Sách Đặc trưng tiếng Nhật và tương quan Hán - Việt / Hán

Thảo luận trong 'Sách Ngoại Ngữ' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đặc trưng tiếng Nhật và tương quan Hán - Việt / Hán
    Đặc trưng tiếng Nhật và tương quan Hán - Việt / Hán - Nhật Truyền thuyết về sự du nhập chữ Hán vào Nhật Hán tự truyền sang Nhật theo ngả Triều Tiên vào khoảng đầu thế kỷ III. Theo truyền thuyết, về sau có một người tên là Ngạc (Wani) từ một nước cổ Kudara (giữa biển Nhật Bản, gần phía Đông của Triều

    Đặc trưng tiếng Nhật và tương quan Hán - Việt / Hán - Nhật

    Truyền thuyết về sự du nhập chữ Hán vào Nhật

    Hán tự truyền sang Nhật theo ngả Triều Tiên vào khoảng đầu thế kỷ III. Theo truyền thuyết, về
    sau có một người tên là Ngạc 鱷 (Wani) từ một nước cổ Kudara (giữa biển Nhật Bản, gần phía
    Đông của Triều Tiên) đến Nhật, mang theo Luận Ngữ 論 語 (Rongo) và Thiên Tự Văn 千 字 文
    (Senjimon). Đó là lần đầu tiên Hán tự truyền vào Nhật (gọi là Kanji). Nhưng mãi đến thế kỷ IV và V
    thì Hán tự mới thực sự du nhập vào Nhật nhờ sự buôn bán theo đường biển giữa Nhật và Triều
    Tiên.

    Từ văn nói tới văn viết

    Nhật ngữ cổ đại chỉ là khẩu ngữ (văn nói). Những thông tin truyền đi do những người tên gọi là
    kataribe 語 部 (ngữ bộ). Họ đi khắp nơi, kể chuyện và truyền đạt các tin quan trọng. Con cháu của
    người Triều Tiên định cư tại Nhật làm công việc biên chép công văn giấy tờ. Họ chuyển khẩu ngữ
    cổ của Nhật (gọi là Đại Hòa ngôn diệp: Yamatokotoba 大 和 言 葉 ) sang Hán tự. Đây là lần đầu tiên
    Nhật có bút ngữ (văn viết). Họ chuyển âm của Đại Hòa ngôn diệp sang các âm Hán tự tương
    đương mà không quan tâm đến ý nghĩa. Hệ phiên âm này gọi là Man’yōgana (Vạn Diệp giả danh
    萬 葉 假 名 ). Chữ giả 假 ở đây không phải là giả hiệu mà nghĩa là giả tá 假 借 (vay mượn). Ý nói
    Nhật ngữ cổ đại không có chữ viết, phải vay mượn các nét bút của chữ Hán để ghi lại lời nói. Chính
    hệ thống văn tự này được dùng để ghi chép các thi văn cổ của Nhật trong bộ Vạn Diệp Tập 萬 葉
    集 (Man’yōshū). Tuyển tập này cũng bao gồm các bài thơ của Nhân Đức thiên hoàng 仁 德
    Nintoku (313-399) và các bài khác được viết dưới thời Thuần Nhân thiên hoàng 淳 仁 Junnin
    (758-764).

    Nguồn gốc Hiragana và Katakana

    Để viết chữ thuận tiện hơn, Vạn Diệp giả danh được giản hóa thành Hiragana 平 假 名 (Bình giả
    danh) và Katakana 片 假 名 (Phiến giả danh). Ngay tên gọi đã gợi ra ý nghĩa, chữ bình 平 (hira)
    ngụ ý dễ dàng tiện lợi, và chữ phiến 片 (kata) ngụ ý bất toàn. Cho nên Phiến giả danh là Vạn Diệp
    giả danh chưa hoàn chỉnh. Cả hai Hiragana và Katakana đã trải qua nhiều lần chỉnh lý mới được
    chuẩn mực như hiện nay. Trần Triết Xán 陳 哲 燦 viết rằng: Cát Bị Chân Bị 吉 備 真 備 tạo Phiến giả
    danh (Katakana) từ chữ Khải 楷 và nhà sư Không Hải 空 海 tạo Bình giả danh (Hiragana) từ chữ
    Thảo 草 . Cả hai đều là người Nhật, du học Trung Quốc vào đời Đường (618-907). (Trần Triết Xán,
    Trung Hoa Văn Hóa, tập 4, Đài Bắc, 1991, tr. 4)

    Tuy nhiên còn có một thuyết khác về nguồn gốc của Hiragana. Suốt thời Bình An 平 安 (Heian,
    794-1185), triều đình và giới quý tộc rất hâm mộ văn chương chữ Hán. Một số nữ quý tộc bắt đầu
    sáng tác thi văn, bao gồm những đoản ca 短 歌 (tanka) và các thể loại khác. Họ không thích lối
    chữ cứng cỏi của Vạn Diệp giả danh 萬 葉 假 名 (Man’yōgana). Vì thế họ chế tác một lối viết uyển
    chuyển như chữ Thảo, kiểu chữ này gọi là Nữ thủ 女 手 (Onnade) để chép các thi văn. Nó được
    xem là tiền thân của Hiragana. Còn Katakana - theo một thuyết khác - được chế tác vào thế kỷ IX
    đến thế kỷ X mới thành một hệ ghi âm hoàn chỉnh. Khác với Hiragana (là đi sau Kanji để biểu thị
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...