Thạc Sĩ Đảm bảo an ninh tài chính trong hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CẢM ƠN

    Để hoàn thành đề tài này, tác giả xin trân trọng cảm ơn giáo viên hướng dẫn
    Tiến sĩ Nguyễn Trường Thọ - Học viện An Ninh Nhân dân, thư viện Trường Đại
    học Quốc Gia Hà Nội cùng gia đình và đồng nghiệp đã động viên và tạo điều kiện
    giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu. Mặc dù đã rất cố gắng, dành nhiều
    thời gian và công sức để hoàn thành đề tài, tuy nhiên, do đây là đề tài khó, kiến thức
    của tác giả còn nhiều hạn hẹp và khó khăn trong việc tiếp cận thông tin nên luận
    văn không tránh khỏi nhiều khiếm khuyết. Tác giả rất mong nhận được sự quan
    tâm, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các chuyên gia và bạn đọc để có thể tiếp
    tục hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu.


    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN iii
    LỜI CẢM ƠN iv
    MỤC LỤC 1
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . i
    DANH MỤC BẢNG .ii
    DANH MỤC SƠ ĐỒ . iii
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ iii
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN,
    THỰC TIỄN VỀ ĐẢM BẢO AN NINH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG
    CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM . 5
    1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 5
    1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở trong nước . 5
    1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 6
    1.2 Cơ sở lý luận về đảm bảo an ninh tài chính trong hoạt động của các Ngân hàng
    thương mại Việt Nam 9
    1.2.1 Khái niệm . 9
    1.2.2 Sự cần thiết đảm bảo an ninh tài chính trong hoạt động của các Ngân hàng
    thương mại Việt Nam . 11
    1.2.3 Nội dung đảm bảo an ninh tài chính trong hoạt động của ngân hàng
    thương mại Việt Nam . 14
    1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá đảm bảo an ninh tài chính trong hoạt động của ngân
    hàng thương mại Việt Nam 21
    1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đảm bảo an ninh tài chính trong hoạt động của các ngân
    hàng thương mại Việt Nam 27
    1.3.1 Các yếu tố bên ngoài 27
    1.3.2 Các yếu tố bên trong . 29


    1.4 Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực về đảm bảo an ninh tài chính và
    bài học có thể vận dụng cho ngân hàng thương mại Việt Nam . 30
    1.4.1 Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực 30
    1.4.2 Bài học có thể vận dụng cho hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt
    Nam . 33
    CHƯƠNG 2 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 36
    2.1 Phương pháp luận duy vật biện chứng . 36
    2.2 Phương pháp phân tích tổng hợp . 37
    2.3 Phương pháp tiếp cận hệ thống 40
    2.4 Phương pháp thống kê, so sánh 41
    2.5 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 42
    2.6 Phương pháp chuyên gia 43
    CHƯƠNG 3 - THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO AN NINH TÀI CHÍNH TRONG
    HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ
    PHÁT TRIỂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2014 . 46
    3.1 Khái quát quá trình phát triển và tình hình hoạt động của Ngân hàng thương
    mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014 46
    3.1.1 Khái quát quá trình phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư
    và phát triển Việt Nam . 46
    3.1.2 Tình hình hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát
    triển Việt Nam . 51
    3.2 Thưc trạng đảm bảo an ninh tài chính trong hoạt động của ngân hàng thương
    mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam . 52
    3.2.1 Chỉ tiêu vốn kinh doanh 52
    3.2.2 Tài sản có . 56
    3.2.3 Năng lực quản lý 58
    3.2.4 Khả năng sinh lời . 59
    3.2.5 Khả năng thanh toán 61


    3.2.6 Thực trạng rủi ro phát sinh trong hoạt động của ngân hàng Thương mại cổ
    phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam 63
    3.2.7 Các biện pháp đảm bảo an ninh tài chính được áp dụng trong Ngân hàng
    thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam 68
    3.3 Đánh giá chung 76
    3.3.1 Kết quả đạt được 76
    3.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 80
    CHƯƠNG 4 - DỰ BÁO, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐẢM BẢO AN NINH TÀI
    CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
    ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 85
    4.1 Dự báo xu hướng phát triển và các yếu tố ảnh hưởng đến an ninh tài chính của
    Ngân hàng thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2015 –
    2020 . 85
    4.1.1 Dự báo xu hướng phát triển 85
    4.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng . 87
    4.1.3 Những thuận lợi, khó khăn trong đảm bảo an ninh tài chính tại Ngân hàng
    giai đoạn 2015 - 2020 88
    4.2 Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính trong hoạt động của Ngân hàng thương
    mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam 91
    4.2.1 Hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao nhận thức và năng lực quản lý, bảo
    đảm an ninh tài chính cho đội ngũ cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng 91
    4.2.2 Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách về ngân hàng, đặc biệt là cơ chế
    giám sát, bảo đảm an ninh, an toàn cho hoạt động ngân hàng . 92
    4.2.3 Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng 94
    4.2.4 Chính sách nhân sự 97
    4.2.5 Đẩy mạnh công tác Marketing, phát triển thương hiệu . 99
    4.2.6 Nâng cao hiệu quả phòng chống rủi ro ngân hàng . 101
    4.3 Một số kiến nghị 104
    4.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước, các Bộ, Ngành liên quan 104


