Tiểu Luận đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn qua hệ thống nhân vật trong tác phẩm những người khốn khổ của Victo

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài tiểu luận giữa kì môn: Phương pháp sáng tác.
    Đề tài: Đặc trưng thi pháp của văn học lãng mạn qua hệ thống nhân vật của tiểu thuyết “Những người khốn khổ” – V.Hugo.


    Giảng viên:
    Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung( 07/06/1992).
    Nghuyễn Thị Hồng Nhung (06/12/1992).
    Nguyễn Thị Vân.
    Phạm Thị Vân.
    ĐẶC TRƯNG THI PHÁP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI QUA HỆ THỐNG NHÂN VẬT TRONG TIÊU THUYẾT NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ CỦA V.HUGO

    A. Phần mở đầu
    I. Chủ nghĩa lãng mạn ở Tây Âu
    1. Giới thiệu về chủ nghĩa lãng mạn

    2. Đặc trưng thi pháp của chủ nghĩa lãng mạn

    B. Phần nội dung
    I.Hình tượng nhân vật nam:
    1. Nhân vật Myriel:
    .
    2. Nhân vật Jean Valjean:

    3. Nhân vật Giave.

    I. Hình tượng người phụ nữ
    1. Hình tượng người phụ nữ trong quan điểm sáng tác của Victor Hugo.

    2. Những người phụ nữ trong tiểu thuyết “Những người khốn khổ”
    a. Nhân vật Phăngtin.

    II. Hình tượng trẻ em trong “Những người khốn khổ”.
    1. Nhân vật trẻ em trong sáng tác của V.Hugo.

    3. Nhân vật Gavơrốt.
    Bằng việc kết hợp nhuần nhuyễn bút pháp hiện thực và lãng mạn, Hugo đã sáng tạo “nhân vật điển hình ưa thích” của ông. Với bút pháp ưu tiên cho cái vĩ đại, phi thường, cái quá khổ, V.Hugo đã khắc họa gương mặt tiêu biểu: Gavơrốt.
    Gavơrốt hiện lên trong tác phẩm là cậu bé nghèo đói nhưng lại mang nét hóm hỉnh, thông minh. Tuy nhỏ bé nhưng nhân vật này lại chứa đựng ý nghĩa biểu tượng về sự tiếp nối Cách mạng qua các thế hệ dân chúng. V.Hugo xây dựng hình ảnh cậu bé Ga vơ rốt mang gương mặt trẻ thơ vừa láo lếu vừa trang nghiêm, vừa vô tư lại vừa sâu sắc, có vui tươi nhưng không kém phần thương tâm, cảm phục. Mặc dù cậu bé đang rét run cầm cập trong bộ đồ rách nát mà vẫn luôn vui tươi, lại hay bày trò trêu chọc người khác một cách trâng tráo: “ Bà ơi bà cưỡi ngựa đi đấy à?”; té bùn lên đôi giày bong của một ông khách qua đường, giọng điệu cãi vã của Ga vơ rốt với “các bà đồng nát đang lom khom bới đống rác” thì rất láo xược . Tuy nhiên bằng những việc làm cụ thể thì lại không ai có thể có ý thứ hơn đối với dân nghèo và cách mạng như Gavơrốt: gặp hai đứa trẻ nhỏ đang ngơ ngác không biết đi đâu với cái bụng đói meo mà trời đang đông với cái lạnh thấu xương, Gavorot đã chia cho hai em phần bánh to, còn mình ăn miếng nhỏ trong khi bản than cũng đã phải nhịn đói suốt ngày, Gavorot còn cho chúng có một chỗ ngủ an toàn. Gặp con bé đang hành khất ở đường rét cóng với cái váy ngắn cũn cỡn lộ ra cả hai đầu gối, lập tức em “cởi ngay tấm khăn len ấm quàng cổ vắt lên đôi vai gầy gò tím ngắt của con bé ăn mày” còn mình thì chịu ướt lạnh dưới trời mưa. Có lần nhìn thấy con ngựa của người nông dân đi qua ngã quỵ xuống, Gavorot đã lại và đỡ anh ta lên và giúp nâng con ngựa dậy .
