Tài liệu Đại cương Mỹ học Mác_Lênin

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ



    NỘI DUNG .

    PHẦN I - MỘT SỐ TƯ TƯỞNG MỸ HỌC TRƯỚC MÁC


    PHẦN II - MỸ HỌC MÁC - LÊNIN.

    I. Đối tượng nghiên cứu của mỹ học Mác - Lênin

    II. Quan hệ thẩm mỹ

    III. Khách thể thẩm mỹ

    IV. Chủ thể thẩm mỹ

    V. Nghệ thuật

    VI. Giáo dục thẩm mỹ


    TÀI LIỆU THAM KHẢO


    I. TƯ TƯỞNG MỸ HỌC THỜI KỲ HY LẠP – LA MÃ

    CỔ ĐẠI


    Tư tưởng mỹ học Cổ đại được hình thành vàp khoảng thế kỷ IX (TCN), phát triển rực

    rỡ vào cuối thế kỷ VI (TCN), đạt đến độ cực thịnh vào thế kỷ IV trước công nguyên, sau đó

    thoái trào và kết thúc vào đầu thế kỷ thứ VI sau công nguyên.

    Các tư tưởng mỹ học Hy Lạp cổ đại thoạt đầu hình thành ở dải đất Iôni, phía đông Địa

    Trung Hải, sau đó lan chuyển sang đảo Sisin và Nam bán đảo Italia, nhưng khi phát triển rực

    rỡ nhất thì lại ở Aten. Người Hy Lạp đã lập nên hệ thống mỹ học của mình nhờ việc tiếp cận

    các tri thức phương Đông (của người Ai Cập và của người vùng Lưỡng Hà) thông qua tộc

    người Phênixi ở phía nam dải đất Iôni.

    Đời sống văn hóa nghệ thuật Hy Lạp cổ đại cũng có sự phát triển rực rỡ, với các tác

    phẩm bất hủ như Iliát và Ôđixê (Hôme), các vở kịch Ôrexti, Prômêtê bị xiềng (Étsin), Ơđíp

    vua, Ăngtigôn (Xôphốc), Mêđê (Ơripít), các vở kịch hài của Arixtôphan; các công trình kiến

    trúc nổi như đền thờ thần Áctemít (ở thành phố Êphez), đền Atena và quần thể kiến trúc

    Aùcrôpôl, đền Páctenông (Phiđi và Ictinus); các tác phẩm điêu khắc mẫu mực như tượng

    khổng lồ Atena cao 10 mét, tượng Đêtêmê, tượng thần Zớt (Phiđi) Hécmét, Vệ nữ Cnidơ, Vệ

    nữ Ácli, các tượng Apôlông (Praxichen) với những tác phẩm hoàn mỹ như vậy, nghệ thuật

    của người Hy Lạp cổ đại đến ngày nay vẫn được giữ nguyên giá trị mẫu mực của nó. Vì vậy

    nó buộc các nhà tư tưởng thời bấy giờ phải lưu tâm nghiên cứu, đánh giá, nhận xét về chúng,

    tư tưởng mỹ học Hy Lạp cổ đại hình thành từ đó.


    Theo Pitago (580 – 500 TCN) con số lập nên bản chất mọi sự vật, từ đó cho rằng cái

    đẹp là do sự hài hòa giữa các con số hay nói cách khác “cái đẹp là sự hài hòa trong quan hệ số

    lượng”. Ông chứng minh bằng hiện tượng chất lượng âm thanh phụ thuộc vào chiều dài dây

    đàn và tìm ra quan hệ số lượng trong âm nhạc như quãng tám: 1:2 ; quãng năm: 2:3 ; quãng

    bốn: 3:4. Ông đồng nhất hài hòa với hoàn thiện và vẻ đẹp bằng một hình thức chất phát, ông

    phát hiện sức mạnh của nghệ thuật khi cho rằng, có thể dùng âm nhạc để chữa bệnh và giáo

    dục đạo đức công dân.





    CHÚ THÍCH : TÀI LIỆU GỒM FILE PDF + WORD
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...