA CLE, đã biên soạn và phát hành với
    mục đích giúp cho người sống chung với HIV/AIDS có thể sử dụng công cụ pháp lý
    trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, trên cơ sở tiếp cận với những
    nội dung cơ bản của Luật Phòng chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn
    dịch mắc phải ở người (HIV & AIDS), các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành và
    các văn bản pháp luật có liên quan dưới góc độ quyền cơ bản của người sống chung
    với HIV/AIDS. Cuốn cẩm nang đề cập một cách khái quát tới những thông tin liên
    quan tới HIV/AIDS, tình hình về đại dịch HIV/AIDS ở Việt Nam, quyền con người
    cơ bản của người sống chung với HIV/AIDS và những quy định của luật quốc tế
    cũng như pháp luật Việt Nam, quyền của phụ nữ và trẻ em sống chung với
    HIV/AIDS, quyền được giáo dục, lao động, chăm sóc sức khỏe của người sống chung
    với HIV/AIDS, kỳ thị phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS, những cơ chế xử lý
    vi phạm pháp luật về quyền của người sống chung với HIV/AIDS. Với những nội
    dung đầy đủ, cùng với phương pháp tiếp cận sinh động trên cơ sở giải quyết các tình 5
    huống pháp lý thực tế, kèm theo với việc thuyết trình, đóng vai, chơi trò chơi . đây
    thực sự trở thành cuốn cẩm nang rất hữu ích không chỉ với những người sống chung
    với HIV/AIDS khi sử dụng các công cụ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
    của mình, mà còn giúp tất cả các chủ thể khác có thể tiếp cận một cách đầy đủ và
    đúng đắn về HIV/AIDS và quyền con người, bên cạnh đó có những phương pháp
    khoa học hiệu quả khi tuyên truyền, giáo dục cho xã hội về vấn đề này.
    Trong chuyên đề số 31 về quyền sức khỏe trong “Tập tài liệu chuyên đề về
    quyền con người của Liên Hợp Quốc” (do Đại học Quốc gia Hà Nội tập hợp, dịch
    và xuất bản) có đề cập tới quyền về sức khỏe của người sống chung với HIV/AIDS
    đã làm nổi bật lên rất nhiều vấn đề về quyền con người. Và khẳng định việc bảo vệ
    và thúc đẩy quyền con người là vấn đề thiết yếu để ngăn chặn sự lây lan của virus
    HIV. Đồng thời chuyên đề cũng đề cập tới sự ảnh hưởng và lây truyền HIV/AIDS
    cao bất thường tới một số nhóm đối tượng đặc biệt là phụ nữ. Chính sự bất bình
    đẳng giới đã khiến phụ nữ sống chung với HIV trở thành thành nhóm xã hội có mức
    độ tổn thương nghiêm trọng. Chuyên đề cũng đưa ra quan điểm về các biện pháp
    nhằm đảm bảo quyền con người của nhóm người sống chung với HIV.
    “Luật quốc tế về quyền của những người nhiễm HIV/AIDS” của tác giả
    Nguyễn Đình Thơ đăng trên website của Bộ Tư pháp ngoài việc đề cập tới các
    hướng dẫn quốc tế về quyền của người sống chung với HIV/AIDS cũng đã liệt kê
    và phân tích những nhóm quyền dễ bị vi phạm của nhóm xã hội này.
    PGS.TS.Nguyễn Trí Dũng “Quyền lao động của người nhiễm HIV/AIDS và
    quyền của người sử dụng lao động ở Việt Nam hiện nay” đã nêu ra những điểm
    không thống nhất giữa quyền lao động của người sống chung với HIV/AIDS và
    quyền của người sử dụng lao động ở Việt Nam. Tác giả cho rằng sự mâu thuẫn giữa
    quyền hai nhóm đối tượng này không chỉ tồn tại trong quy định của pháp luật mà
    còn không thống nhất cả trong thực tiễn. Tác giả cũng chỉ ra những nguyên nhân
    chủ yếu dẫn tới việc người sống chung với HIV/AIDS ít có mặt trong biên chế của
    các cơ quan đơn vị sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Đồng thời tác giả cũng đưa ra
    những khuyến nghị nhằm khắc phục vấn đề này. 6
    “Quyền sống và quyền được tôn trọng của người nhiễm HIV/AIDS “ của tác
    giả Hiếu Giang đăng trong tạp chí Cộng sản cũng đã nêu bật lên cách nhìn lệch lạc,
    nhận thức sai lầm thiếu hụt về HIV/AIDS của cộng đồng cùng với những hậu quả
    ghê gớm của việc này để lại. Việc cần thiết là cần tăng cường các biện pháp để thay
    đổi nhận thức của xã hội về vấn đề này, không chỉ với mục đích giúp cho công tác
    phòng chống đại dịch HIV/AIDS đạt được những kết quả tốt đẹp mà còn đảm bảo
    quyền cơ bản của những người sống chung với HIV/AIDS. Tác giả cũng trình bày
    những quy định về quyền của nhóm xã hội này trong một số các văn kiện quốc tế
    cũng như văn bản pháp luật quốc gia quan trọng.
