Luận Văn đại cương về vi sinh vật gây bệnh cho người và ảnh hưởng tới sức khỏe và môi trường

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẠI CƯƠNG VỀ VI SINH VẬT GÂY BỆNH CHO NGƯỜI

    BS, ThS Trương Trọng Hoàng

    Trung tâm Truyền thông- Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

    Có nhiều loại vi sinh vật gây bệnh cho người bao gồm vi trùng, siêu vi trùng và ký sinh vật. Riêng vi trùng và siêu vi trùng có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng (infectious diseases) có khả năng lây lan từ người này sang người khác.

    1. Vi trùng

    1.1. Đại cương

    Vi trùng (còn gọi vi khuẩn) là những sinh vật đơn bào (một tế bào) rất nhỏ (kích thước từ 0,5-50 m (1.000 m = l mm)), sống trong tự nhiên không bắt buộc phải phụ thuộc vào cơ thể sống khác. Vi trùng có loại gây bệnh cho người có loại không, có loại bình thường thì không gây bệnh nhưng lúc cơ thể bị suy giảm sức đề kháng thì gây bệnh. Cũng có loại có ích cho cơ thể, ví dụ các vi trùng thường trú trong ruột.

    Dựa trên hình thể có thể chia vi trùng làm 4 loại:

    - Cầu khuẩn: Tụ cầu, Liên cầu .

    - Trực khuẩn: vi trùng lao, phong .

    - Phẩy khuẩn: vi trùng tả .

    - Xoắn khuẩn: vi trùng giang mai .

    Tuy nhiên khi môi trường sống thay đổi thì hình dạng của vi trùng có thể thay đổi.

    1.2. Hoạt động của vi trùng

    - Có loại di động (trực khuẩn có lông, xoắn khuẩn), loại không di động. Vi trùng loại di động lây lan mạnh hơn.

    - VT sinh sản bằng 2 cách

    + Trực phân: sinh sản vô tính bằng cách phân đôi

    + Nha bào hóa: khi điều kiện sống không thuận lợi, nhân và một phần chất nguyên sinh bọc lấy nhân để biến thành một dạng đặc biệt gọi là nha bào có khả năng tồn tại trong điều kiện môi trường khắc nghiệt. Khi vi trùng bị ly giải thì nha bào trở thành tự do, và nếu gặp hoàn cánh thuận lợi thì nha bào lại biến thành con vi trùng như trước. Ví dụ: Vi trùng uốn ván có thể biến thành dạng nha bào và tồn tại trong đất sâu trong thời gian nhiều năm và khi có điều kiện lọt vào cơ thể người thì lại phát triển lại thành vi trùng uốn ván gây bệnh. Nha bào uốn ván cũng chịu đựng nhiệt độ cao hơn, hơn 121oC mới bị tiêu diệt.

    - Về mặt dinh dưỡng có 2 loại:

    + VT tự dinh: vi trùng sử dụng các chất vô cơ trong tự nhiên để tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết

    + VT dị dinh: sử dụng các chất hữu cơ có sẵn.

    Nhiều vi trùng cần những yếu tố phát triển là những chất cần thiết cho hoạt động sống của vi trùng nhưng vi trùng không tự tổng hợp được.

    - Về mặt hô hấp có 2 loại vi trùng:

    + Hiếu khí: cần có ôxy tự do

    + Yếm khí: tự phân tích lấy ôxy từ các hợp chất.

    Nhiều loại vi trùng yếm khí nguy hiểm phát triển mạnh trong các vết thương sâu, băng chặt có thể làm hoại tử thậm chí dẫn đến tử vong.

    - Về mặt chuyển hóa, ở VT có 2 quá trình:

    + Dị hóa phân giải chất dinh dưởng.

    + Đồng hóa tống hợp các chất cần thiết của cơ thể.

    Một số chất vi trùng sinh ra đối với người là những độc tố hoặc chí nhiệt tố đối với con người. Ngoài ra vi trùng còn tiết ra các chất: kháng sinh tố, sắc tố, phân hóa tố.

    * Độc tố

    - Nội độc tố: là những chất do vi trùng tổng hợp nên có khả năng gây độc cho người nhưng không tiết ra ngoài. Ví dụ: Nội độc tố vi trùng gây bệnh thương hàn.

    - Ngoại độc tố: là những chất do vi trùng tổng hợp và tiết ra ngoài có khả năng gây độc cho người. Ví dụ: Ngoại độc tố của vi trùng bạch hầu, uốn ván.

    * Chí nhiệt tố

    Là những chất do vi trùng tổng hợp có khả năng gây sốt cho người.

    * Kháng sinh tố

    Là những chất do một số vi sinh vật sản xuất ra có tác dụng độc đối với một số vi sinh vật khác.

