Thạc Sĩ Đặc trưng phản ánh hiện thực của tiểu thuyết Việt Nam về nông thôn từ 1986 đến nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Đặc trưng phản ánh hiện thực của tiểu thuyết Việt Nam về nông thôn từ 1986 đến nay
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Lời cảm ơn
    Mục lục
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
    3. Phương pháp nghiên cứu . 4
    4. Đóng góp mới của luận án . 4
    5. Cấu trúc luận án 5
    NỘI DUNG . 6
    Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TIỂU THUYẾT VIỆT NAM VỀ NÔNG THÔN TỪ 1986 ĐẾN NAY 6
    1.1. Luận bàn toàn cảnh . 6
    1.1.1. Khẳng định sự đổi mới, lạc quan vào sự hồi sinh 6
    1.1.2. Quan ngại về dấu hiệu chững lại 10
    1.2. Luận bàn quanh một số tiểu thuyết nổi trội . 15
    1.2.1. Nhận định, đánh giá về những thành công 15
    1.2.2. Nhận định, đánh giá về những hạn chế . 23
    Chương 2 DIỆN MẠO CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM VỀ NÔNG THÔN TỪ 1986 ĐẾN NAY 26
    2.1. Nhu cầu đổi mới tư duy nghệ thuật 26
    2.1.1. Tư duy nghệ thuật của tiểu thuyết về nông thôn trước 1986 . 26
    2.1.2. Nhu cầu đổi mới tư duy nghệ thuật của tiểu thuyết về nông thôn sau 1986 28
    2.2. Nhu cầu nhận thức và sự chiếm lĩnh hiện thực đa chiều 34
    2.2.1. Nhu cầu nhận thức mới hiện thực trong tiểu thuyết về nông thôn
    trước 1986 34
    2.2.2. Sự chiếm lĩnh hiện thực đa chiều trong tiểu thuyết về nông thôn sau 1986 36
    2.3. Diện mạo của tiếu thuyết về nông thôn trong mạch nguồn tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến nay .38
    2.3.1. Tiến trình tiểu thuyết về nông thôn trước 1986 38
    2.3.2. Diện mạo tiểu thuyết về nông thôn sau 1986 46
    Chương 3 HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM VỀ NÔNG THÔN TỪ 1986 ĐẾN NAY . 55
    3.1. Hiện thực thời chiến, thời hậu chiến và con người gắn bó với quê hương, xứ sở .55
    .3.1.1. Nông thôn thời chiến và hậu chiến - từ góc nhìn lịch đại 52
    3.1.2. Người nông dân gắn bó với quê hương, xứ sở 65
    3.2. Hiện thực cải cách ruộng đất và con người làng xã, họ tộc 72
    3.2.1. Cải cách ruộng đất - hướng tiếp cận mới từ đề tài cũ 72
    3.2.2. Người nông dân gắn bó với làng xã, họ tộc . 84
    3.3. Hiện thực đời sống tâm linh và con người bản năng, tính dục . 89
    3.3.1. Nông thôn với đời sống tâm linh phong phú 89
    3.3.2. Người nông dân với đời sống tính dục đa dạng 101
    Chương 4 PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM VỀ NÔNG THÔN TỪ 1986 ĐẾN NAY . 108
    4.1. Ngôn ngữ nghệ thuật 108
    4.1.1. Ngôn ngữ cuộc sống đời thường, nhiều màu sắc . 108
    4.1.2. Ngôn ngữ đối thoại hồn nhiên, chân chất . 114
    4.1.3. Ngôn ngữ độc thoại phong phú, đa dạng . 119
    4.2. Giọng điệu nghệ thuật . 123
    4.2.1. Giọng điệu cảm thương, xa xót . 123
    4.2.2. Giọng điệu giễu nhại, châm biếm . 127
    4.2.3. Giọng điệu suy nghiệm, triết lí . 131
    4.3. Kết cấu nghệ thuật 135
    4.3.1. Kết cấu đơn tuyến và sự làm mới trên nền truyền thống 135
    4.3.2. Kết cấu lắp ghép và sự cách tân theo hướng hiện đại . 139
    4.3.3. Kết cấu buông lửng và sự vẫy gọi đồng sáng tạo 148
    KẾT LUẬN .148
    [B]DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151
    [B]TÀI LIỆU THAM KHẢO . 152
    [B]PHỤ LỤC . 164
    [B]PHỤ CHÚ 168


    MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    1.1. Nông thôn - nơi chứa đựng những trầm tích về văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam, vốn đã kết thành những phẩm chất trong sáng, đẹp đẽ ở người nông dân. Cũng chính mảnh đất này đã đọng lại không ít những nỗi đau, tủi hờn, oan khuất đeo bám người dân quê Hiện thực đời sống xã hội nông thôn và người nông dân Việt Nam đã được ánh xạ và in dấu lên mọi sáng tác văn học. Điều đó đã được minh định từ thực tiễn sáng tác, từ truyền thống văn học dân tộc suốt trường kỳ lịch sử với những hình ảnh mộc mạc, đẹp đẽ của làng quê Việt Nam. Và chúng từng lưu giữ trong các sáng tác của tập thể dân gian. Các văn thi sĩ trung đại ưu ái dành riêng chốn quê Việt Nam những vần thơ chân mộc, sâu lắng ân tình. Những năm 1930-1945, văn học lãng mạn, bám rễ vào nguồn mạch dân tộc nhưng tâm hồn lại hút gió Tây phương, vẫn neo đậu một hồn quê nơi bạn đọc. Các nhà văn hiện thực phê phán đã khẳng định sự thành công khi dựng nên bức tranh nông thôn với những mảng tối - sáng về thân phận người nông dân oằn mình dưới ách thống trị thực dân phong kiến. Văn học cách mạng đã kế thừa thành tựu của văn học hiện thực phê phán, khẳng định khả năng đấu tranh vươn lên làm chủ của những người cần lao như một sự phát hiện, hàm ơn với nền văn học của một thời “mất nước nhưng không mất làng”. Suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, hình ảnh làng quê với người nông dân mặc áo lính đã đi vào văn học như những biểu tượng đẹp trong kí ức hào hùng của dân tộc.