    Có thể thấy tuy còn nhỏ tuổi và mang tính cách tinh quái của một đứa trẻ con nhưng Gavorot có ý thức rất cao trong cách hành xử của mình với mọi người, đặc biệt những người khốn khổ. Dường như em có tấm lòng cao cả của một thiên sứ, có lẽ bản thân với số phận bất hạnh và cay nghiệt vì có một bà mẹ nhẫn tâm Tenacdie, nên tưởi thơ của em không êm ả như những chị em gái của mình vì vậy em dễ đồng cảm và thấu hiểu nỗi khổ của những người khác. Đó là một tâm hồn đẹp, một tâm hồn trẻ thơ trong sáng, giàu đức hi sinh và hào hiệp lí tưởng mà nhà văn V.Hugo đã dành không ít tâm huyết xây dựng lên.
    Đó cũng chỉ là một phần, ta còn thấy hình tượng chú bé Gavorot vĩ đại hơn trong hình ảnh một chiến sĩ nhỏ anh hùng. Nét nổi bật ở chú bé là đứa trẻ rất vui tươi và nhí nhảnh. Gavorot rất hay hát, hát cả khi vui lẫn khi buồn. Mỗi khi gặp nguy hiểm lời ca của chú bé còn cất cao hơn: “Một giọng hát ẻ ơ trong trẻo, vui vẻ, cất lên lanh lảnh”. Ở đâu có chú bé ở đó có những bài ca vui nhộn, hồn nhiên trong sáng.
    Phẩm chất đáng ca ngợi của chú bé Gavorot là lòng dũng cảm, ý thức nghiêm túc đối với cách mạng. Em là hình ảnh đẹp nhất, bức tranh sinh động nhất trên chiến lũy Paris khởi nghĩa. Gavorot đi vào cách mạng với những luận điểm trừu tượng như của người chiến sĩ cộng hòa: em đi lên chiến lũy, vừa đi vừa trêu chọc các bà già nhút nhát, nhưng em có nhận thức vững chắc rằng em ra đi để cho “giỏ của các bô có nhiều thứ ngon hơn”, luôn nhận thức được rằng “không được gặp việc gì cũng rên khóc”.
    Dũng cảm, thông minh, Gavorot luôn làm được nhiều việc kể từ khi em ra nhập nghĩa quân: Thấy được xe ba gác của anh thanh niên nọ nhưng lại phải đỗi phó với viên đội cảnh binh, biết không thể đưa được chiếc xe về dinh lũy, Gavorot nhanh chí “dùng cái làm nguy để cứu nguy cho mình” mà chỉ có kẻ tài tình mới có thể làm được nghệ thuật ấy.
    Nhanh nhẹn thông minh khi đối phó với âm mưu của đối phương, Gavorot còn liều lĩnh, anh hùng khi đối mặt trực tiếp với chúng. Khi cả chiến lũy nổ sung điên cuồng, số đạn dự trữ có nguy cơ bị thiếu to thì Gavorot không hề hấn, xách chiếc giỏ, điềm nhiên lật bị của bọn quốc dân quân chết trên bờ lũy mà chút đạn vào giỏ của mình để tiếp tế cho nghĩa quân. Chú như một con sóc nhỏ đang thách thức trước hòn tên mũi đạn của kẻ thù. Nhưng vì tiến lên quá xa chú bé đã lên đến quãng mà khói sung bắt đầu thưa và chú bé đã bị phát hiện. những viên đạn bắt đầu nhằm vào chú. Một viên, hai viên rồi ba viên nhưng phản ứng của chú là: “đứng thẳng lên, tóc bay trước gió, hai tay chống nạnh mắt đăm đăm nhìn bọn quốc dân quân đang bắn” và chú bắt đầu hát. Những viên đạn dường như những nốt nhạc để đôi chân Gavorot họa theo. Viên đạn thứ tư rồi năm vẫn không trúng, kết quả chỉ mang lại khúc hát thứ ba. V.Hugo đã xây dựng hình ảnh của một chiến sĩ dũng cảm, can trường đến phi thường. Gavorot đang đứng trước cơn mưa bom bão đạn, em được xác định là bia đạn của kẻ thù mà cậu bé ấy lại đang đùa với súng đạn. Em như con chim sẻ quẹt mỏ người đi săn. Cứ nghe một tiếng súng em lại “trả lời bằng một khúc hát”, đúng là một “trẻ ranh thần tiên”. Đạn chạy theo chú nhưng chú lại chạy nhanh hơn đạn, đứa bé phi phàm ấy đang chơi trò ú tim với thần chết không một chút lo sợ, run rẩy.
    V.Hugo đã dành khá nhiều chi tiết để miêu tả hành động của Gavorot. Một cậu bé quả cảm, tinh thần quật cường mặc dù đáo mới là lần đầu em ra chiến trường. Hình tượng một chú bé nhỏ nhắn nhưng hết sức dũng cảm, em mang theo khí thế và biểu tượng cho sự tiếp nối cách mạng của thế hệ đàn anh. Dẫu bị bỏ rơi từ nhỏ, sống lang thang côi cút nhưng em không vì thế mà sa đọa, không vì thế mà em trở thành đại diện cho sự cằn cỗi của trẻ thơ vì cuộc sống tối tăm. Em lạc quan, yêu đời và có tấm lòng nhân hậu. Em có chí hướng cao đẹp đó là hướng về cách mạng.
