Chuyên Đề Đặc trưng của vùng nông thôn và sự cần thiết phải phát triển nông thôn (150 trang)

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. KHÁI NIỆM VÀ đẶC TRƯNG CỦA VÙNG NÔNG THÔN
    1.1. Khái nim vùng nông thôn
    Cho đến nay, chưa có một định nghĩa chuẩn xác được chấp nhận một cách rộng rãi về nông thôn. Khi nói về nông thôn, thường thì người ta hay so sánh nông thôn với thành thị. Có ý kiến cho rằng có thể dùng chỉ tiêu dân số, mật độ dân cư để phân biệt nông thôn với thành thị. Có ý kiến đưa ra nên dùng chỉ tiêu trình độ kết cấu hạ tầng, chỉ tiêu về phát triển sản xuất hàng hoá, lại có những ý kiến cho rằng nông thôn là vùng mà ở đấy chủ yếu làm nông nghiệp. Tất cả những ý kiến trên đều đúng nhưng chưa đầy đủ. Nếu dùng những chỉ tiêu riêng lẻ thì chỉ thể hiện được từng mặt của nông thôn nhưng chưa thể bao trùm được khái niệm vùng nông thôn một cách đầy đủ.

    Nông thôn và đô thị là những vùng lãnh thổ có những nét nổi bật cơ bản ở chỗ cả hai không có một ranh giới rõ rệt, nhưng cả hai đều có một mối liên hệ khăng khít với nhau. Các khu vực nông thôn luôn gắn liền với một trung tâm của nó - đó là những vùng đô thị, hay chí ít ra cũng mang những nét căn bản của đô thị. Trong lòng các vùng nông thôn luôn tồn tại một trung tâm như thế. Vì thế nảy sinh vấn đề là cần định nghĩa xem đâu là nông thôn và đâu là đô thị, đồng nghĩa với việc xác định đâu thuộc về vùng nông thôn và đâu thuộc về vùng đô thị, khi đó cần chú ý đến sự giáp ranh giữa hai khu vực này. Trong thực tế phát triển xã hội giữa nông thôn và đô thị có một vùng “mở” pha tạp giữa nông thôn và đô thị, đó là: vùng đô thị hoá, vùng ven đô [Tống Văn Chung, 2000:114].

    Ở mỗi quốc gia đều có sự phân biệt khác nhau giữa nông thôn và đô thị. Chẳng hạn ở Mỹ cho rằng, một loạt những khu chung cư cao tầng ở nông thôn không được xếp vào đô thị. Ở Nga, người ta quan niệm đô thị là những tụ điểm dân cư từ trên chục ngàn người trở lên. Còn ở Việt Nam, khu vực được coi là đô thị thấp nhất (đô thị loại V) là những tụ điểm quần cư với số dân 4000 người trở lên (Nghị định 72/2001/Nđ-CP). Theo quan niệm của nhà xã hội học Trung Quốc, thị trấn “đầu là nông thôn, đuôi là đô thị”, và vì vậy thị trấn và thị tứ không thuộc vào đô thị [Tô Duy Hợp, 1977:177].
    V. Staroverov - nhà xã hội học người Nga đã đưa ra một định nghĩa khá bao quát về nông thôn, khi ông cho rằng: “Nông thôn với tư cách là khách thể nghiên cứu xã hội học về một phân hệ xã hội có lãnh thổ xác định đã định hình từ lâu trong lịch sử. đặc trưng của phân hệ xã hội này là sự thống nhất đặc biệt của môi trường nhân tạo với các điều kiện địa lý - tự nhiên ưu trội, với kiểu loại tổ chức xã hội phân tán về mặt không gian. Tuy nhiên nông thôn có những đặc trưng riêng biệt của nó”. Cũng theo nhà xã hội học này thì nông thôn phân biệt với đô thị bởi trình độ phát triển kinh tế xã hội thấp kém hơn; bởi thua kém hơn về mức độ phúc lợi xã hội, sinh hoạt. điều này thể hiện rõ trong cơ cấu xã hội và trong lối sống của cư dân nông thôn.