    1.2. Đại thắng mùa Xuân 1975 đã khép lại cuộc chiến tranh, non sông liền một dải. Đất nước dần chuyển mình từ thời chiến sang thời bình, một kỷ nguyên mới mở ra với lắm bộn bề nhưng cũng nhiều khát vọng. Chính điều đó là mảnh đất màu mỡ để văn học sau 1975 vươn mình lớn dậy. Đặt biệt, luồng gió tư tưởng đổi mới kể từ sau Đại hội lần thứ VI (1986) của Đảng đã tạo thành cơn luân vũ mãnh liệt tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, tạo nên bầu không khí dân chủ, cởi mở, tiến bộ hơn, trong đó, có văn học - một bức tranh nhiều màu sắc với khát vọng vẽ trọn vẹn chân dung tâm hồn con người của thời đại từ những miền quê. Trong sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện của nền văn học mới, mảng văn học nông thôn chiếm một vị trí không nhỏ cả về số lượng lẫn chất lượng, góp phần làm nên diện mạo, thành tựu, tác dụng xã hội và tính đặc thù của nền văn học.
    Tiểu thuyết viết về nông thôn Việt Nam sau 1975, nhất là sau đổi mới vẫn tiếp tục “thâm canh” trên mảnh đất đầy tiềm năng này nhưng phương thức khai thác đã thay đổi. Điều dễ nhận thấy: “Về mặt đề tài và cảm hứng sáng tạo đều hướng về đời thường, tiếp cận những mặt bình dị, và cảm động. Lòng yêu cuộc sống vốn thấm sâu vào tâm hồn và cách cảm nhận của các cây bút đã giúp cho các tác giả thanh lọc, chắt lấy phần cốt lõi của sự vật và khai thác những giá trị nhân văn gần gũi. Đáng quý trong sáng tác của mình, các tác giả luôn có ý thức tôn trọng truyền thống nhưng vẫn mở ra đón nhận cái mới” [49;tr.199]. Cõi nhân sinh hiện về với nhiều trang viết ngồn ngộn chất sống từ hương đồng rơm rạ của chốn hương quê Việt Nam qua các ngòi bút tài danh một lần nữa khẳng định sức sống mới tập trung và toàn diện trong cảm hứng viết về nông thôn Việt - đề tài cuốn hút một cách tự nhiên như sự sống còn của một dân tộc “chín phần mười đất nước nông dân”.
    Đề tài nông thôn được các tiểu thuyết gia quan tâm sâu sắc, nhiều chiều hơn với nhịp chuyển động của nó trong hơi thở hiện thực, nhất là từ những năm 1975 trở đi, tiểu thuyết viết về nông thôn đã có sự đổi mới cảm hứng, cấu tứ, thi pháp để tạo nên cách nhìn nhận và tái tạo lại hiện thực một cách đầy đủ, sinh động hơn mà tiểu thuyết cùng đề tài trước đó do nguyên nhân chủ quan và khách quan chưa làm được: “Nông thôn sau 1986 đã có cái nhìn khác trước. Nếu các nhà văn trước 86 đứng ở phương diện xã hội và phong trào để nhìn con người thì các nhà văn sau 86 đã đứng ở góc độ con người, xã hội và các vấn đề chung” [24;tr.53-36].
    Từ thực tế trên, tiểu thuyết viết về nông thôn dần thu hút được sự quan tâm của bạn đọc. Đã có một số bài viết hoặc một vài cuốn sách, nhưng tất cả hầu như chỉ mới dừng lại ở phạm vi hẹp, chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống và toàn diện về đề tài này. Đây là khoảng trống không nhỏ cần sự góp sức của tất cả những ai quan tâm đến mảng tiểu thuyết viết về nông thôn sau đổi mới.
    Vì vậy, chọn đề tài [I]Đặc trưng phản ánh hiện thực của tiểu thuyết Việt Nam về nông thôn từ 1986 đến nay, chúng tôi mong muốn có cái nhìn tương đối hệ thống về toàn bộ tiến trình vận động và phát triển cũng như những đặc điểm và thành tựu trên bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật của tiểu thuyết Việt Nam viết về nông thôn từ 1986 đến 2012. Qua đó, thấy được quy luật vận động của tiểu thuyết Việt Nam viết về nông thôn sau chiến tranh cũng như trên con đường giao lưu văn học dân tộc với văn học thế giới.
    2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    2.1. Đối tượng nghiên cứu
    Lựa chọn đề tài này, chúng tôi phần nào giới hạn đối tượng nghiên cứu. Vì vậy, toàn bộ các sáng tác của tiểu thuyết viết về nông thôn từ 1986 đến 2012 sẽ là đối tượng trực tiếp để khảo sát. Riêng đề tài nông thôn miền núi, chúng tôi tạm thời không đề cập đến trong luận án. Số lượng tác phẩm viết về nông thôn miền núi sau đổi mới khá lớn (chủ yếu truyện ngắn), nội dung lại phong phú, độc đáo nên cần chuyên luận riêng để nghiên cứu kĩ lưỡng và sâu rộng. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có liên hệ, so sánh nhằm chứng minh nét riêng của tiểu thuyết viết về nông thôn.
    [/I][/B][/B][/B][/B]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...