Tiểu Luận đặc trưng cắm nhánh nước ngoài của công ty xuyên quốc gia. ý nghĩa nghiên cứu vấn đề này đối với việ

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA
    1.1. Khái niệm công ty xuyên quốc giaCác công ty xuyên quốc gia ra đời là kết quả phát triển lâu dài của nền sản xuất và quan hệ kinh tế quốc tế. Chúng bắt nguồn từ sự tích tụ và tập trung sản xuất cao độ. Đó là sự phát triển ngày càng hoàn thiện của các hình thức tổ chức xã hội từ hình thức phân xưởng thợ thủ công đến hình thức các công trường thủ công, từ hình thức công xưởng tới hình thức xí nghiệp lớn, rồi đến các loại hình công ty với nhiều hình thức khác nhau. Sự xuất hiện của các công ty xuyên quốc gia đã được đánh giá là một tiến bộ của lịch sử, và ngày nay các công ty này hoạt động khắp mọi nơi trên thế giới. Nó được coi là một thực thể kinh tế linh hoạt, hoạt động có hiệu quả, có tiềm lực kinh tế và công nghệ to lớn.
    Theo khái niệm chung nhất, công ty xuyên quốc gia là công ty có quá trình sản xuất kinh doanh vượt ra khỏi biên giới quốc gia và có quan hệ kinh tế chặt chẽ với nhiều nước thông qua việc thiết lập các chi nhánh ở nước ngoài.
    Cũng có quan niệm cho rằng công ty xuyên quốc gia là công ty tư bản độc quyền có tư bản thuộc về chủ tư bản của một nước nhất định nào đó. Theo quan niệm này, người ta đã nhấn mạnh tới tính chất sở hữu và tính quốc tịch của tư bản. Chủ tư bản ở một nước cụ thể nào đó có công ty mẹ và thực hiện kinh doanh trong và ngoài nước bằng cách lập các công ty con ở nước ngoài.
    Theo các chuyên gia của Liên Hợp Quốc thì công ty xuyên quốc gia là những công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc vô hạn bao gồm các công ty mẹ và các công ty chi nhánh nước ngoài của chúng.
    Qua các khái niệm trên ta có thể hiểu các công ty xuyên quốc gia là một cơ cấu tổ chức kinh doanh quốc tế, dựa trên cơ sở kết hợp giữa quá trình sản xuất quy mô lớn của nhiều thực thể kinh doanh quốc tế với quá trình phân phối và khai thác thị trường quốc tế nhằm đạt được kết quả tối ưu, trên cơ sở đó thu được lợi nhuận độc quyền cao.
    1.2. Sự hình thành và phát triển của các công ty xuyên quốc gia.Như trên đã nói, các công ty xuyên quốc gia được hình thành dựa trên sự phát triển lâu dài của nền sản xuất và quan hệ kinh tế quốc tế. Về thực chất chúng là sự phát triển cao của chế độ xí nghiệp tư bản chủ nghĩa, là sự vận động mở rộng và sâu sắc hơn của các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, khi các mối quan hệ kinh tế đó vượt dần ra khỏi phạm vi quốc gia và gia nhập vào guồng máy sản xuất kinh doanh quốc tế thì nó ngày càng được phát triển.
    Chế độ xí nghiệp tư bản chủ nghĩa xuất hiện và ngày càng được hoàn thiện trên cơ sở sự ra đời và phát triển của nền sản xuất dựa trên máy móc, và cạnh tranh tự do chính là nguyên nhân ra đời của nền sản xuất đó. Chế độ xí nghiệp tư bản chủ nghĩa ra đời đã thúc đấy phân công lao động mở rộng từ nội bộ quốc gia sang địa bàn quốc tế, từ đó làm cho tích tụ và tập trung tư bản, sản xuất phát triển lên cao độ và nhờ vậy mà các tổ chức độc quyền có điều kiện thuận lợi để ra đời và phát triển. C.Mác và Ph. Ăngghen cũng đã khẳng định độc quyền sinh ra từ tự do cạnh tranh nhưng không phủ định nó. Trong quá trình tích tụ và tập trung tư bản, nhân tố tín dụng có vai trò vô cùng quan trọng, theo C.Mác thì nhân tố này đã đẩy nhanh tốc độ phát triển vật chất của các lực lượng sản xuất và sự hình thành một thị trường thế giới.
    Khi xuất hiện quá trình tích tụ và tập trung sản xuất cao độ sẽ dẫn đến hình thành các công ty cực lớn thống trị các ngành và đồng thời cũng xuất hiện quá trình liên hiệp hoá. Cùng với nó là quá trình chuyên môn hoá, đó là kết quả của sự phát triển phân công lao động xã hội đã tạo điều kiện cho sự phát triển của những công ty độc quyền chủ chốt trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền. Các công ty độc quyền chủ chốt đã thâu tóm toàn bộ các xí nghiệp vừa và nhỏ bao quanh chúng mà nhờ nó giới độc quyền Nhà Nước có thể huy động được toàn bộ lực lượng lao động và mọi tiềm năng của xã hội vào quá trình sản xuất, tạo ra sự hỗ trợ trong việc cải tổ cơ cấu sản xuất, kỹ thuật trong nước. Sự khác biệt về tiền lương và bảo hiểm của chúng tạo điều kiện cho các công ty độc quyền chủ đạo kiếm thêm được giá trị thặng dư. Khi tích tụ và tập trung sản xuất có bước phát triển mới thì xuất khẩu tư bản cũng được đẩy mạnh và nó trở thành cơ sở kinh tế quan
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...