Thạc Sĩ Đặc trưng ngôn ngữ văn hóa của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việ

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Thạc Sỹ Đặc trưng ngôn ngữ văn hóa của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)


    MỞ ĐẦU


    0.1.Lý do chọn đề tài


    0.1.1. Về thành ngữ, từ trước đến nay đã có rất nhiều bài viết, công trình
    nghiên cứu. Xuất phát từ các góc độ, khuynh hướng và phương pháp tiếp cận
    khác nhau, những bài viết, những công trình đó cung cấp cái nhìn mới mẻ, đa
    diện hơn về thành ngữ tiếng Việt. Có thể nói, thành ngữ là mảnh đất đã được
    cày xới nhiều và cũng đã thu được nhiều thành tựu. Thế nhưng theo chúng tôi,
    việc tìm hiểu đặc trưng văn hóa- ngôn ngữ trong thành ngữ vẫn có thể bàn
    luận thêm, nghiên cứu sâu hơn và toàn diện hơn.

    0.1.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá ngày càng được các nhà
    ngôn ngữ học quan tâm. Người ta nhận thấy rằng việc nghiên cứu ngôn ngữ
    thường xuyên đòi hỏi phải thuyết minh những ý nghĩa do văn hoá xã hội
    quyết định, và ngược lại, việc nghiên cứu những khía cạnh khác nhau của
    văn hoá đòi hỏi sự hiểu biết những khía cạnh ngôn ngữ của nền văn hoá đó.
    Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá được thể hiện ở nhiều cấp độ như ngữ
    âm, từ vựng, ngữ pháp. Từ vựng thể hiện rõ nhất mối quan hệ này. Nghiên
    cứu hàm nghĩa văn hóa trong từ vựng là một lĩnh vực chưa được đào sâu
    nghiên cứu ở Việt Nam. Song với nhu cầu tìm về bản sắc văn hóa dân tộc,
    nhu cầu giao lưu văn hóa- ngôn ngữ và nhu cầu hội nhập trong thời đại hội
    nhập toàn cầu hóa hiện nay, nghiên cứu hàm nghĩa văn hóa trở thành một
    trong những nhiệm vụ quan trọng.
    Ở đây chúng tôi sẽ xem xét các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người (BPCT)
    trong thành ngữ bởi vì trong nhận thức của chúng tôi, thành ngữ là một đơn vị
    ngôn ngữ đồng thời là một thành tố văn hoá nên nó mang trong mình những
    đặc trưng dân tộc, những biểu tượng dân tộc. Tìm hiểu, khảo sát, giải mã các từ ngữ chỉ BPCT trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, chúng ta sẽ thấy
    được những đặc trưng ngôn ngữ- văn hoá của hai dân tộc Việt và Anh với hai
    loại hình ngôn ngữ và văn hoá khác biệt nhau, thấy được sự giống và khác
    nhau trong quan niệm, liên tưởng ngôn ngữ giữa người Anh và người Việt.
    Vì những lí do trên, chúng tôi chọn “Đặc trưng ngôn ngữ-văn hóa của từ
    ngữ chỉ bộ phận cơ thể trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)”
    làm đề tài nghiên cứu của mình.

    0.2. Mục đích nghiên cứu

    Thực hiện đề tài: “Đặc trưng ngôn ngữ-văn hóa của từ ngữ chỉ BPCT
    trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh), người viết hướng đến
    những mục đích sau:
    - Tìm ra mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá trên cứ liệu từ ngữ chỉ
    BPCT trong thành ngữ. Góp phần làm rõ thêm nguyên lý ngôn ngữ phản ánh
    văn hoá.
    - Tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ- văn hoá của người Việt và người Anh
    qua các từ ngữ chỉ BPCT trong thành ngữ.