    Như vậy theo ý kiến phân tích của các nhà xã hội học và kinh tế học có thể đưa ra khái niệm tổng quát về vùng nông thôn như sau:

    Nông thôn là vùng khác v
    i đô thở đó có mt cng đồng chyếu là nông dân, làm nghchính là nông nghip; có mt độ dân cư thp hơn; có kết cu htng kém phát trin hơn; có mc độ phúc li xã hi thua kém hơn; có trình độ dân trí, trình độ tiếp cn thtrường và sn xut hàng hoá thp hơn.

    Tuy nhiên khái niệm trên cần được đặt trong điều kiện thời gian và không gian nhất định của nông thôn mỗi nước, mỗi vùng và cần phải tiếp tục nghiên cứu để có khái niệm chính xác và hoàn chỉnh hơn.

    1.2.
    đặc trưng vùng nông thôn
    1.2.1. Nhng đặc trưng cơ bn

    Khái niệm trên khắc hoạ những nét đặc trưng cơ bản của vùng nông thôn như sau:
    1. Nông thôn phải gắn chặt với một nghề lao động xã hội truyền thống, đặc trưng và nổi bật là hoạt động sản xuất nông nghiệp. điều này thể hiện ở chỗ, tư liệu sản xuất cơ bản và chủ yếu của nông thôn là đất đai. Chính vì vậy, nó tạo ra sự gắn kết nghề nghiệp của người dân nông thôn với nơi “chôn nhau cắt rốn” của mình.

    2. Nông thôn bao gồm những tụ điểm quần cư (làng, bản, buôn, ấp .) thường có quy mô nhỏ về mặt số lượng.

    3. So với đô thị thì nông thôn là vùng có kết cấu hạ tầng chậm phát triển hơn, mức độ phúc lợi xã hội thua kém hơn; trình độ sản xuất hàng hoá và tiếp cận thị trường thấp hơn. Vì vậy nông thôn chịu sức hút của đô thị về nhiều mặt, dân cư nông thôn thường hay di chuyển tự do ra các đô thị để kiếm việc làm và tìm cơ hội sống tốt hơn.

    4. Nông thôn có thu nhập và đời sống thấp hơn, trình độ văn hóa, khoa học công nghệ thấp hơn đô thị. Nông thôn có một lối sống đặc thù của mình - lối sống nông thôn, lối sống của các cộng đồng xã hội được hình thành chủ yếu trên cơ sở của một hoạt động lao động nông nghiệp.

    5. Nông thôn có mật độ dân cư thấp nhưng giàu tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên như đất đai, nguồn nước, khí hậu, rừng, biển , ở nông thôn có một môi trường tự nhiên ưu trội, con người gần gũi với thiên nhiên hơn. Chính điều này đã hình thành một đặc trưng nổi trội của nông thôn - tính cố kết cộng đồng, đó là văn hoá nông thôn, một loại hình văn hoá đặc thù mang đậm nét dân gian, nét truyền thống dân tộc luôn gắn kết với thiên nhiên: cây đa, bến nước, con đò, dòng sông .

