Tiến Sĩ Đặc trưng ngữ nghĩa nhóm tính từ chỉ kích thước (trên ngữ liệu tiếng Nga và tiếng Việt)

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ
    Đề tài: Đặc trưng ngữ nghĩa nhóm tính từ chỉ kích thước (trên ngữ liệu tiếng Nga và tiếng Việt)
    Định dạng file word


    Mở đầu
    1. Lí do chọn đề tài
    Những lí do khiến chúng tôi đi sâu nghiên cứu đề tài “Đặc trưng ngữ nghĩa của nhóm tính từ chỉ kích thước” (trên ngữ liệu tiếng Nga- tiếng Việt) là:
    1.1. Tính từ chỉ kích thước là một trong những nhóm từ cơ bản của vốn từ vựng của tiếng Nga và tiếng Việt. Chúng là loại tính từ tính chất đặc biệt, biểu thị những thuộc tính của sự vật được con người phân chia trong quá trình tri nhận. Đi sâu nghiên cứu nhóm tính từ này sẽ làm sáng tỏ cách thức, cơ chế mà người Nga, người Việt tri nhận và ý niệm hoá các thực thể không gian, cách định vị, xác định kích thước, kiểu loại, sự phân cắt sự vật thế giới khách quan.
    Hướng nghiên cứu của đề tài phù hợp với những yêu cầu, hướng tiếp cận của ngôn ngữ học tri nhận – một trường phái mới của ngôn ngữ học trên phạm vi thế giới và ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung vào địa hạt lí luận cũng như ứng dụng của ngôn ngữ học.
    1.2. Thế giới hiện thực như một bức tranh được con người nhận thức, tái tạo lại thông qua ngôn ngữ và bằng ngôn ngữ. Tư duy, văn hóa của các dân tộc nói những thứ tiếng khác nhau được ánh xạ vào ngôn ngữ: có những chỗ tương đồng và có những chỗ khác biệt.
    Bức tranh ngôn ngữ về thế giới, khác với thế giới thực, do những đặc thù về tri nhận và văn hóa, được phản ánh, được biểu hiện ra không hoàn toàn giống nhau giữa các ngôn ngữ. Trong mỗi ngôn ngữ đều tồn tại một “sự quy ước hóa” giữa những người bản ngữ để diễn đạt tư tưởng, tình cảm theo một cách thức nhất định. Nói theo ngôn ngữ học tri nhận, trong các cấu trúc và quá trình tri nhận, bên cạnh cái phổ quát, cái đồng nhất còn có cái tương đối, cái đặc thù phản ánh một cách thức “phân cắt” riêng của cộng đồng bản ngữ về các sự vật và sự tình của thế giới hiện thực, phản ánh những giới hạn và ràng buộc của văn hóa đối với cách thức tri nhận.
    Qua khảo sát, đối chiếu nhóm tính từ chỉ kích thước trên ngữ liệu tiếng Nga và tiếng Việt, luận án hướng tới việc tìm ra những sự tương đồng và khác biệt trong tri nhận không gian nói chung và cách thức cấu trúc hóa các quan hệ và thuộc tính không gian nói riêng.
    1.3. Tiếng Nga là ngôn ngữ biến hình, gây cho người học không ít khó khăn ở bình diện ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng. Với người bản ngữ, việc nắm bắt, lĩnh hội hình thái, ngữ nghĩa từ nói chung, ngữ nghĩa của tính từ chỉ kích thước không gian nói riêng là không dễ dàng. Với người Việt, khi thụ đắc tiếng Nga, trong đó có nhóm tính từ chỉ kích thước, lại càng gặp nhiều khó khăn hơn.
    Ngày nay yêu cầu dạy – học ngoại ngữ mang tính chuyên sâu, nên việc dạy ngoại ngữ đòi hỏi phải có những nghiên cứu sâu và cặn kẽ các trường từ vựng, trong đó có tiểu trường chỉ kích thước không gian. Các kết quả nghiên cứu của luận án có thể giúp rút ra những kết luận về lí luận ngôn ngữ và ứng dụng dạy - học, đưa ra những giải pháp nhằm góp phần giúp người dạy, người học tiếng Nga và ngược lại người Nga học tiếng Việt có hiệu quả hơn.