    0.3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

    Trong những năm gần đây, nhiều nhà ngôn ngữ học đã quan tâm nghiên
    cứu hàm nghĩa văn hóa thể hiện qua ngôn ngữ . Nhiều luận văn thạc sĩ, tiến sĩ
    đã tập trung nghiên cứu vấn đề này.
    Trước hết có thể kể đến luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Bảo với đề
    tài “Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt (so
    sánh với tiếng Anh )”. Trong công trình này, Nguyễn Thị Bảo đã nghiên cứu
    khá kĩ về ngữ nghĩa văn hóa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng
    Việt, có sự so sánh với các từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Anh. Tiếp theo là luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thanh Tùng với đề tài “ Tìm
    hiểu đặc trưng ngôn ngữ- văn hoá của nhóm từ chỉ động thực vật trong
    tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)”. Trong công trình này, Nguyễn Thanh
    Tùng có một tầm nhìn khá bao quát về từ chỉ động-thực vật trong tiếng Việt.
    Ông tiến hành so sánh chúng với tiếng Anh trong từ điển giải thích và trong
    thành ngữ, tục ngữ, tìm ra những nét tương đồng và dị biệt để từ đó thấy được
    đặc trưng ngôn ngữ-văn hóa của hai loại hình ngôn ngữ và văn hóa khác biệt
    nhau.
    Các nhà ngôn ngữ học có tên tuổi cũng đã quan tâm nghiên cứu vấn đề
    văn hóa-ngôn ngữ và để lại các công trình có giá trị. Đặc biệt đáng kể nhất là
    hai công trình: “Tìm hiểu đặc trưng văn hoá- dân tộc của ngôn ngữ và tư
    duy ở người Việt (trong sự so sánh với những dân tộc khác)” của Nguyễn
    Đức Tồn và “Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hoá Việt” của Nguyễn Văn
    Chiến.
    Trong công trình của mình, Nguyễn Đức Tồn đã trình bày khá cặn kẽ về
    đặc trưng văn hoá dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt trong sự đối
    chiếu, so sánh với tiếng Nga về các đặc điểm định danh, ngữ nghĩa của tên
    gọi động vật, thực vật, BPCT. Ở công trình này, Nguyễn Đức Tồn cũng đã
    dành một số trang để nói về biểu trưng của một số tên gọi BPCT trong tiếng
    Việt v.v
    Trong “Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hoá Việt”, Nguyễn Văn Chiến
    đã trình bày khá chi tiết về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá, xác lập
    vốn từ vựng thể hiện văn hoá của người Việt như “nước”, các từ biểu thị mô
    hình kinh tế- xã hội lúa nước cổ truyền Việt Nam, các từ chỉ quan hệ thân tộc
    và các từ xưng hô trong tiếng Việt, nhóm từ chỉ BPCT, Về các từ chỉ BPCT,
    tác giả đã xuất phát từ góc nhìn văn hóa học để đi tìm những “mật mã”, ngôn ngữ trong tổ chức cấu trúc hệ thống các đơn vị từ vựng tiếng Việt biểu thị
    BPCT.
    Ngoài các công trình trên, còn có một số bài viết có liên quan đến đặc
    trưng ngôn ngữ-văn hóa thể hiện ở các từ ngữ này đăng trên các tạp chí
    chuyên ngành như:
    - “Bình diện văn hoá- ngôn ngữ của nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt”
    (Như Ý, Văn hoá dân gian 1992, 39(3), tr.80-82.)
    - “Tản mạn về từ “bụng” của người Việt” ( Hoàng Dĩ Đình, Ngôn ngữ
    và đời sống năm 2000, số1, tr.24-25.)
    - “Vài nét về hình ảnh trái tim trong tiếng Việt” (Phan Thị Hồng
    Xuân, Ngôn ngữ và đời sống 2000, số 4, tr.20-21).
    - “ Một số nhận xét về thành ngữ có từ chỉ BPCT trong tiếng Nhật”
    (Đỗ Hoàng Ngân, Ngôn ngữ năm 2002, số 8, tr.68-74)
    - “Cấu trúc hai bậc trong ngữ nghĩa của thành ngữ có từ chỉ BPCT”
    (Trịnh Đức Hiển- Lâm Thu Hương, Văn hóa dân gian 2003, số 5 (89),
    tr.62-65).
    - “Một số thành ngữ có từ “bụng” (Tạ Đức Tú, Ngôn ngữ và đời sống
    2005, số 3, tr.11-12).
    - “ Thành ngữ chỉ “tay”, “chân” với đặc trưng văn hoá dân tộc”
    (Nguyễn Thị Thu, Ngôn ngữ và đời sống 2006, số 3, tr.22-26 ).
    - Về thành ngữ có chứa yếu tố “ruột” trong tiếng Việt (Nguyễn Thanh
    Thuỷ, Tạp chí khoa học Đại học Sư phạm Tp.HCM, số 17, tr 70-78).
    -
    Như vậy có thể thấy, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ
    thống về việc tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ-văn hóa của các từ ngữ chỉ BPCT
    trong thành ngữ tiếng Việt. Nguyễn Đức Tồn chỉ mới tập trung nghiên cứu về
    đặc điểm định danh, đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ này và dành một số trang để nói về việc biểu trưng tâm lí- tình cảm của các từ chỉ BPCT trong
    tiếng Việt. Nguyễn Văn Chiến chỉ mới trình bày một cách bao quát các nội
    dung có liên quan đến các nhóm từ này, xuất phát từ góc nhìn văn hóa học.
    Luận văn này, trên cơ sở kế thừa thành quả của các công trình đi trước,
    tiến hành thống kê, miêu tả và phân loại trước hết là thành ngữ có từ chỉ
    BPCT người trong tiếng Việt và dựa vào kết quả có được, bước đầu so sánh
    với thành ngữ tiếng Anh cùng loại để tìm ra sự tương đồng và dị biệt