    Bài viết “Trẻ em nhiễm HIV/AIDS và thái độ của cộng đồng” của
    PGS.TS.Trần Thị Minh Đức và TS.Nguyễn Trà Vinh đăng trên tạp chí Tâm lý học
    số 11/2006 đã trình bày về thực trạng trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS sống tại các
    Trung tâm bảo trở xã hội và thái độ của cộng đồng đối với những trẻ em này. Với
    những tình huống cụ thể, tác giả đã cho chúng ta thấy cái nhìn toàn cảnh về đời
    sống vô cùng khó khăn của những trẻ em này, thái độ của cộng đồng đối với chúng.
    Nguyên nhân dẫn tới việc vi phạm nghiêm trọng quyền con người của những trẻ em
    này, đồng thời đưa ra những giải pháp để khôi phục quyền của chúng.
    Báo cáo tham luận “Đánh giá và phát huy vai trò của các tổ chức xã hội, tổ
    chức NGO và những người có HIV trong phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam” của
    TS.Nguyễn Ngọc Thanh – Giám đốc Trung tâm Công tác lý luận, Ủy ban Trung
    ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã chỉ ra vai trò quan trọng của các tổ chức xã
    hội, các tổ chức phi chính phủ trong công tác phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam.
    Sự cần thiết phải phối hợp với các tổ chức này trong hoạt động thúc đẩy và bảo vệ
    quyền của người sống chung với HIV/AIDS.
    Xét thấy hoạt động nghiên cứu quyền của người sống chung với HIV/AIDS
    trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên cần phải có
    một cái nhìn toàn cảnh, trọn vẹn về vấn đề quyền của người của nhóm xã hội sống
    chung với HIV/AIDS từ lý luận lẫn thực tiễn. Từ những điểm phù hợp tới những
    tồn tại hạn chế để đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhất để thúc đẩy và bảo vệ 7
    quyền của nhóm xã hội dễ bị tổn thương này. Luận văn góp phần bổ sung những
    nghiên cứu về vấn đề này với hy vọng góp phần tăng cường nhận thức về quyền con
    người nói chung và quyền của người sống chung với HIV/AIDS nói riêng.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    Nhiệm vụ nghiên cứu:
    - Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận chung về HIV/AIDS, quyền con
    người của những người sống chung với HIV/AIDS
    - Nghiên cứu quy định pháp luật của Việt Nam, đối chiếu với pháp luật
    quốc tế về đảm bảo quyền của những người sống chung với HIV/AIDS
    - Đánh giá thực trạng bảo đảm quyền của người sống chung với HIV/AIDS
    ở Việt Nam trong quá trình nhận thức của các chủ thể trong quan hệ pháp luật nhân
    quyền, quá trình xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật và bảo vệ pháp luật: những
    thành tựu đạt được cũng như những hạn chế tồn tại
    - Trên cơ sở đó đưa ra những khuyến nghị nhằm cải thiện tính bất cập của
    pháp luật Việt Nam cũng như những giải pháp khác nhằm đảm bảo quyền của
    người sống chung với HIV/AIDS
    Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu tổng quan về quyền của người sống chung
    với HIV/AIDS từ đó nâng cao nhận thức của cộng đồng, xã hội về HIV/AIDS
    quyền con người.
    Khẳng định một điều quan trọng rằng: Người sống chung với HIV/AIDS
    cũng là một con người vì thế họ có quyền hưởng những quyền con người như bất cứ
    con người bình thường nào khác. Để nhóm xã hội dễ bị tổn thương này được thực
    thi quyền của mình thì Nhà nước, các tổ chức xã hội dân sự, cộng đồng cần nỗ lực
    thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo quyền cho nhóm xã hội này.
    Làm rõ tầm quan trọng của việc bảo đảm quyền của người sống chung với
    HIV/AIDS trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, không những đảm bảo quyền cho
    người sống chung với HIV/AIDS là một phần tất yếu trong việc tuân thủ các
    nguyên tắc cơ bản của luật nhân quyền quốc tế mà đây còn là một phương pháp hữu
    hiệu góp phần phòng, chống đại dịch HIV/AIDS. 8
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về quyền của nhóm
    người sống chung với HIV/ AIDS. Nguyên nhân tại sao quyền của nhóm người này
    lại dễ bị tổn thương, nét đặc thù dễ bị tổn thương là gì. Có những nhóm quyền nào
    dễ bị tổn thương trong thực tế. Bên cạnh đó còn đề cập tới những nhóm có khả năng
    bị tổn thương kép. Từ đó đưa ra những giải pháp thực tế để bảo vệ và thúc đẩy
    quyền của nhóm xã hội chung sống với HIV/AIDS
    Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu quyền của người chung sống với
    HIV/AIDS trên phạm vi quy định pháp lý và thực tiễn đảm bảo.