    2. Lịch sử nghiên cứu
    Ngôn ngữ học tri nhận là một trào lưu mới mẻ, còn rất non trẻ và đang rất thịnh hành của ngôn ngữ học hiện đại trên phạm vi toàn thế giới.
    Trước năm 1989 - năm được coi là thời điểm ra đời của ngôn ngữ học tri nhận, đã có những công trình được coi là “kinh điển” trong việc áp dụng quan điểm tri nhận luận vào nghiên cứu các hiện tượng ngôn ngữ, như ngữ pháp tri nhận của Langacker [152], ngữ nghĩa học khung của Fillmore, ngữ nghĩa học tạo sinh của Lakoff [151], ngữ nghĩa học ý niệm của Jackendoff [149] và các nghiên cứu của Talmy [160], Kay, Johnson - Laird, lí thuyết ngữ nghĩa của Wierzbicka, lí luận không gian tinh thần của Fauconnier [144].
    Trong gần 20 năm qua, ngôn ngữ học tri nhận dần dần đã xác định được đối tượng và phạm vi nghiên cứu của mình, đã xác định được các luận điểm tư tưởng, các khái niệm cơ bản, các nguyên lí và các phương pháp nghiên cứu chủ đạo, và đã trở thành một trường phái mới của ngôn ngữ học hiện đại, tiến hành nghiên cứu ngôn ngữ trên cơ sở vốn kinh nghiệm, sự tri giác của con người về thế giới khách quan cũng như những cách thức mà con người tri giác, ý niệm hóa và phạm trù hóa các sự vật và sự tình của thế giới khách quan đó.
    Trong thời gian này hàng loạt các công trình của các nhà nghiên cứu như Haiman (1985), Rudzka-Ostyn (1988), Geeraerts (1990), Goldberg (1996), Ungerer và Schmid (1996), Langacker (1999), Dirven (2003), Croft và Cruse (2004), Evans và Green (2006) đã đưa ra một số quan điểm và nguyên lí cơ bản của ngôn ngữ học tri nhận như sau:
    a. Ngôn ngữ không phải là một khả năng tri nhận tự trị, có nghĩa rằng khả năng ngôn ngữ không hoàn toàn độc lập với khả năng tri nhận, cơ chế ngôn ngữ chỉ là một phần của cơ chế tri nhận phổ quát. Từ nguyên lí này có hai hệ luận quan trọng: tri thức ngôn ngữ cơ bản là cấu trúc ý niệm và biểu hiện ngữ nghĩa cơ bản là biểu hiện ý niệm. Quá trình tri nhận, chi phối sự sử dụng ngôn ngữ là giống như các khả năng tri nhận khác.
    b. Ngữ nghĩa và ngữ pháp là sự ý niệm hóa. Nguyên lí này nói lên cách tiếp cận của ngôn ngữ học tri nhận tới các phương diện của cấu trúc ý niệm như cấu trúc phạm trù, tổ chức của các tri thức, vai trò của các biến tố và kết cấu ngữ pháp cũng như quá trình ý niệm hóa ở các hiện tượng ngữ nghĩa từ vựng, như đa nghĩa, ẩn dụ và một số quan hệ từ vựng - ngữ nghĩa khác.
    c. Tri thức ngôn ngữ nảy sinh ra từ sự sử dụng ngôn ngữ. Trên cơ sở nguyên lí này, các nhà nghiên cứu khái quát rằng: Ngôn ngữ học tri nhận là một mô hình đầy đủ định hướng vào sự sử dụng và người sử dụng ngôn ngữ, bao quát các bình diện chức năng, dụng học, tương tác và xã hội - văn hóa của ngôn ngữ trong sử dụng. Các phạm trù và cấu trúc trong ngữ nghĩa, ngữ pháp, từ pháp và âm vị học đều được xây dựng trên cơ sở tri nhận của con người về các phát ngôn riêng biệt trong khi sử dụng chúng.
