Luận Văn Đại học Quản lý Kinh doanh Hà Nội

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đại học Quản lý Kinh doanh Hà Nội

    I- LỜI MỞ ĐẦU

    Trong khoảng 30 năm kể từ khi hoà bình lập lại cho đến những năm cuối thập kỉ 80 (1955-1989), ở miền bắc nước ta, và từ sau 1975 thì cả miền nam, chỉ tồn tại 3 hình thức sở hữu tư liệu sản xuất.
    Đó là sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu cá thể. Tương ứng với các hình thức sở hữu trên là 3 loại hình kinh tế: kinh tế quốc doanh, kinh tế hợp tác xã và kinh tế cá thể, tuy nhiên kinh tế cá thể hết sức nhỏ bé, chỉ chiếm tỷ lệ một vài phần trăm. Sau khi chiến tranh kết thúc, nền kinh tế nước ta lẽ ra phải bước vào giai đoạn khởi sắc, phát triển mạnh mẽ. Đại hội đảng lần thứ tư năm 1976 đã đề ra những mục tiêu phấn đấu rất cao cho kế hoạch 5 năm 76-80, nhưng thực tế cả kế hoạch 5 năm 76-80 cho đến 5 năm 81-85, chúng ta đều bị thất bại. mô hình xã hội chủ nghĩa kiểu tập trung bao cấp đã không còn phù hợp với thời kỳ mới. từ những kế hoạch thất bại, đảng và nhà nước đã có những thay đổi cơ bản về đường lối chính sách để đất nước phát triển phù hợp vơí xu thế vận động của thế giới. điển hình đó là đảng và nhà nước đã cho phát triển nền kinh tế thị trường-kinh tế đa thành phần. trong bước chuyển biến đó chúng ta đã dần đi lên. trong xu hướng vận động này đảng và nhà nước đã từng bước tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp . bởi vì nhà nước thấy không cần phải nắm
    giữ 100% vốn đầu tư , nhằm tạo điều kiện cho người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần làm chủ thực sự doanh nghiệp , huy động vốn toàn xã hội để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp góp phần tăng trưởng kinh tế. Để tìm hiểu sâu xa nguyên nhân chúng ta đi vào phần sau.

     
Đang tải...