    Đoạn văn miêu tả về sự hi sinh của Gavorot lại ngắn gọn, nó ngắn như chính cuộc sống của em trên cõi đời vậy. Nhưng cái chết của em là cái chết hiên ngang, cái chết bất tử của một con người sống có ích và có ý nghĩa. Sau hàng loạt những viên đạn hụt hoặc lệch, thì cuối cùng một viên đạn nhắm đúng hơn, giảo hoạt hơn đã bắn trúng vào chú bé ma trơi. Lần này chú ngã sấp xuống đường không động đậy nữa. “Linh hồn bé bỏng vĩ đại ấy đã bay về trời”.
    Cái chết của đứa trẻ nảy sinh từ đêm đen xã hội sao mà xúc động đến thế. Cái chết của đứa con tên đại bơm Tenacdie sao mà đau xót và buồn thương đến thế. Sức mạnh của “Những người khốn khổ” chính là ở chỗ đó. Nó làm cho “chúng ta yêu Giăng can giăng im lặng, xoàng xĩnh hơn yêu Gilơ mormang hóm hỉnh, trí tuệ, yêu Phăngtin hơn là con nàng, Codet lúc bé hơn là nam tước phu nhân Phôngmecxi, và yêu thích Gavorot hơn là Mariuytx vốn có biết bao tính tốt”. Gavorot – đứa trẻ sáng rực tương lai, là biểu tượng cho sự trong sạch.
    4. Nhân vật Êpônin.
    Nếu như hình tượng nhân vật Côdet mới chỉ là sự phát triển tính cách đơn nhất, một chiều thì Êpônin chính là nhân vật được xây dựng đa dạng nhất, được xây dựng theo một lề lối sáng tạo của Hugo. Êpônin vừa là sự phân thân, vừa là tập hợp của nhiều hệ nhân vật trong tác phẩm của nhà văn. Từ quyển nọ sang quyển kia tác giả khắc họa rồi lại hủy hoại, ngợi ca rồi lại hành hạ cô thiếu nữ này”. Êpônin có một tuổi thơ khác với Côdet và nhưng đứa em trai. Em không phải chịu nhiều bất hạnh đau khổ, không bị đánh đập hành hạ như bé Côdet. Tuổi thơ được sống trong sung sướng, “nhung lụa”, trong sự yêu thương chăm sóc kĩ càng của bà mẹ vốn chỉ có yêu thương những đứa con gái, mà căm thù những đứa con trai. Ngay cái tên Êpônin cũng được đặt từ tên một nhân vật trong tiểu thuyết mà bà mẹ rất yêu thích. Nhưng khi lớn lên, Êpônin phải sống trong khổ cực, trở thành công cụ kiếm tiềm do chính cha mẹ em sai khiến. Sự nghèo đói đã, túng quẫn đã đẩy một bé gái thông minh, lanh lợi, khỏe mạnh xuống đáy sâu xã hội biến thành trẻ ăn xin gầy gò, xanh xao, rách rưới.
    Êpônin có ngoại hình không sáng tỏ như tất cả các nhân vật khác và nội tâm của em bé này không đơn giản một chiều. Lần đầu tiên bé gái này xuất hiện trước mặt Mariuytx – người mà em thầm yêu mang hình ảnh thật khổ sở của một đứa trẻ lang thang, nghèo đói: “Dong dỏng cao, người mảnh khảnh, khuôn mặt nhợt nhạt, đầu tóc rối tung, cái mũ kinh khủng, cái váy rách tả tơi, chân đi đất”. Ở lứa tuổi của đứa trẻ mới lớn ham làm đẹp, chưng diện mà lại trông hủy hoại gớm ghê. Và dường như mỗi lần gặp lại thì em trông càng thê thảm hơn: “xanh xao, gày gò, hốc hác, chỉ phong phanh một cái áo trong và một cái váy, người lanh cóng run lẩy bẩy. Hai vai gầy trơ cả xương ra áo ngoài, nước da nhợt nhạt, xương vai xám xịt, bàn tay thì đỏ bầm, miệng mất mấy cái răng, con mắt đục, táo tợn, nhìn ngược”. Dường như mỗi ngày con người khốn khổ, tội nhiệp này lại bị dày xéo dã man thêm. Nanh vuốt của sự bần cùng hóa đã cào cấu một cách không thương