    David W. Carroll trong công trình “ Tâm lý học ngôn ngữ ” [142, 2004] đã nghiên cứu và đề cập tới những luận điểm mang tính chất cơ sở về mặt phương diện sinh học của ngôn ngữ. Ông đã đi sâu phân tích vùng chức năng não Broca (tên nhà phẫu thuật nổi tiếng người Pháp) liên quan tới quá trình tư duy, suy luận, điều chỉnh và sáng tạo của con người; vùng não Wernicke liên quan tới chức năng nghe, nói. Carroll đã đưa ra mô hình xử lí ngôn ngữ Geschwind. Theo mô hình này, đầu tiên hình ảnh được thu nhận qua cơ quan thị giác và gửi tới vùng xử lí thị giác của bộ não (gọi là vùng hồi nếp cong), thông tin từ đây được chuyển tới khu vực chức năng nghe, nói Wernicke và sau đó tạo thành một chuỗi các đơn vị ngôn ngữ có nghĩa. Các chuỗi đơn vị ngôn ngữ này qua các dây âm giữa hai vùng não đến vùng Broca. Tại đây, thông tin được giải mã cùng những yêu cầu khởi động và gửi tới các cơ lời nói, cuối cùng là phát âm thành lời nói.


    Qua thực nghiệm này, Carroll chỉ ra rằng cấu trúc não của những người bình thường cùng có chức năng như nhau trong quá trình tri nhận thế giới khách quan. Các kĩ năng ngôn ngữ khác nhau liên quan tới các phần khác nhau của bộ não. Các cá nhân bị tổn thương não thì quá trình tri nhận bị ảnh hưởng và dẫn tới sự “ thâm thủng ” ở phương diện nào đó về mặt ngôn ngữ.
    Ông cũng trình bày và phân tích mối quan hệ, tác động giữa ngôn ngữ, văn hoá và tri nhận. Dựa trên giả thuyết của Benjamin Lee Whorf, ông khẳng định rằng cấu trúc ngôn ngữ là cái xác định cách nhìn đối với thế giới khách quan của người nói. Những ngôn ngữ khác nhau dẫn tới những cách nhìn thế giới khác nhau. Ông cho rằng, sự khác nhau về từ vựng, ngữ pháp giữa các ngôn ngữ ảnh hưởng tới quá trình tri nhận và các cá nhân có trình độ ngôn ngữ và văn hoá khác nhau sẽ tư duy khác nhau.
    Sau đây là một ví dụ thực nghiệm tâm lý [85] được tiến hành tại Đại học Michigan (Mỹ) năm 2005:
    27 sinh viên du học người Trung Quốc (14 nam, 13 nữ) và 25 sinh viên người Mỹ và Tây Âu (10 nam, 15 nữ) được mời tham gia thí nghiệm: họ được mời vào một căn phòng, ngồi cách một màn hình (52,8cm), mắt nhìn thẳng (không nhìn sang hai bên), đầu cũng giữ thẳng và được đội một chiếc mũ đặc biệt có gắn camera để theo dõi chuyển động của nhãn cầu. Họ được chiếu cho xem lần lượt 36 bức ảnh, có hình một con vật hay đồ vật (cái thuyền, máy bay) trên một phông nền nào đó, cứ 03 giây một bức. Sau khi xem xong, họ được mời sang một phòng khác, nghỉ 10 phút nhưng không phải để ăn uống, mà để quên đi những bức ảnh vừa xem bằng cách là: họ được yêu cầu làm tính nhẩm với phép tính trừ đi 7 là phép trừ nhẩm khó nhất, bắt đầu từ 100 cho đến hết, để buộc bộ não của họ phải hoạt động rất tích cực. Sau 10 phút đó, họ lại được đưa đi xem tiếp các bức ảnh, với một cách thức có khác đi như sau: người ta vừa chiếu lại các bức ảnh cũ 100%, vừa xen vào chiếu 36 bức ảnh không còn hoàn toàn giống như cũ mà có chỗ “mới” là thay đổi con vật (hay đồ vật) mới trên phông nền cũ hoặc ngược lại thay đổi phông nền mới trong khi con vật (hay đồ vật) vẫn như cũ. Nhiệm vụ của các sinh viên-thử nghiệm viên là phải trả lời thật nhanh xem họ đã nhìn thấy bức ảnh đó ở lần chiếu trước hay chưa? Kết quả rất thú vị, hóa ra là người phương Đông và người phương Tây có “cách nhìn thế giới” khác nhau; cụ thể là: lúc ban đầu họ đều giống nhau là nhìn vào phông (nền) của bức ảnh (mất khoảng 4/10 giây), nhưng sau đó thì khác - nếu sinh viên Mỹ nhìn vào đối tượng trung tâm của bức ảnh, thí dụ là một con hổ, và họ bắt đầu nhận dạng nó rất to, mình vằn vện, tai tròn; thì sinh viên Trung Quốc lại chỉ nhìn qua con hổ, còn sau đó họ để ý đến các phần khác của phông nền bức ảnh như có vũng nước dưới chân con hổ, sau nó là một cây to. Do đó, khi được xem các bức ảnh lần thứ hai, sinh viên Trung Quốc không nhận ra là bức ảnh cũ nếu ta thay đổi phông nền của bức tranh (thí dụ, thay vì máy bay đang bay trên trời, ta lại cho nó đang chạy trên đường băng). Sinh viên người Mỹ và Tây Âu thì ngược lại, họ dễ dàng nhớ là đã thấy bức ảnh có máy bay này, nhưng lại khó nói rõ là nó đang bay trên trời hay đang đậu ở sân bay. Một trong những tác giả của thí nghiệm này, R. Nisbett, cho rằng: “Dường như sự khác nhau trong cách tiếp nhận thông tin từ môi trường xung quanh là hệ quả của những nền văn hóa khác nhau mà con người được giáo dục trong đó”.
