Thạc Sĩ Đặc trưng phương thức tuyển sinh đại học và sau đại học ở Hoa Kỳ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 2/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN 2
    LỜI CAM ĐOAN 3
    MỤC LỤC 4
    DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT 6
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 7
    PHẦN MỞ ĐẦU 8
    1. Lý do chọn đề tài 8
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 11
    3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 12
    4. Câu hỏi nghiên cứu 12
    5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 12
    6. Phạm vi nghiên cứu 12
    7. Phương pháp nghiên cứu 12
    8. Cấu trúc của luận văn 13

    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
    VỀ PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH ĐẠI HỌC
    VÀ SAU ĐẠI HỌC Ở HOA KỲ
    14
    1.1. Cơ sở lý luận 14
    1.1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến phương thức tuyển sinh
    đại học và sau đại học14
    1.1.1.1. Khái niệm phương thức tuyển sinh 14
    1.1.1.2. Khái niệm năng lực 15
    1.1.1.3. Đánh giá năng lực 16
    1.1.1.4. Lý thuyết khảo thí cổ điển 18
    1.1.1.5. Lý thuyết khảo thí hiện đại 21
    1.1.1.6. Các bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá 24
    1.1.2. Hệ thống giáo dục đại học và sau đại học ở Hoa Kỳ 25
    1.2. Tổng quan 33
    1.3. Kết luận Chương 1 37

    CHƯƠNG 2. TUYỂN SINH ĐẠI HỌC Ở HOA KỲ 39
    2.1. Phương thức tuyển sinh đại học 39
    2.2. Tiêu chuẩn tuyển sinh đại học 41
    2.3. Đặc trưng của các bài kiểm tra TCH trong tuyển sinh đại học 43
    2.4. Sự tranh luận về các bài kiểm tra TCH trong tuyển sinh đại học 54
    2.5. Kết luận chương 2 59

    CHƯƠNG 3. TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC Ở HOA KỲ 62
    3.1. Phương thức tuyển sinh sau đại học 62
    3.2. Tiêu chuẩn tuyển sinh sau đại học 64
    3.3. Đặc trưng của các bài kiểm tra TCH trong tuyển sinh sau đại học 66
    3.4. Tuyển sinh sau đại học ở 2 đại học danh tiếng tại Hoa Kỳ 75
    3.4.1. Đại học Harvard (Harvard University) 75
    3.4.2. Đại học Pennsylvania (University of Pennsylvania) 77
    3.5. Kết luận chương 3 79
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 81
    1. Kết luận 81
    2. Một số gợi ý về chính sách tuyển sinh đại học ở Việt Nam 82