    Trong phạm vi quy định pháp lý: Khảo sát những quy định của pháp luật
    quốc gia quy định về quyền của người chung sống với HIV/AIDS trên cơ sở đối
    chiếu với các quy định của pháp luật quốc tế. Các quy định quốc tế có thể kể đến
    như: - Các Hướng dẫn quốc tế về HIV/AIDS và quyền con người 1996; Tuyên bố
    cam kết về HIV/AIDS, 2001 “Khủng hoảng toàn cầu – Hành động toàn cầu”; Công
    ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị- 1996; Công ước về quyền kinh tế, xã hội
    và văn hóa – 1996 Các quy định pháp luật quốc gia phải kể đến như Hiến pháp
    1992 (sửa đổi 2011); Luật phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm
    miễn dịch mắc phải ở người 2006; Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989; Luật bảo
    vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em 2003 và các văn bản pháp lý liên quan.
    Trong phạm vi thực tiễn: Luận văn đánh giá thực trạng việc đảm bảo quyền
    của người sống chung với HIV/AIDS từ quá trình nhận thức, xây dựng pháp luật,
    thực thi pháp luật đến bảo vệ pháp luật. Đánh giá những thành tựu đạt được và
    những hạn chế tồn tại. Xem xét tổng quan những yếu tố tác động từ chủ quan đến
    khách quan tới việc thực thi pháp luật về đảm bảo quyền của người sống chung với
    HIV/AIDS. Từ đó đưa ra phương hướng để khác phục tồn tại đó.
    5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
    Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật
    biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mac – Lenin; Các nguyên
    tắc nền tảng của luật nhân quyền quốc tế; Các quan điểm về quyền của người sống
    chung với HIV/AIDS trên thế giới. 9
    Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu: Phân tích – tổng hợp, xã
    hội học,thống kê, so sánh, đánh giá để làm sáng tỏ những vấn đề liên quan, đồng
    thời học hỏi kinh nghiệm thực tiễn của các nhà nghiên cứu về vấn đề quyền của
    người sống chung với HIV/AIDS.
    6. Kết quả và ý nghĩa nghiên cứu của luận văn
    Luận văn đã đạt được một số kết quả:
    - Đưa ra một cách nhìn nhận mới về người sống chung với HIV/AIDS đó là
    cách tiếp cận dựa trên quyền. Trước nguy cơ đe dọa của đại dịch HIV/AIDS, xã hội
    đều đặt lợi ích chung của cộng đồng lên trên hết, vì thế họ dần trở nên xa lánh, cách
    ly người sống chung với HIV/AIDS. Dần dần dẫn tới thái độ kỳ thị, phân biệt đối
    xử. Mọi người cho rằng đây là phương pháp hữu hiệu nhất để tự bảo vệ mình trước
    nguy cơ của đại dịch. Cộng đồng đang vô tình hoặc cố ý vi phạm quyền cơ bản của
    một bộ phận dễ bị tổn thương đó là những người sống chung với HIV/AIDS. Với
    những nghiên cứu đầy đủ về những quy định của pháp luật quốc gia cũng như luật
    nhân quyền quốc tế, luận văn đã đưa tới một cái nhìn đúng đắn hơn: Người sống
    chung với HIV/AIDS cũng phải được hưởng thụ các quyền con người cơ bản như
    bất cứ chủ thể nào trong cộng đồng nhân loại. Nghĩa vụ đảm bảo quyền của họ
    thuộc về chủ thể Nhà nước.
    - Luận văn đánh giá được một cách khách quan những thành tựu đạt được
    cũng như những tồn tại trong thực trạng đảm bảo quyền của người sống chung với
    HIV/AIDS trong quá trình nhận thức, quá trình xây dựng pháp luật, thực thi pháp
    luật và bảo vệ pháp luật. Đồng thời chỉ ra được một số những nguyên nhân chủ
    quan và khách quan dẫn tới những tồn tại và hạn chế đó.
    - Luận văn cũng đưa ra một số những đề xuất về biện pháp nhằm khắc
    phục những hạn chế tồn tại, để tăng cường đảm bảo quyền của người sống chung
    với HIV/AIDS.
    Ý nghĩa của luận văn: Luận văn gợi ý cho nhóm người sống chung với
    HIV/AIDS sử dụng công cụ pháp lý là những quy định của pháp luật, những cơ chế
    bảo đảm, nhằm thụ hưởng quyền của mình đồng thời có những hành động chủ động bảo vệ quyền của mình khi bị xâm phạm. Luận văn cũng góp phần thay đổi thái độ,
    hành vi của mọi người, để công cuộc phòng chống HIV/AIDS đạt được những
    thành tựu mới trong thời gian tới.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn chia làm 3 chương:
    Chương 1. Những vấn đề chung về đảm bảo quyền của người sống chung với
    HIV/AIDS trong pháp luật quốc tế và Việt Nam
    Chương 2. Thực trạng đảm bảo quyền của người sống chung với HIV/AIDS
    trong pháp luật Việt Nam
    Chương 3. Giải pháp đảm bảo quyền của người sống chung với HIV/AIDS
    trong pháp luật Việt Nam
     
Đang tải...