Tài liệu Đặc trưng văn hóa – dân tộc của tiếng Việt, những nghiên cứu khởi đầu

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đặc trưng văn hóa – dân tộc của tiếng Việt, những nghiên cứu khởi đầu


    Khi nghiên cứu từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, các nhà từ vựng học như Nguyễn Văn Tu, Đỗ Hữu Châu, Hoàng Văn Hành, Nguyễn Thiện Giáp, luôn luôn chú ý đến đặc trưng văn hóa - dân tộc của tiếng Việt. Sau đây là những vấn đề đã được đề cập đến:
    1. Cách phản ánh, cách phân cắt thực tại của tiếng Việt khác với các ngôn ngữ khác
    Thực tại khách quan là một thể liên tục, ngôn ngữ nào cũng phản ánh thực tại khách quan, nhưng mỗi ngôn ngữ phân cắt thực tại theo cách của mình. Nguyễn Thiện Giáp viết: “Nghĩa sở chỉ là nghĩa sở biểu các ngôn ngữ đều có quan hệ với việc nhận thức hiện thực khách quan. Nhưng sự hình thành của những cái sở chỉ và sở biểu lại được diễn ra trên cơ sở ngôn ngữ, bằng những phương tiện ngôn ngữ có sẵn, cho nên có thể đạt đến các cái sở biểu hoặc sở chỉ bằng các con đường khác nhau, bởi vì bản thân quá trình nhận thức được thực hiện bằng những biện pháp ngôn ngữ khác nhau. Khi các biện pháp ngôn ngữ thay đổi thì cái sở biểu và cái sở chỉ cũng thay đổi. Chính vì vậy, cái sở biểu và sở chỉ trong các ngôn ngữ không hoàn toàn giống nhau Hãy so sánh ăn trong tiếng Việt, với kin trong tiếng Tày. Trong trường hợp nào đó, kin có thể dịch ra tiếng Việt là ăn, nhưng thực ra giá trị của hai từ này không giống nhau, bởi vì mỗi từ nằm trong một hệ thống đối lập riêng. Để chỉ các hiện tượng hút, bú, uống, người Tày vẫn dùng từ kin, trong khi người Việt lại dùng những từ khác lạ hút, bú, uống. Rõ ràng giá trị của ăn trong tiếng Việt không tương đương với giá trị của kin trong tiếng Tày. Sở dĩ như vậy là vì trong tiếng Việt, ăn đối lập với , uống, hút còn trong tiếng Tày không có những đối lập tương tự. Ví cụ khác: uncle trong tiếng Anh tương đương với chú, bác cậu của tiếng Việt; đồng thời cô, dì, mợ của tiếng Việt lại cũng chỉ tương đương với auni trong tiếng Anh mà thôi”
    Sự khác biệt trên đây giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ khác chính là sự khác biệt trong cách “phạm trù hóa hiện thực” và trong “bức tranh ngôn ngữ về thế giới” của các dân tộc.
    2. Cách gọi tên sự vật, hiện tượng trong tiếng Việt
    Gọi tên là sự đánh dấu một đối tượng, một hiện tượng, một quá trình, Sự đánh dấu này thường dựa theo một hoặc một vài dấu hiện có tính chất duyên cơ của đối tượng, hiện tượng của thực tế. Trong cuốn Từ và nhận diện từ tiếng Việt, Nguyễn Thiện Giáp viết:
    Mỗi sự vật, hiện tượng hay khái niệm có nhiều thuộc tính khác nhau. Khi đặt tên cho những sự vật, hiện tượng hai khái niệm đó, người ta thường dựa vào một hoặc một số thuộc tính nào đó của chúng làm căn cứ để hiểu toàn bộ sự vật, hiện tượng, khái niệm. Nhưng mỗi dân tộc có cách nhìn nhận, phản ánh khác nhau đối với thực tế. Do vậy, cùng một đối tượng, có thể có những cách đặt tên khác nhau. Chẳng hạn, cái đối tượng mà người Việt gọi là mặt trời, thì người Tày - Nùng lại gọi là tha cằn (tức là mắt ngày).
    Cái đối tượng được người Việt gọi là dưa chuột thì người Nga gọi là ozypeu. Những tên Nga này được mượn từ tiếng Hi Lạp mà từ gốc của tên dưa chuột là xupos có nghĩa là chưa chín, đây là thứ rau được ăn ở dạng còn chưa chín, đối lập với эылня “dưa bở” - ăn ở dạng chín. Một loại cây có trong tiếng Việt được gọi là “chút chít” thì người Anh dựa vào màu sắc hơi đỏ của thân cỏ nên gọi là red weed (nghĩa là đen là hồng thảo); Trong tiếng Việt, ngoài tên mượn Hán bồ công anh, còn có tên rau diếp trời, tiếng Đức gọi loại cỏa này là butterblume (nghĩa đen là hoa vàng như bơ).
    Ngay trong một dân tộc, vào những thời kì khác nhau, ở những địa phương khác nhau cũng có thể có những cách gọi tên khác nhau. Ví dụ: cái mà người miền Bắc Việt Nam gọi là bao diêm thì người miền Nam gọi là hộp quẹt. Những đối tượng mà ngôn ngữ toàn dân gọi là ớt chỉ thiên, mít dại, đậu đen, chuối tây, đậu đũa, cà dái dê còn có những tên địa phương gọi khác như: ớt hiểm, mít ráo, đậu xanh lòng, chuối mốc, đậu dải áo, cà tím. Những đối tượng như tre đằng ngà, trinh nữ, phượng vĩ, còn được gọi là tre
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...