Tiểu Luận đặc trưng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam và yêu cầu đối với công tác đào tạo, bồi

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
    Thuật ngữ “ nhà nước pháp quyền” do các chuyên gia về Hiến pháp và luật người Đức và người Áo nêu ra lần đầu tiên vào thế kỷ XIX. Từ đấy, thuật ngữ “pháp quyền” được áp dụng tại nhiều nước theo một tiêu chí như một chế độ của nhà nước và nó có thể so sánh được với quá trình phát triển khái niệm “ nhân quyền”. Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát huy những tư tưởng, tinh hoa của Văn hoá nhân loại và những thành quả về Nhà nước pháp quyền của nhiều quốc gia tiên tiến, từ đó Người vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm và lý luận đó vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam.
    Sau khi đất nước giành được độc lập, tư tưởng về Nhà nước pháp quyền của Hồ Chủ tịch đã được Đảng và Nhà nước nghiên cứu, vận dụng một cách sáng tạo và sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân.
    Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết phải xây dựng, kiện toàn bộ máy nhà nước vững mạnh, trong sạch, có hiệu lực và hiệu quả, bài trừ quan liêu, tham nhũng, Đảng ta đã hình thành hệ thống các quan điểm về xây dựng nhà nước, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 (khoá VII) cũng như Đại hội lần thứ IX của Đảng đã xác định:
    - Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân.
    Nhà nước pháp quyền xác lập dân chủ, tức là thừa nhận và đảm bảo thực hiện quyền lực của nhân dân. Trong khuôn khổ của một chế độ chính trị, quyền lực nhà nước phải xác lập và thực hiện trên cơ sở ý chí đích thực của người chủ quyền lực, tôn trọng những quyết định chính trị của nhân dân, sự lựa chọn chính trị của nhân dân. Nhân dân với tư cách là người chủ quyền lực, không chỉ lập nên nhà nước của mình, trực tiếp và thông qua các cơ quan đại diện cho mình thực thi quyền lực, mà còn thông qua các hình thức khác để tham gia vào hoạt động quản lý của Nhà nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...