    Như vậy, có thể nói rằng cấu trúc tư duy tri nhận trong não người của con người là không có sự khác biệt lớn, nhưng khi tri nhận kích thước, hình dáng vật thể không gian được biểu thị bằng ngôn ngữ thì chịu sự tác động và qui định của thói quen, đặc thù văn hoá dân tộc.
    Tại Việt Nam, ngôn ngữ học tri nhận với tư cách là một xu hướng ngôn ngữ học mới, xuất hiện và phát triển mạnh trong những năm 90. Nhiều công trình nghiên cứu không gian theo hướng tri nhận có quan điểm vượt ra ngoài phạm vi cấu trúc luận trong ngôn ngữ học truyền thống, như Nguyễn Lai (1990) với luận án tiến sĩ khoa học và chuyên luận về “Nhóm từ chỉ hướng vận động trong tiếng Việt”; Dư Ngọc Ngân (1996) với luận án tiến sĩ “Từ chỉ không gian – thời gian khái quát trong tiếng Việt (từ thế kỉ 17 đến nay)” và chuyên luận “Đặc điểm định vị không gian trong tiếng Việt”; Nguyễn Đức Dân (1992) với “Triết lí tiếng Việt - không gian - điểm nhìn và sự chuyển nghĩa của từ”; Trần Quang Hải (2001) với luận án tiến sĩ “Nghiên cứu giới từ định vị theo hướng ngữ dụng” (trên tư liệu tiếng Anh và tiếng Việt).
    Lý Toàn Thắng [84] với những công trình nghiên cứu về tri nhận không gian như luận án tiến sĩ khoa học “Mô hình không gian của thế giới: sự tri nhận, văn hóa và tâm lí học tộc người” bảo vệ năm 1993 tại Viện ngôn ngữ học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, chuyên luận “Ngôn ngữ và sự tri nhận không gian” (1994) và cuốn sách “Ngôn ngữ học tri nhận, từ lí thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt” đã có đóng góp rất nhiều cho hướng nghiên cứu này. Ông đã nêu ra một số luận điểm quan trọng của ngôn ngữ học tri nhận như sau:
    - Ngôn ngữ học tri nhận có mục đích nghiên cứu một cách bao quát và toàn diện chức năng tri nhận của ngôn ngữ. Ngôn ngữ vừa là sản phẩm của hoạt động tri nhận vừa là công cụ của hoạt động tri nhận của con người. Cấu trúc và


    Tài liệu tham khảo

    A. Bằng Tiếng Việt

    1. Nguyễn Hữu An (2004), Vốn từ chỉ màu sắc (trong sự đối sánh giữa
    tiếng Việt, tiếng Nga và tiếng Anh), Luận văn Thạc sĩ, Trươờng Đại học Vinh.
    2. Đào Duy Anh (1964), Đất nơước Việt Nam qua các đời, Nxb Khoa học,
    Hà Nội.
    3. Diệp Quang Ban và Hoàng Hữu Thung (1989), Ngữ pháp tiếng Việt,
    tập 1 và 2, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
    4. Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    5. Nguyễn Nhã Bản (Chủ biên) (1999), Phan Mậu Cảnh, Hoàng Trọng Canh, Nguyễn Hoài Nguyên, Từ điển tiếng địa phương Nghệ – Tĩnh, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.