tiếctrên gương mặt người em gái nhỏ bé này. Tuy nhiên cảnh nghèo đói, khổ sở, kiếm sống lang thang không biến Êpônin trở thành ác quỷ như cha mẹ em. Đây là một phẩm chất hêt sức tốt đẹp mà Hugo đã gây dựng trong tâm hồn của Êpônin: “lúc khác trông cô nghèo đi mà lại đẹp thêm .mấy cọng rơm lẫn trên mái tóc của cô bé, không phải như Ô phê ni a đã điên dại vì lây cái điên dại của Hăm let nhưng chỉ vì cô đã chiu vào ngủ trong một đống rơm, chuồng ngựa nào đó. Với tất cả hình dáng như thế cô bé vẫn đẹp! Ôi cái tuổi thanh xuân sao mà thần tiên thế !”
    Đó là cái nhìn rất nhân ái của V.Hugo đối với Êpônin. Trong bong tối cuộc đời, ông vẫn luôn tìm ra và hướng nhân vật của mình tới ánh sáng của niềm tin và hi vọng. Trong cảnh khốn khổ của con người, ông vẫn nhận ra cái đẹp mà ca ngợi, nâng niu, trân trọng như cố để không cho những giọt sương yếu ớt tan vào hư vô. Ta có thể thấy được mặt sáng và mặt tối chan hòa trong hình dáng hành động của Êpônin. Êpônin xuất hiện trong tác phẩm này một lần nữa cho chúng ta thấy bút pháp quen thuộc của của Hugo: “ Cái thô kệch bên ngoài”. Mang một thân hình tiều tụy không xấu xí đến khiếp đảm như Cadimodo nhưng Êpônin cũng chẳng xinh đẹp gì. Song sâu thẳm tâm hồn người con gái ấy lại ngự một phẩm chất phụ nữ đó là nét duyên dáng, ý nhị và tinh tế. nhưng ở Êpônin một đức tính cao đẹp nhất khiến nhiều người yêu mến cảm phục đó là một cô gái bé nhỏ biết yêu thương và biết hi sinh cho tình yêu.
    Tình yêu của Êpônin dành cho Mariuytx là thứ tình cảm đơn phương nhưng lại trong sáng và cao đẹp. Êpônin đã không ngần ngại, sẵn sang làm tất cả để người mình yêu được hạnh phúc, dẫu biết rằng điều đó sẽ làm mình đau khổ. Cô bảo vệ căn nhà của Côdet cũng chính là bảo vệ tình địch nhưng cô bé lại chấp nhận điều đó vì cô hiểu rằng Côdet chính là lẽ sống của Mariuytx. Êpônin cũng mất rất nhiều công sức để tìm kiếm chỗ ở của chàng nhưng rất đáp lại chỉ nhận được những lời lạnh nhạt cô – tôi. Dẫu là thế cô bé cũng cảm thấy hạnh phúc lắm rồi, bởi với tấm lòng nhân hậu đến đáng thương ấy nghĩ rằng một đứa con gái lang thang nghèo khổ lại xấu xí như mình thì dám mong gì một tình yêu đáp lại từ chàng. Nhưng cũng không vì lẽ đó mà cô từ bỏ tình yêu của mình vì tình yeu với Mariuytx cính là lẽ sống, là sợi dây líu kéo cô với cuộc đời này. Để rồi cuối cùng Êpônin đã lấy tính mạng của mình để bảo vệ cho người mình yêu: “một bóng người phụ nữ vụt nhảy lên, đưa bàn tay bịt kín họng súng”. Cô bé đã hi sinh hết thảy cho tình yêu, dù chỉ là đơn phương, dẫu có phải dâng cả mạng mình cho thần chết cũng không hề do dự. tình yêu của Êpônin thật đáng ngợi ca, thật đáng để cho người ta phải xót xa nhưng không ngớt ngưỡng mộ. sức mạnh tình yêu của một con người nghèo khổ thật vĩ đại, không toa tính, không âm mưu mà trái lại, nó cao thượng đến tuyệt vời, dường như đó là cái mốc lí tưởng của tình yêu mà V.Hugo đã vạch lên khi xây dựng nhân vật này. Êpônin là hiện than của nhân dân lao động trong khía cạnh bị đối xử bất công, bị đày đọa cả về thể xác lần tâm hồn nhưng lại có một tấm lòng vàng, vẹn tròn như Cadimodo của “Nhà thờ đức bà” vậy. Nhà văn khi xây dựng nhân vật này đã bộc lộ rõ bút pháp của nhà văn lãng mạn, một người có tình cảm phi thường cuối cùng đã chịu bất lực trước thực tại xã hội, cô đã chết khi còn rất trẻ.

