Tiểu Luận đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của hành vi chào hỏi trong tiếng anh và tiếng việt

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
    1.1 Lý do chọn đề tài:
    Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc rèn luyện phát triển kỹ năng giao tiếp phải đi kèm với vốn hiểu biết về ngôn ngữ xã hội. Người học ngoại ngữ muốn tăng cường được khả năng giao tiếp trong ngôn ngữ đích thì cần phải nâng cao vốn hiểu biết về ngôn ngữ xã hội. Bên cạnh những khó khăn về ngữ pháp, cấu trúc, hay ngữ âm, người học ngoại ngữ còn gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ một cách phù hợp liên quan tới các thành ngữ hay quy phạm văn hóa của ngôn ngữ đích. Theo Gumperz thì “Người ở những nền văn hóa khác có cách giao tiếp khác nhau. Những khác biệt về văn hóa có thể gây nên khó khăn dẫn đến thất bại trong giao tiếp”.

    Chào hỏi cũng như những hành động nói khác thể hiện đặc trưng văn hóa của mỗi dân tộc. Có rất nhiều cách chào hỏi khác nhau. Ở những nước phương Tây như Pháp, Tây Ban Nha hay Ý, mọi người thường chào bạn bè bằng cách trao nhau nụ hôn má trong khi đó ở Trung Đông, người Hồi giáo thường ôm người cùng giới khi họ chào nhau. Còn những người châu Á? Những người ở đất nước châu Á thường khá kín đáo, do đó cách họ chào nhau cũng hết sức thận trọng và kính cẩn. Ở Việt Nam, lời chào là hết sức quan trọng. Ngay từ xa xưa đã có câu nói “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, điều này cho thấy văn hóa chào hỏi đã trở thành một thứ văn hóa không thể thiếu của người Việt.
    Mặc dù ở tất cả các ngôn ngữ, chức năng cơ bản nhất của chào hỏi là để xác nhận việc nhận biết sự có mặt của người giao tiếp, thể hiện sự quan tâm và khẳng định mối quan hệ hay vị thế của người cùng giao tiếp. Song ở những ngôn ngữ khác nhau, cách thức cụ thể trong chào hỏi lại không như nhau. Việc đem quy ước sử dụng của ngôn ngữ này vào ngôn ngữ khác sẽ gây cho họ nhiều khó khăn và dễ bị hiểu lầm. Vì thế nghiên cứu về cách thức chào hỏi của các ngôn ngữ, từ đó đưa ra những nét tương đồng và khác biệt là khá cần thiết, nhất là trong khi nhu cầu học ngoại ngữ đang ngày càng tăng cao.
    Trong bài tiểu luận này, tôi sẽ tập trung vào cách chào hỏi của ngôn ngữ Anh và ngôn ngữ Việt, so sánh và chỉ ra những điểm khác biệt liên quan tới nội dung, ngữ nghĩa, cú pháp và từ vựng trong lời chào của hai ngôn ngữ này. Dựa vào đó, tôi sẽ đưa ra một vài gợi ý cho cách dạy và học ngoại ngữ để giúp người học có thể tránh được sự chuyển đổi không phù hợp từ tiếng mẹ đẻ sang ngôn ngữ đích và có thêm thông tin cần thiết để họ thành công hơn trong giao tiếp với người bản ngữ.
    1.2 Câu hỏi nghiên cứu
    Trọng tâm của bài tiểu luận sẽ tập trung vào tìm hiểu những lời chào trong tiếng Anh và tiếng Việt và trả lời những câu hỏi cụ thể dưới đây:
    a. Các lời chào hỏi trong tiếng Anh?
    b. Các lời chào hỏi trong tiếng Việt?
    c. Có những nét giống và khác nhau nào trong lời chào hỏi của tiếng Anh và tiếng Việt?
    1.3 Mục đích nghiên cứu
    Đề tài đặt ra mục đích là nghiên cứu một cách hệ thống những lời chào hỏi khi gặp mặt trong tiếng Anh. Miêu tả tập trung vào những đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa chào hỏi, từ đó đối chiếu với những lời chào hỏi tương đương có trong tiếng Việt, nêu ra những nét giống nhau và những điểm khác biệt trên bình diện ngữ ngôn, ngữ dụng và bình diện liên văn hóa.
    Đề tài cũng đặt ra mục đích giúp sinh viên nắm được những đặc trưng ngôn ngữ, tâm lý, xã hội, văn hóa . của hành động chào hỏi trong tiếng Anh, từ đó nâng cao năng lực và hiệu quả giao tiếp ngôn ngữ và dịch thuật, để nhận rõ cái đúng, cái hay trong giao tiếp ngôn ngữ. Kết quả nghiên cứu góp phần làm phong phú thêm vốn hiểu biết về văn hóa chào hỏi trong tiếng Anh và tiếng Việt, qua đó giúp tiếp nhận và sử dụng được ngôn ngữ này một cách hiệu quả.
    1.4 Đối tượng và phạm vi của nghiên cứu
    Nghiên cứu tập trung vào hành vi chào hỏi thông qua các lời chào hỏi phổ biến, được dùng thông dụng trong giao tiếp thường nhật trong tiếng Anh và tiếng Việt. Trọng tâm của nghiên cứu là tập hợp, hệ thống hóa, phân tích đặc trưng văn hóa - ngôn ngữ và đặc trưng văn hóa - xã hội của các lời chào, so sánh và khái quát hóa những nét tương đồng và dị biệt của những lời chào hỏi trong tiếng Anh và tiếng Việt.
    Không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài là những lời chào mang tính chất cá biệt, đặc trưng cho một nhóm hay một số đối tượng cá biệt và những lời chào mang tính nghi lễ đặc thù trong quân đội, tôn giáo . cũng như những ước lệ chào hỏi qua điện thoại và những hình thức giao tiếp bằng ngôn ngữ âm thanh và văn bản khác trên mạng.

    1.5 Phương pháp nghiên cứu
    Người nghiên cứu lựa chọn phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính cho bài tiểu luận, trong đó chủ yếu sử dụng phương pháp định tính. Sử dụng phương pháp định tính để đi phân tích, so sánh các đặc điểm chính, các mô hình và cách sử dụng các lời chào trong tiếng Anh và tiếng Việt. Phân tích, so sánh các đặc điểm chính, các mô hình và cách sử dụng các lời chào trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đặt ngôn ngữ - với tư cách là một trong những hành vi của con người - vào tình huống cụ thể và thông qua đó nêu được đặc trưng văn hóa - ngôn ngữ và văn hóa dân tộc của lời chào hỏi trong cả hai ngôn ngữ. Khái quát các nét tương đồng và dị biệt của lời chào trong tiếng Anh và tiếng Việt và từ đó đưa ra một số gợi ý cho việc dạy và học tiếng Anh
    Phương pháp định lượng được người viết sử dụng để thu thập, thống kê các tài liệu tiếng Anh và tiếng Việt có liên quan tới đề tài. Trình bày các nghiên cứu mang tính chất lý luận, làm cơ sở cho nghiên cứu.
    Nguồn tài liệu chủ yếu của bài nghiên cứu đó là sách tham khảo có liên quan đến chủ đề nghiên cứu và các nguồn Internet đáng tin cậy.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...