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài

    Giáo dục đại học của Hoa Kỳ luôn được đánh giá cao bởi sự hợp lý và
    khả năng giáo dục đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng tốt cho xã hội. Một
    trong những yếu tố quan trọng để tạo nên sự thành công của nền giáo dục Hoa
    Kỳ là chiến lược và phương thức tuyển sinh hợp lý đã giúp các trường đại
    học, cao đẳng có thể tuyển chọn được những sinh viên ưu tú có thể tiếp nhận
    được những kiến thức và kỹ năng được giáo dục và đào tạo ở bậc đại học.
    Hoa Kỳ có nền giáo dục đại học với sức hút vô cùng mạnh mẽ đối với
    mọi quốc gia khác trên thế giới không phải chỉ những quốc gia đang phát
    triển mà cả những quốc gia có nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Anh,
    Pháp, Đức, Nhiều người trên thế giới muốn theo đuổi việc học tập và
    nghiên cứu ở Hoa Kỳ không chỉ bởi chất lượng cao của nền giáo dục mà còn
    bởi chính quá trình phi tập trung hoá trong tuyển sinh của các trường đại học
    và cao đẳng. Mỗi trường đại học, cao đẳng có những chiến lược và tiêu chuẩn
    tuyển chọn khác nhau trong tuyển sinh, nhưng tuyệt đại đa số đều dựa trên kỳ
    thi chuẩn gọi là SAT (Scholastic Aptitude Test) hoặc ACT (American College
    Test). Các kỳ thi này do Hội đồng Đại học (College Board), một cơ quan độc
    lập với mọi trường đại học, cao đẳng tổ chức nhiều lần trong năm cho bất kỳ
    thí sinh nào muốn dự thi. Thông thường học sinh tại Hoa Kỳ đăng ký các kỳ
    thi SAT hoặc ACT vào giữa năm hoặc cuối năm của bậc trung học. Điểm
    khác biệt giữa đề thi SAT hoặc ACT và đề thi tuyển sinh đại học ở Việt Nam
    là đề thi tuyển sinh đại học ở Việt Nam nhằm kiểm tra khối lượng kiến thức
    mà thí sinh đã tích lũy được trong suốt quá trình học tập ở bậc trung học phổ
    thông, trong khi đề thi SAT hoặc ACT lại nhằm kiểm tra khả năng tiếp nhận
    kiến thức hay khả năng suy luận hợp lý và logic của các thí sinh. Mặt khác đề
    thi SAT hoặc ACT là các đề thi tiêu chuẩn hoá đã được thiết kế rất chuyên
    nghiệp để trở thành thước đo đáng tin cậy bằng cách tính điểm âm, đó là hình
    thức loại trừ khả năng đoán mò của thí sinh.
    Ngoài điểm thi SAT hoặc ACT, các trường đại học cao đẳng Hoa Kỳ
    còn yêu cầu thí sinh viết một, hai bài tự luận về một chủ đề cho trước hay nộp
    một hoặc vài thư giới thiệu của thầy cô giáo; có những trường còn yêu cầu cả
    thư giới thiệu của thầy Hiệu trưởng hoặc bạn đồng học. Sau khi xét vòng sơ
    tuyển dựa vào bảng điểm, bài viết và thư giới thiệu, nhiều trường, đặc biệt là
    những trường danh tiếng còn phỏng vấn trực tiếp từng thí sinh. Mục đích của
    những bài viết, thư giới thiệu và phỏng vấn là giúp nhà trường hình dung
    được một cách đầy đủ nhất về những phẩm chất và năng lực tinh thần của
    từng thí sinh, qua đó có thể đánh giá được liệu thí sinh đó có phù hợp với tôn
    chỉ, mục đích và phương pháp đào tạo của trường hay không, liệu thí sinh đó
    có thể tận dụng được tất cả những cơ hội giáo dục của nhà trường để phát huy
    năng lực của mình theo mục tiêu của nhà trường hay không.
    Ở Việt Nam cho đến nay, sau nhiều thay đổi và cải cách không năm
    nào giống năm nào, các trường đại học và cao đẳng Việt Nam vẫn tuyển sinh
    dựa trên một phương thức duy nhất, đó là thi tuyển. Chưa nói đến thủ tục
    rườm rà, chỉ cần nói đến nội dung thì cách thi tuyển đại học ở Việt Nam thực
    sự là một sức ép lớn lao đối với rất nhiều thí sinh, bởi vì phần lớn dựa trên
    những kiến thức vượt xa chương trình giáo dục phổ thông, khiến những học
    sinh không có điều kiện học thêm tại các trung tâm hoặc tự học thêm qua tài
    liệu tham khảo thì khó có cơ may thi đậu. Chính vì vậy, công tác tuyển sinh
    vẫn là một khâu quan trọng trong đổi mới giáo dục đại học, thể hiện ở 3 mặt
    cụ thể. Thứ nhất, các kỳ thi tuyển sinh đại học của Việt Nam được đánh giá là
    mới chỉ kiểm tra được phần kiến thức tích luỹ được của thí sinh mà chưa đánh
    giá được khả năng học tập và tiềm năng của thí sinh. Tuy nhiên trong thực tế,
    công tác đánh giá và bồi dưỡng năng lực học tập và tự học tập của người học
    là quan trọng hơn rất nhiều so với việc kiểm tra kiến thức của người học. Thứ
    hai, việc tổ chức thi tuyển sinh tập trung theo các đợt: 1 đợt/năm đối với hệ
    đại học và 2 đợt/năm đối với hệ sau đại học, vừa gây sức ép thi cử lên thí
    sinh, vừa gây tốn kém kinh phí cho trường tổ chức thi và cho cả xã hội. Thứ
    ba, do khâu thi cử chỉ tập trung vào đánh giá kiến thức của một số môn nhất
    định nên quá trình đào tạo ở các cấp học dưới có xu hướng tập trung vào các
    môn thi cử, học lệch hay học tủ, vì vậy mục tiêu phát triển toàn diện thường
    không đạt được. Các hoạt động khác như dạy thêm, học thêm, luyện thi theo
    đó rất phát triển nhằm đào luyện khả năng nhớ bài của học sinh và sinh viên.
    Đây là một vấn đề gây rất nhiều bức xúc cho xã hội và các cơ quan quản lý.
    Đầu vào tuyển sinh thì như thế, vậy đầu ra thì như thế nào? Mỗi năm ở
    Việt Nam có hàng trăm ngàn sinh viên tốt nghiệp ra trường nhưng trong số
    sinh viên tốt nghiệp đó, có bao nhiêu người có đủ năng lực làm việc theo
    đúng ngành nghề được đào tạo? Chưa nói đến là đạt đủ yêu cầu về năng lực
    chuyên môn và về ngoại ngữ. Chỉ có thay đổi phương thức thi tuyển một cách
    toàn diện, đánh giá đúng năng lực của thí sinh mới khắc phục được các vấn
    đề trên. Vì thế, yêu cầu đổi mới phương thức tuyển sinh cũ theo hướng tiên
    tiến, hiện đại là một yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại
    học và sau đại học, đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao
    của Việt Nam hiện nay. Điều đó có nghĩa là cần xem lại cách tuyển sinh đại
    học của Việt Nam trong tương quan so sánh với giáo dục đại học của các
    quốc gia phát triển trên thế giới như Hoa Kỳ.
    Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu của luận
    văn là “Đặc trưng phương thức tuyển sinh đại học và sau đại học ở Hoa Kỳ”
    với mong muốn tạo nên những gợi ý về việc xây dựng phương thức tuyển sinh
    đại học và sau đại học hợp lý hơn cho nền giáo dục đại học Việt Nam.

    Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
    Đây sẽ là một đề tài nghiên cứu đặc trưng phương thức tuyển sinh đại
    học và sau đại học ở Hoa Kỳ. Xuất phát từ sự phân tích và đánh giá về
    phương thức tuyển sinh đại học và sau đại học của Hoa Kỳ đề tài sẽ đưa ra
    được cách nhìn tổng quát nhất về phương thức tuyển sinh ở Hoa Kỳ, cũng
    như những mặt mạnh, mặt yếu của nó.
    Đề tài cũng góp phần bổ sung cho những nghiên cứu lý thuyết về
    khảo thí trong phương thức tuyển sinh đánh giá bằng năng lực. Thông qua
    các kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả sẽ đưa ra những gợi ý thiết thực
    nhất cho công tác tuyển sinh đại học và sau đại học ở Việt Nam. Kết quả
    nghiên cứu của đề tài cũng sẽ là một tài liệu tham khảo tốt cho những ai
    quan tâm đến công tác tuyển sinh đại học và sau đại học của Hoa Kỳ cũng
    như của Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...