Tài liệu Đặc trưng cơ bản của nền hành chính nước ta thời Lý và vai trò của Lý Công Uẩn

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Năm 1009 Lý Công Uẩn lên ngôi vua dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La (1010). Khi dời đô thì trời quang, đẹp, thấy hình con rồng bay lên, Lý Công Uẩn đồi thành Đại La thành Thăng Long. Việc dời đô đã chững tỏ một tầm nhìn sâu rộng của ông trong việc xây dựng một sự nghiệp lâu dài, phản ảnh thế đi lên của vương triều và đất nước.
    -Hành chính triều Lý nổi bật là công việc xây dựng kinh đô Thăng Long. Thành Thăng Long có vòng luỹ đất La Thành bao bọc, nương vào thế tự nhiên (hệ thống sông Tô Lịch). Thành mở ra 4 cửa: Tường Phù (Đông), Quảng Phúc (Tây), Đại Hưng (Nam) và Diệu Đức (Bắc), có hào bao quanh. Bên trong có hệ thống cung điện: càn Nguyên, Tập Hiền, Giảng Võ, Long Trì (có đặt lầu chuông ở thềm điện này để xét xử nỗi oan ức của dân), cùng các cung Thuý Hoa, Long Thụy. Sát với hoàng thành về phía đông là khu chợ phố dân gian, gồm 61 phường, quang cảnh nhộn nhịp ngày đêm, hệ thống sông kênh (Nhị Hà, Tô Lịch) giao thông thuận tiện.
    -Xây dựng bộ máy chính quyền quân chủ tập trung.
    Để khẳng định vương quyền và đề cao lòng tự tôn dân tộc, các vua Lý đã tiến hành xây dựng một bộ máy chính quyền tập trung theo đúng mô hình nhà Tống (Trung Quốc). Tuy nhiên, đó mới chỉ là trên danh nghãi, còn trên thực tế, chức năng của nó đơn giản hơn nhiều.
    +Chính quyền triều đình: Trong triều đình, đại thần đứng đầu 2 ban văn võ là tể tường và các á tướng.
    Tể tướng giữ chức Phụ quốc thái phó với danh hiệu “Bình chương quân quốc trọng sự”. Có người lại mang thêm chức danh trong tam thái (thái sư, phó, bảo), trong tam thiếu (sư, phó, bảo).
    Các á tướng thì giữ chức tả, hứu tham tri chính sự. Dưới tể tướng và á tướng là các hành khiển được gia thêm danh hiệu “Nhập nội hành khiển đồng trung thư môn hạ bình chương sự”. Tể tướng, á tướng, hành khiển là các quan chức nằm trong cơ quan gọi là “mật viện” (bao gồm trung thư sảnh và môn hạ sảnh).
    Dưới bộ phận trung khu là 6 bộ, các sảnh viện. Sách lịch sử triều hiến chương loại chí (quyển II - tr.7) có ghi: “Bên văn thì có thượng thư, tả hữu tham tri, tả hữu gián nghị và trung thư thị lang. Thuộc quan thì có trung thư thừa, trung thư xã nhân (lại có) bộ thị lang, tả hữu ty lang trung, thượng thư sảnh viện ngoại lang, đông tây áp môn sứ, tả hữu phúc tâm, nội thường thị, phủ sĩ sư, điện học sĩ, hàn lâm học sĩ, vệ đại phu, thư gia các hoả, thức trực lang, thừa tín lang”, “Võ ban thì có đô thống, nguyên soái, tổng quản, khu mật sứ, khu mật tả hữu sứ, tả hữu kim ngô, thượng tướng mật tả hữu sứ, tả hữu kim ngô, thượng tướng, đại tướng, đô tướng, tướng quân các vệ, chỉ huy sứ, vũ vệ hảo dầu”.
    +Chính quyền địa phương các cấp:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...