    4.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 104
    KẾT LUẬN . 109
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    i

    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

    Stt Ký hiệu Nguyên nghĩa
    1 ANTC An ninh tài chính
    2 BIDV
    Ngân hàng thương mại Cổ phần đầu tư và phát
    triển Việt Nam
    3 CTG
    Ngân hàng thương mại cổ phần công thương
    Việt Nam
    4 VCB
    Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương
    Việt Nam
    5 HĐTD Hợp đồng tín dụng
    6 HĐV Huy động vốn
    7 NHTM Ngân hàng thương mại
    8 ROA Tỷ suất sinh lời trên tài sản bình quân
    9 ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có bình quân
    10 RRTD Rủi ro tín dụng
    11 TCTC Tổ chức tài chính
    10 TCTD Tổ chức tín dụng
    12 TSC Tài sản có
    13 TSN Tài sản nợ
    14 VHĐ Vốn huy động
    15 VTC Vốn tự có

    ii


    DANH MỤC BẢNG

    Stt Bảng Nội dung Trang
    1 Bảng 1.1
    Tỷ lệ an toàn vốn của toàn ngành Ngân hàng giai
    đoạn 2010- 2014
    25
    2 Bảng 1.2
    Hệ số an toàn vốn hệ thống các tổ chức tín dụng
    tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới
    25
    3 Bảng 3.1
    Nguồn vốn huy động một số NHTM giai đoạn
    2010-2013
    60
    4 Bảng 3.2
    Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV giai đoạn
    2010 - 2014
    61-62
    5 Bảng 3.3 Dư nợ cho vay theo kỳ hạn giai đoạn 2011 –2013 63
    6 Bảng 3.4 Phân loại nợ giai đoạn 2011 – 2013 64
    7 Bảng 3.5 Chi tiêu tài chính BIDV giai đoạn 2010 - 2014 67
    8 Bảng 3.6
    Số liệu rủi ro tác nghiệp của BIDV theo nghiệp
    vụ
    72
    9 Bảng 4.1
    Một số chỉ tiêu chủ yếu của BIDV trong năm
    2015
    92

    iii


    DANH MỤC SƠ ĐỒ

    Stt Sơ đồ Nội dung Trang
    1 Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức BIDV 55
    2 Sơ đồ 3.2 Cơ cấu bộ máy quản lý BIDV 56



    DANH MỤC BIỂU ĐỒ

    Stt Biểu đồ Nội dung Trang
    1 Biểu đồ 3.1 Tình hình tài sản và vốn chủ sở hữu của BIDV 59
    2
    Biểu đồ 3.2
    Quy mô huy động vốn một số NHTM năm 2012-
    2013
    60
    3 Biểu đồ 3.3 Khả năng sinh lời của các NHTM năm 2014 66
    4 Biểu đồ 3.4 Hệ số LDR của các NHTM Việt Nam năm 2014 68
    5 Biểu đồ 3.5 Mạng lưới của BIDV giai đoạn 2010-2013 86





    1

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong nền kinh tế thị trường, các vấn đề như khủng hoảng nợ, khủng hoảng
    ngân hàng, khủng hoảng tài chính và kinh tế là những vấn đề có tính thường trực,
    luôn là mối quan tâm đề phòng và ứng phó của các chính phủ trong quá trình quản
    lý và điều hành nền kinh tế để đảm bảo an ninh tài chính (ANTC) của mỗi quốc gia.
    Đặc biệt, ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa và tự do hóa tài chính buộc các nước
    phải đối mặt với những rủi ro ngày càng lớn và khủng hoảng tài chính đã trở thành
    mối đe dọa chủ yếu đến an ninh kinh tế thế giới.
    Khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO một
    cánh cửa mới đã mở ra cho nền kinh tế nước nhà, bắt đầu những nỗ lực lớn hơn và
    khó khăn nhiều hơn bội phần. Đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, các
    ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam chính thức bước vào “sân chơi” hoàn
    toàn mới, đứng trước nhiều cơ hội và thách thức lớn. Đó là: nguồn vốn kinh doanh
    nhỏ bé, chất lượng tín dụng thấp, cơ cấu hệ thống ngân hàng chưa thật phù hợp,
    năng lực quản lý và chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng chưa theo kịp với
    cơ chế mới, công nghệ ngân hàng còn lạc hậu đã đe dọa đến ANTC của ngành
    kinh tế quan trọng này. Vì vậy đảm bảo ANTC cho ngành ngân hàng thực sự là vấn
    đề sống còn. Mỗi chiến lược đảm bảo ANTC phải chặt chẽ, mang tính đặc thù và
    phải có tầm nhìn chiến lược phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
    Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là một
    trong những ngân hàng thương mại Nhà nước lớn đã có truyền thống hoạt động lâu
    đời và tạo được uy tín trên thị trường. Thực tế cho thấy trong khi nền kinh tế Việt
    Nam đã và đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức song BIDV vẫn bám sát chỉ
    đạo của các cơ quan quản lý, linh hoạt ứng phó với diễn biến của thị trường và
    khẳng định vai trò, vị trí của một định chế tài chính hàng đầu Việt Nam. Tuy nhiên,
    đối mặt với những thách thức cơ bản của nền kinh tế vĩ mô như sức cầu trong nước
    còn yếu, chất lượng tăng trưởng chưa cao, thu chi ngân sách khó khăn, gánh nặng
    2

