Tiểu Luận Đặc trưng văn hóa – dân tộc của tiếng Việt, những nghiên cứu khởi đầu

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Tiểu Luận Đặc trưng văn hóa – dân tộc của tiếng Việt, những nghiên cứu khởi đầu

    MỤC LỤC

    1. Cách phản ánh, cách phân cắt thực tại của tiếng Việt khác với các ngôn ngữ khác 1
    2. Cách gọi tên sự vật, hiện tượng trong tiếng Việt 2
    3. Đặc trưng văn hóa - dân tộc ở thành ngữ tiếng Việt 4
    4. Đặc trưng văn hóa dân tộc của tiếng Việt thể hiện ở hiện tượng biến đổi nghĩa và cơ cấu ý nghĩa của từ 5
    5. Đặc trưng văn hóa - dân tộc của tiếng Việt thể hiện ở hiện tượng kiêng kị và biểu trưng 7



    Khi nghiên cứu từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, các nhà từ vựng học như Nguyễn Văn Tu, Đỗ Hữu Châu, Hoàng Văn Hành, Nguyễn Thiện Giáp, luôn luôn chú ý đến đặc trưng văn hóa - dân tộc của tiếng Việt. Sau đây là những vấn đề đã được đề cập đến:
    1. Cách phản ánh, cách phân cắt thực tại của tiếng Việt khác với các ngôn ngữ khác
    Thực tại khách quan là một thể liên tục, ngôn ngữ nào cũng phản ánh thực tại khách quan, nhưng mỗi ngôn ngữ phân cắt thực tại theo cách của mình. Nguyễn Thiện Giáp viết: “Nghĩa sở chỉ là nghĩa sở biểu các ngôn ngữ đều có quan hệ với việc nhận thức hiện thực khách quan. Nhưng sự hình thành của những cái sở chỉ và sở biểu lại được diễn ra trên cơ sở ngôn ngữ, bằng những phương tiện ngôn ngữ có sẵn, cho nên có thể đạt đến các cái sở biểu hoặc sở chỉ bằng các con đường khác nhau, bởi vì bản thân quá trình nhận thức được thực hiện bằng những biện pháp ngôn ngữ khác nhau. Khi các biện pháp ngôn ngữ thay đổi thì cái sở biểu và cái sở chỉ cũng thay đổi. Chính vì vậy, cái sở biểu và sở chỉ trong các ngôn ngữ không hoàn toàn giống nhau Hãy so sánh ăn trong tiếng Việt, với kin trong tiếng Tày. Trong trường hợp nào đó, kin có thể dịch ra tiếng Việt là ăn, nhưng thực ra giá trị của hai từ này không giống nhau, bởi vì mỗi từ nằm trong một hệ thống đối lập riêng. Để chỉ các hiện tượng hút, bú, uống, người Tày vẫn dùng từ kin, trong khi người Việt lại dùng những từ khác lạ hút, bú, uống. Rõ ràng giá trị của ăn trong tiếng Việt không tương đương với giá trị của kin trong tiếng Tày. Sở dĩ như vậy là vì trong tiếng Việt, ăn đối lập với bú, uống, hút còn trong tiếng Tày không có những đối lập tương tự. Ví cụ khác: uncle trong tiếng Anh tương đương với chú, bác cậu của tiếng Việt; đồng thời cô, dì, mợ của tiếng Việt lại cũng chỉ tương đương với auni trong tiếng Anh mà thôi”
    [​IMG]

     
Đang tải...