Tài liệu đặc trưng về tinh thần đoàn kết của phong trào tây sơn

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶC TRƯNG VỀ TINH THẦN ĐOÀN KẾT CỦA PHONG TRÀO TÂY SƠN


    1. LỰC LƯỢNG NÀO BIỂU HIỆN SỰ “ ĐOÀN KẾT” TRONG PHONG TRÀO?.
    2. HIỂU NHƯ THẾ NÀO VỀ VẤN ĐỀ “ ĐOÀN KẾT” THỂ HIỆN TRONG PHONG TRÀO?
    3. NHẬN ĐỊNH VỀ NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA VẤN ĐỀ “ĐOÀN KẾT” TRONG PHONG TRÀO?(CÓ RÚT RA BÀI HỌC )


    Thế kỷ 16, Đại Việt chìm trong chia cắt: hết cuộc chiến giữa tập đoàn phong kiến Trịnh-Mạc cho đến cuộc đối đầu triền miên giữa dòng họ Trịnh-Nguyễn. Cuối thế kỷ, cục diện đàng trong đàng ngoài chính thức hình thành và kéo dài mãi từ đó đến gần hai thế kỷ sau.
    Đất nước lâm nguy, vua chúa cả hai miền chỉ lo vơ vét của cải, ăn chơi hưởng lạc, khiến nhân dân lầm than. Trong bối cảnh ấy, không ít cuộc khởi nghĩa đã nổ ra. Tuy nhiên, chưa cuộc khởi nghĩa nào thắng lợi.
    Năm 1771, trên vùng Tây Sơn Thượng Đạo (An Khê, Gia Lai ngày nay), 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ phất cờ khởi nghĩa. Được nhân dân ủng hộ, trong vòng 12 năm, từ 1777-1789, nghĩa quân Tây Sơn liên tiếp lập nên những chiến công hiển hách: lật đổ 2 tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn; đánh tan 5 vạn quân Xiêm và đè bẹp 29 vạn quân Thanh Xâm lược.
    Trong suốt chặng đường chiến đấu, Ba anh em Tây Sơn, đặc biệt là Nguyễn Huệ đã không chỉ chứng tỏ mình là nhà lãnh đạo chính trị xuất sắc mà còn là một nhà cầm quân tài ba. Những gì ông làm, không phải vị tướng nào cũng thực hiện được.
    Xuất phát điểm của phong trào Tây sơn là Ấp Tây Sơn, là cuộc đấu tranh giữa nhân dân với giai cấp thống trị phong kiến Đàng trong sau đó lan ra cả Đàng ngoài. Quá trình chuyển biến (vào Nam ra Bắc, thống nhất đất nước) đó, yếu tố nào đã tạo nên mộ sức mạnh tổng lực đưa cách mạng Tây Sơn đến thắng lợi, mà từ trước đến thời điểm này chưa hề có? Thông qua diễn biến của cuộc khởi nghĩa, chúng ta thấy nhân tố rất quan trọng làm nên thắng lợi của phong trào Tây sơn-đó là tinh thần “đoàn kết”, đặt dưới sự chỉ đạo chung của một lực lượng thống nhất:
    Ø Ở Đàng trong, Ngay từ khi mới khởi nghĩa, địa bàn hoạt động chỉ mới trong phạm vi nhỏ hẹp của miền núi rừng Qui Nhơn-Ấp Tây Sơn, phong trào Tây Sơn cũng cũng đã có một khả năng đoàn kết, thu hút được đông đảo từng tầng lớp nhân dân và thành phần dân tộc tham gia. Trong hàng ngũ nghĩa quân, đã có cả người đa số và người thiểu số. Những đội quân người Thượng “cởi trần trùng trục, đầu quấn khăn, cổ đeo tầu vàng lá bạc .là những đội quân rất hăng và gan dạ. Nhứng thổ hào như Nguyễn Thung, chàng Lía tích cực hưởng ứng than gia phong trào. Thương gia cũng tích cực tham gia phong trào như Huyền Khê, một người giàu lớn ở Qui Nhơn đã giúp đỡ nghĩa quân về mặt tài chính, lương thực “Hào mục bản thổ đua nhau nổi dậy hưởng ứng với Nhạc, thế giặc ngày càng bùng lên” (theo Cương mục). Phong trào Tây Sơn đã lôi cuốn cả người Hoa ở miền Nam lúc này, tập hợp thành những đơn vị chiến đấu, dưới sự chỉ huy của Lí Tài và Tập đình. Những lãnh tụ Tây Sơn liên lạc với cả người Chiêm Thành: nữ chúa Chiêm đã từng đem quân tới đóng ở Thạch Thành ủng hộ Tây sơn đánh Nguyễn ở Đàng Trong. Lính Tây Sơn còn có bộ phận gồm những người thiểu số khác ở Cao Miên, Cam Biên, Xiêm (theo Giáo sĩ Le Roy).
    Ø Ở Đàng ngoài, quân Tây sơn luôn luôn tranh thủ sự ủng hộ đồng tình của quân chúng nhân dân. Trong cuộc đấnh quân Trịnh, quân Tây Sơn đã phối hợp chặt chẽ với nhân dân
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...