    6. Nguyễn Nhã Bản (2000), Từ điển phương ngữ - một dạng thức đối chiếu đặc biệt, Ngôn ngữ, số 5.
    7. Nguyễn Nhã Bản (2005), Đặc trưng cấu trúc ngữ nghĩa của thành ngữ, tục ngữ trong ca dao, Nxb Văn hoá - Thông tin.
    8. Lê Biên (1999), Từ loại tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    9. Phạm Đăng Bình (2003), Khảo sát các lỗi giao thoa ngôn ngữ - văn hoá trong diễn ngôn của ngơười Việt học tiếng Anh, Luận án Tiến sĩ ngữ văn, Hà Nội.
    10. Hoàng Trọng Canh (2004), “Vai trò từ địa phơương trong các sáng tác thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh”, Những vấn đề văn học và ngôn ngữ, Khoa Ngữ văn, Đại học Vinh, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
    11. Hoàng Trọng Canh (2009), “Từ địa phương Nghệ Tĩnh: về một khía cạnh ngôn ngữ- văn hoá, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
    12. Phan Mậu Cảnh (1993), “Góp phần tìm hiểu vẻ đẹp văn hoá của tiếng Việt qua lời chào”, Việt Nam- Những vấn đề ngôn ngữ và văn hoá, Hội ngôn ngữ học Việt Nam, Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội.
    13. Phan Mậu Cảnh (1996), Các phát ngôn đơn phần tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ, Hà Nội.
    14. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp tiếng Việt: tiếng – từ ghép - đoản ngữ, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
    15. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    16. Đỗ Hữu Châu (1987), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    17. Đỗ Hữu Châu và Bùi Minh Toán (1993), Đại cương ngôn ngữ học, tập 1, 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    18. Đỗ Hữu Châu (2000), “Tìm hiểu ngôn ngữ qua văn hoá”, Ngôn ngữ, số 10.
    19. Đỗ Hữu Châu (2003), Giáo trình ngữ dụng học, Nxb Đại học Sươ phạm, Hà Nội.
    20. Nguyễn Văn Chiến (1992), Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ Đông Nam á, Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội.
    21. Đoàn Văn Chúc (1997), Văn hoá học, Viện Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.
    22. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1997), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, TP Hồ Chí Minh.
    23. Nguyễn Đức Dân (1996), Logic và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, TP Hồ Chí Minh.
    24. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    25. Trần Trí Dõi, Hữu Đạt và Đào Thanh Lan (1998), Cơ sở tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội .
    26. Trần Trí Dõi (2001), Ngôn ngữ và sự phát triển văn hoá xã hội, Nxb Văn hoá - Thông tin.
    27. Nguyễn Thị Dự (2004), “Ngữ nghĩa và cơ sở tri nhận của nhóm tính từ chỉ không gian (Trên ngữ liệu Anh – Việt), Luận án tiến sĩ ngữ văn, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội.
    28. Phạm Đức Dơương (1979), 25 năm tiếp cận Đông Nam á học, Nxb Khoa học Xã hội.
    29. Dương Kỳ Đức (1994), Từ điển trái nghĩa - đồng nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    30. Dươơng Kỳ Đức (1996), Trường nghĩa của một thực từ, Ngữ học trẻ.
    31. Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp tiếng Việt – từ loại, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
    32. Nguyễn Thiện Giáp (1985), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
    33. Nguyễn Thiện Giáp (1996), dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
    34. Nguyễn Thiện Giáp (2001), Dụng học Việt ngữ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
    35. Nguyễn Khánh Hà (1995), Hệ thống từ ngữ chỉ màu sắc tiếng Việt, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia, Hà Nội.
    36. Trần Quang Hải (2001), nghiên cứu giới từ định vị theo hơướng ngữ dụng (trên cứ liệu tiếng Anh – tiếng Việt), Luận án Tiến sĩ ngữ văn, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội.
    37. Hoàng Văn Hành (1982), Về cấu trúc nghĩa của tính từ tiếng Việt (trong sự so sánh với tiếng Nga), Ngôn ngữ, Số 3.
    38. Hoàng Văn Hành (1991), Từ ngữ tiếng Việt trên đường hiểu biết và khám phá, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
    39. Hoàng Văn Hành (1995), Từ điển từ láy tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    40. Hoàng Văn Hành (1998), Từ tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...