    KẾT LUẬN

    “Những người khốn khổ” – cuỗn tiểu thuyết mang tầm giá trị to lớn của đại thiên tài V.Hugo được xem như đứa con cưng của nền văn học nhân loại tiến bộ. Thông qua những nhân vật với số phận hầu hết là bất hạnh, nhà văn đã thể hiện tư tưởng nhân sinh, lí tưởng thẩm mĩ: Mối băn khoăn giày vò giữa “ánh sáng đen” và “ánh sáng trắng” từ tác giả thấm vào nhân vật. Hugo hi vọng giải quyết ba vấn đề: “Sự sa đoạ của đàn ông vì bán sức lao động, sự trụy lạc của đàn bà vì đói khát, sự cằn cỗi của trẻ thơ vì tối tăm”. Những con người bị vùi dập hiện ra trong tác phẩm với những vẻ đẹp cao cả. Khi viết “Những người khốn khổ”, V.Hugo đã hình dung nó như một khúc ca về con người khốn khổ biết vật lộn với khó khăn, thử thách, những hố đen tối tăm để vươn lên với đỉnh cao của cái thiện, cái đẹp. Chúng ta không thể không nhắc đến một ông tiên với tấm lòng nhân đạo như Giăngvangiăng, một giám mục Myriel một lòng hướng về chúa với tình yêu thương con người vô bờ, một người phụ nữ với tấm thân nhơ nhớp nhưng lại có tình mẫu tử sâu nặng như Phăng tin, . rồi những thân phận bé nhỏ bất hạnh như Côdet, Êpônin, Gavơrốt . bị xã hội bóp nghẹt, chà đạp nhưng nổi bật lên lại là bản chất ngây thơ, trong sáng, yêu đời, dũng cảm, nhân hậu với đức hi sinh của chúng. Những nhân vật ấy mãi sống trong lòng của độc giả như biểu tượng lí tưởng của tình người, của tình đời. Những con người với tâm hồn cao thượng, tấm lòng hi sinh siêu phàm không nghĩ về bản thân và tình yêu con người đạt độ lí tưởng, đó chính là những gì mà có lẽ Hugo mơ ước hình thành trong đức tính của con người thực tế. Những rung động đầy chất thơ và sự suy tưởng khát vọng xoá bỏ nỗi đau khổ của loài người. Nhà văn tin rằng lòng thương yêu tuyệt đối có khả năng tiêu diệt cái ác và mang lại hạnh phúc cho những người khốn khổ. Bằng tài năng và tâm huyết của mình “Những người khốn khổ” đã cho ta thấy một Victor Hugo với tư tưởng nhân văn cao cả, luôn hướng tới con người lao khổ với một sức mạnh tình thương và lòng nhân ái vô bờ, tác phẩm cũng chính là thông điệp của tình thương, lòng nhân ái và đức tin vào một thế giới tốt đẹp trong mỗi con người. Và điều đó cũng chính là tinh thần lãng mạn cao cả của ông thể hiện trong “Những người khốn khổ”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...