    0.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    Với bất kì công trình khoa học nào, tên gọi đã tự giới hạn phạm vi khảo
    sát. Cũng qua tên đề tài, người viết tự đặt ra cái đích cần phải đạt tới, vấn đề
    cần phải đào sâu, góc độ cần phải tiếp cận và cả phương pháp giải quyết. Việc
    nghiên cứu hàm nghĩa văn hóa trong ngôn ngữ là một việc làm đòi hỏi nhiều
    thời gian và công sức của nhiều người. Ở đây, trong khuôn khổ của luận văn,
    chúng tôi chỉ giới hạn tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ- văn hóa trong các thành
    ngữ mà cụ thể là các thành ngữ có từ chỉ BPCT của tiếng Việt , có sự so sánh
    với các từ chỉ BPCT trong thành ngữ trong tiếng Anh .
    Trong luận văn, chúng tôi sẽ:
    - Loại bỏ một số đơn vị một số tác giả xếp vào thành ngữ nhưng nó
    mang những đặc điểm của tục ngữ rõ ràng. Ví dụ như: Bàn tay có ngón dài
    ngón ngắn; Dạ sâu hơn biển, bụng kín hơn buồng; Có chí làm quan, có gan
    làm giàu; Có đi có lại mới toại lòng nhau, v.v.
    - Không xét đến những từ ngữ chỉ BPCT đã chuyển nghĩa theo kiểu ẩn
    dụ từ vựng như : mặt trong cánh bèo mặt nước, căng như mặt trống, , chân
    trong góc bể chân trời, eye (mắt) trong the eye of the storm (mắt bão), face
    (mặt) trong the face of earth (bề mặt trái đất), v.v. -Xét cả những thành ngữ có từ chỉ BPCT đi liền với tên động vật, mang
    hàm ý ẩn dụ cho tính cách, dáng vẻ của con người, ví dụ như: lòng lang dạ
    sói, lòng chim dạ cá, mắt phượng mày ngài, v.v.
    - Không xét đến những từ ngữ chỉ BPCT động vật được dùng để nói tới
    con người ví dụ như: móc mắt lôi mề, to gan lớn mề, giơ nanh múa vuốt, v.v.

    0.5. Phương pháp nghiên cứu

    Do tính chất của đề tài và do nhiệm vụ khoa học mà đề tài đặt ra, chúng
    tôi sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như sau:
    - Phương pháp thống kê: mục đích của việc sử dụng phương pháp này là
    nhằm thống kê tất cả các thành ngữ có từ chỉ BPCT trong thành ngữ tiếng
    Việt và thành ngữ tiếng Anh, làm tư liệu cho quá trình nghiên cứu.
    - Phương pháp phân tích: chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp này để phân
    tích đặc trưng ngữ nghĩa- văn hoá của các từ ngữ chỉ BPCT trong thành ngữ
    tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh.
    - Phương pháp so sánh- đối chiếu: Đây là một phương pháp không thể
    thiếu để tìm ra những tương đồng và dị biệt trong văn hoá, tư duy của người
    Anh và người Việt, như Nguyễn Đức Tồn (2008) đã nói: “ Chỉ có sự tiếp xúc
    với các nền văn hóa khác, so sánh cái của mình với cái của người khác mới
    cho phép coi những yếu tố nào đó của một nền văn hóa có địa vị đặc trưng
    khu biệt” [tr.20].
    Các phương pháp này có tầm quan trọng như nhau và được vận dụng
    xuyên suốt luận văn. Tất cả nhằm mục đích duy nhất: giải quyết vấn đề luận
    văn đã đặt ra.