    nợ công còn nhiều bất cập; nợ xấu vẫn còn ở mức cao và phức tạp cùng với những
    tồn tại chủ quan trọng hoạt động kinh doanh của BIDV như rủi ro tín dụng (RRTD),
    rủi ro đạo đức, rủi ro pháp luật, rủi ro chính trị, tình hình tội phạm phát sinh trong
    quá trình hoạt động, hạn chế về năng lực tổ chức quản lý, trình độ chuyên môn
    nghiệp vụ thấp và công nghệ lạc hậu thì không chỉ riêng BIDV mà các
    NHTMViệt Nam nếu không được nhìn nhận trực diện và phát hiện kịp thời có thể
    chuyển hóa thành các cuộc khủng hoảng lớn, đe dọa đến ANTC quốc gia.
    Như vậy, câu hỏi đặt ra là các biện pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động của
    BIDV cũng như của các NHTMViệt Nam có thực sự đảm bảo ANTC cho ngân
    hàng hoạt động ổn định và phát triển bền vững? Để trả lời câu hỏi này, tác giả mạnh
    dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: “Đảm bảo an ninh tài chính trong hoạt động của ngân
    hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu và
    thực hiện chuyên đề tốt nghiệp của mình.
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
     Mục tiêu nghiên cứu
    Làm rõ thực trạng an ninh tài chính và đảm bảo ANTC trong hoạt động của
    BIDV giai đoạn 2010-2014; đề xuất kiến nghị và giải pháp đảm bảo ANTC trong
    hoạt động của BIDV giai đoạn 2015-2020.
     Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Hệ thống các vấn đề lý luận về ANTC và đảm bảo ANTC tronghoạt động
    của các NHTM Việt Nam.
    - Đánh giá và phân tích đầy đủ thực trạng về ANTC và công tác đảm bảo
    ANTC trong hoạt động của BIDV giai đoạn 2010-2014.
    - Dự báo và đề xuất một số nội dung, giải pháp và kiến nghị nhằm đảm bảo
    ANTC trong hoạt động của BIDV giai đoạn 2015-2020.
    3. Câu hỏi nghiên cứu
    Câu hỏi nghiên cứu tác giả đặt ra trong bài luận văn là: “Các biện pháp đảm
    bảo an toàn trong hoạt động của các NHTM Việt Nam có thực sự đảm bảo ANTC
    cho ngân hàng hoạt động ổn định và phát triển bền vững?”.
    3

    4. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
    nghĩa Mac - Lê Nin; quan điểm tư tưởng của Đảng, Nhà nước chỉ đạo đảm bảo
    ANTC; các quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế về đảm bảo an
    toàn trong hoạt động tài chính - ngân hàng. Đồng thời, để giải quyết tốt mục tiêu,
    nhiệm vụ đặt ra, tác giả tập trung sử dụng các phương pháp sau:
    - Phương pháp duy vật biện chứng.
    - Phương pháp phân tích tổng hợp.
    - Phương pháp thống kê, so sánh
    - Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
    - Phương pháp tiếp cận hệ thống.
    - Phương pháp chuyên gia.
    5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
     Đối tượng nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về ANTC trong hoạt động của
    các NHTM Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp đảm bảo ANTC trong hoạt động
    của BIDV.
     Phạm vi nghiên cứu
    Nội dung tiếp cận/vấn đề nghiên cứu: Nghiên cứu vấn đề đảm bảo ANTC tại
    BIDV trên cơ sở xem xét chức năng hoạt động, cơ cấu tổ chức của BIDV hội sở
    chính; cơ cấu nhân sự và trình độ của các cán bộ nhân viên ngân hàng; đánh giá
    hiệu quả hoạt động của cơ quan thanh tra, giám sát đối với hoạt động của BIDV.
    Địa bàn nghiên cứu:Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt
    Nam - Hội sở chính.
    Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2010 đến năm 2014.
    6. Cấu trúc luận văn
    Phần mở đầu
    Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn về đảm
    bảo an ninh tài chính trong hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam.
    4

    Chương 2. Phương pháp nghiên cứu.
    Chương 3. Thực trạng đảm bảo an ninh tài chính trong hoạt động của Ngân
    hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014.
    Chương 4. Dự báo, giải pháp và kiến nghị đảm bảo an ninh tài chính trong
    hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
    Phần kết luận
     
Đang tải...