    6. Xã hội nông thôn cũng rất đa dạng về điều kiện kinh tế xã hội, đa dạng về trình độ tổ chức quản lý, đa dạng về quy mô và mức độ phát triển. Tính đa dạng đó không chỉ khác biệt với đô thị mà ngay cả giữa các vùng nông thôn cũng có sự khác nhau. Cung cách ứng xử xã hội nặng về tục lệ nhiều hơn là pháp lý. điều đó có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng khai thác tài nguyên và các nguồn lực để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
    để phân biệt nông thôn và đô thị các nhà xã hội học đã đưa ra nhiều tiêu chí, trong đó có một số tiêu chí nổi trội như sau:
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Tiêu chí[/TD]
    [TD]Khu vc nông thôn[/TD]
    [TD]Khu vc đô thị[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1. Về
    nghề nghiệp[/TD]
    [TD]đa số những người ở nông thôn làm
    nghề nông nghiệp. Trong cộng đồng cũng có một số người làm nghề phi nông nghiệp[/TD]
    [TD]Phần lớn lao động gắn với những
    nghề chế tạo, cơ khí, thương mại, nghề tự do, quản trị các nghề phi nông nghiệp khác[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2. Về môi
    trường[/TD]
    [TD]Môi trường tự nhiên ưu trội hơn môi
    trường nhân tạo, con người có mối liên hệ trực tiếp với thiên nhiên[/TD]
    [TD]Sự tách biệt với tự nhiên lớn hơn, môi
    trường nhân tạo ưu trội hơn, ít dựa vào tự nhiên. Bê tông và sắt thép[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3. Mật độ
    dân số[/TD]
    [TD]Mật độ dân cư thấp. Mật độ dân cư
    và và tính nông thôn là 2 khái niệm tương phản nhau[/TD]
    [TD]Mật độ dân cư cao hơn, mật độ dân
    cư và tính đô thị là 2 khái niệm tương
    ứng với nhau[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Tiêu chí[/TD]
    [TD]Khu vc nông thôn[/TD]
    [TD]Khu vc đô thị[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.Tính hỗn
    tạp và tính thuần nhất của dân cư[/TD]
    [TD]So với cộng đồng đô thị, dân cư ở
    nông thôn mang tính thuần nhất cao hơn về các đặc điểm chủng tộc và tâm lý.[/TD]
    [TD]Tính phức tạp (đa dạng) của dân cư
    đô thị so với những cộng đồng nông thôn[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]5. Tính chất
    hoạt động kinh tế[/TD]
    [TD]Tự cung tự cấp, tự sản tự tiêu, nền
    kinh tế khép kín, năng lực dư thừa, thị trường khó phát triển[/TD]
    [TD]Mục đích là tạo lợi nhuận, sự phát
    triển đô thị tạo ra quan hệ sản xuất tư
    bản. Làm giàu bằng thị trường[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]6. Hợp tác
    lao động[/TD]
    [TD]Sự hợp tác mang tính chất đổi công,
    hỗ trợ nhau trong hoạt động lao động sản xuất và trong các công việc khác của cuộc sống[/TD]
    [TD]Hợp tác mang tính chất trao đổi theo
    cơ chế thị trường- ngã giá, sòng phẳng. Quan hệ hàng hoá là quan hệ kinh tế nổi trội.[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]7. Chi tiêu
    hàng ngày[/TD]
    [TD]Chi tiêu tiết kiệm, nhưng đôi khi
    cũng vượt quá khả năng thu nhập do những tục lệ chi phối[/TD]
    [TD]Chi tiêu có kế hoạch[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]8. Sự khác
    biệt xã hội và phân tầng xã hội[/TD]
    [TD]Có sự phân tầng xã hội về mặt kinh tế
    những không rõ rệt. Trong những xã hội cổ truyền, phân tầng xã hội mang tính đẳng cấp nhiều hơn.
    Thu nhập bình quân không cao, ở
    khu vực nông thôn bình quân khoảng
    100,000 đ/người/tháng.[/TD]
    [TD]Sự khác biệt và phân tầng xã hội là
    những khái niệm tương ứng với tính đô thị. Khoảng cách xã hội lớn, mang nét đặc trưng của xã hội hiện đại. Phân tầng xã hội rõ rệt. Về mặt kinh tế có sự phân tầng giàu, nghèo. Về mặt giai cấp có sự phân tầng là vị thế xã hội. Thu nhập bình quân khoảng
    300.000 đ/người/tháng.[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     
Đang tải...