    0.6. Tư liệu nghiên cứu

    Để thống kê các thành ngữ có từ ngữ chỉ BPCT trong tiếng Việt, chúng
    tôi sử dụng các từ điển của các tác giả có uy tín như Từ điển thành ngữ tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên; Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt của
    Viện ngôn ngữ học; từ điển Thành ngữ Việt Nam của Nguyễn Lực, Lương
    Văn Đang; Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân. Để thống
    kê các thành ngữ có nhóm từ chỉ BPCT trong tiếng Anh, chúng tôi sử dụng
    cuốn “Oxford dictionary of English Idioms” của Cowie A.P, Mackin R., Mc
    Caig I.R; cuốn “English Idioms” của Seidl J., McMordie W. Dựa trên các tư
    liệu này, chúng tôi đã thống kê được 1100 thành ngữ BPCT tiếng Việt và 867
    thành ngữ BPCT tiếng Anh.

    0.7. Đóng góp của luận văn

    Việc nghiên cứu đề tài có những ý nghĩa lí luận và thực tiễn sau:
    - Góp phần vào xây dựng bộ môn thành ngữ học.
    - Đóng góp vào việc tìm hiểu những khác biệt về ngôn ngữ do đặc trưng
    văn hoá, tư duy quy định.
    - Hiểu biết thêm về cái chung và cái riêng của hai nền văn hoá Việt và
    Anh, cung cấp tư liệu nghiên cứu bản sắc văn hoá, làm cơ sở cho việc hiểu
    sâu ngôn ngữ, trực tiếp góp phần vào việc giảng dạy và học tập tiếng Việt cho
    người Anh cũng như trong việc dạy tiếng Anh cho người Việt ngày càng tốt
    hơn.
    - Tập hợp một khối tư liệu lớn bao quát hơn về các thành ngữ có chứa từ
    ngữ chỉ BPCT, phục vụ cho việc học tập, giảng dạy và sử dụng thành ngữ.
    0.8. Bố cục của luận văn
    Ngoài 8 trang mở đầu, 3 trang kết luận và 39 trang phụ lục, luận văn của
    chúng tôi gồm nội dung chính như sau:

    Chương một, là chương tổng quan về thành ngữ và thành ngữ tiếng Việt.
    Ở đây chúng tôi sẽ trình bày về các vấn đề như nhận diện thành ngữ và thành
    ngữ tiếng Việt, đặc điểm ngữ nghĩa văn hoá trong thành ngữ trong đó sẽ khái quát về mối quan hệ ngôn ngữ và văn hoá, ngữ nghĩa văn hóa của từ, ngữ
    nghĩa văn hóa trong thành ngữ và cuối cùng là vấn đề biểu trưng trong thành
    ngữ.

    Chương hai, chúng tôi sẽ khảo sát các thành ngữ có thành tố BPCT
    trong tiếng Việt và tiếng Anh, liệt kê các thành tố chỉ BPCT trong thành ngữ
    tiếng Việt và tiếng Anh, nhận xét về số lượng thành ngữ và tên các BPCT
    xuất hiện trong thành ngữ, về số lượng BPCT trong một thành ngữ của hai
    ngôn ngữ.

    Chương ba, chúng tôi sẽ đi vào miêu tả đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá
    của thành ngữ có từ ngữ chỉ BPCT trong tiếng Việt và tiếng Anh. Ở đây,
    chúng tôi tập trung vào một số phạm vi phản ánh chủ yếu của thành ngữ
    BPCT- nói lên được sự khác nhau về cách tri nhận của người Việt và người
    Anh đó là phạm vi phản ánh về hình dáng, bề ngoài của con người, phạm vi
    phản ánh trí tuệ và phạm vi phản ánh tâm lí- tình cảm của con người.


    [​IMG]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...