    1.3. Các yếu tố tác động đến vi trùng

    1.3.1. Yếu tố vật lý

    - Ánh sáng: tia cực tím có tác dụng diệt vi trùng thường được ứng dụng để tiệt trùng nước uống, sát trùng trong phòng mổ .

    - Nhiệt độ:

    + 0-4oC ức chế sự phát triển của vi trùng

    + 18-40 vi trùng hoạt động được (37 tốt nhất)

    + > 40 bắt đầu bị tiêu diệt, tùy loại mà nhiệt độ tiêu diệt có khác nhau.

    1.3.2. Yếu tố hóa học

    Có một số loại hóa chất tác động đến vi trùng: hoặc kích thích sự phát triển hoặc ngược lại ức chế, tiêu diệt vi trùng. Ví dụ: các chất sát trùng như cồn 70, nước Javel .

    1.3.3. Yếu tố sinh học

    - Kháng sinh có thể tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi trùng

    - Hệ thống miễn dịch của cơ thể cũng là một yếu tố bảo vệ quan trọng chống lại sự tấn công của vi trùng. Có miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu.

    2. Siêu vi trùng

    2.1. Đại cương

    Siêu vi trùng còn gọi là vi rút (virus), là dạng vật chất rất nhỏ (kích thước: 10 nm-300 mn (1000 nm = 1m)) sống ký sinh trong tế bào. Siêu vi trùng không có khả năng phát triển và tự nhân lên nếu không có tế bào sống.

    - Về mặt cấu tạo gồm 2 phần:

    + Vỏ: được cấu tạo bằng những tiểu đơn vị protein. Một số siêu vi trùng ngoài vỏ có thêm màng bọc ngoài.

    + Nhân: chất liệu di truyền là một chuỗi kép ADN hoặc một chuỗi đơn ARN.

    2.2. Hoạt động

    - Sự nhân lên diễn ra qua nhiều giai đoạn nhưng đều phụ thuộc vào tế bào sống.

    2.3. Các yếu tố tác động đến SVT

    2.3.1. Nhân tố vật lý

    - Ánh sáng: tia cực tím có thể giết được một số loại siêu vi trùng.

    - Nhiệt độ: tùy loại siêu vi trùng.

    2.3.2. Nhân tố hóa học

    Các chất sát trùng có thể tiêu diệt được siêu vi trùng.

    2.3.3. Nhân tố sinh vật

    - Interferon: bản chất là 1 protein được tạo nên bởi tế bào khi tế bào này bị nhiễm siêu vi trùng. lnterferon có khả năng ngăn chặn sự phát triển của siêu vi trùng, được dùng để điều trị và phòng bệnh do siêu vi trùng.

    - Hệ thống miễn dịch

    Chú ý: kháng sinh không tiêu diệt hoặc ức chế được siêu vi trùng.

    3. Ký sinh vật

    3.1. Đại cương

    Ký sinh vật (KSV) là những sinh vật phải sống nhờ ký sinh vào những sinh vật khác (ký chú).

    Có nhiều loại ký sinh vật khác nhau:

    - Ký sinh vật thuộc giới động vật (ký sinh trùng):

    + Đơn bào (Protozoa): ngành giả túc, trùng roi, trùng lông, bào tử trùng.

    + Đa bào (Metozoa): ngành giun sán, chân đốt.

    - Ký sinh vật thuộc giới thực vật (vi nấm).

    3.2. Hoạt động

    - Có 2 hình thức ký sinh:

    + Ký sinh vĩnh viễn: trong quá trình sống, ký sinh vât phải luôn luôn sống trên ký chủ.

    + Ký sinh tạm thời: chỉ bám vào ký chủ khi cần thức ăn.

    - Về phương diện số lượng ký chủ phân biệt:

    + KSV đơn ký: chỉ sống bám một loại ký chủ duy nhất

    + KSV đa ký: sống bám trên nhiều lọai ký chủ

    - Di động: đa số có khả năng di động

    - Sinh sản: có loại sinh sản vô tính, có loại sinh sản hữu tính (kể cả đơn bào)

    - Dinh dưỡng: cần có cơ thể sống

    - Hô hấp: cần oxy tự do

    - Chuyển hóa: cũng có dị hóa, đồng hóa. Một số loài vi nấm có thể sinh ra kháng sinh tố.

    3.3. Các yếu tố tác động đến KSV

    Các yếu tố tác động đến ký sinh vật cũng bao gồm yếu tố vật lý (tia xạ, nhiệt độ .), hóa chất và sinh học (hệ miễn dịch .).

    Biên soạn 10/1992, Cập nhật 01/2006
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...