Luận Văn Đặc tính và phân bố của sa cấu trong đất Đồng bằng sông Cửu Long

Thảo luận trong 'Địa Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM LƯỢC​​ Sa cấu đất được xem là một đặc tính quan trọng của đất. Sa cấu ảnh hưởng mạnh mẽ đến hầu hết các đặc tính vật lý đất và được xem như là nền tảng của các hệ thống phân loại đất. Sa cấu đất xác định: khả năng giữ và thoát nước trong đất, mức độ thoáng khí, ảnh hưởng độ phì nhiêu đất đai. Nhiều tính chất hóa học quan trọng của đất như: cấu trúc, tính thấm nước, khả năng giữ khí và nhiệt, khả năng hấp phụ và trao đổi ion, dự trữ chất dinh dưỡng đều phụ thuộc vào thành phần cơ giới. Nhiều loại cây trồng thích ứng với khoảng nhất định của thành phần cơ giới và có chất lượng sản phẩm cũng phụ thuộc vào nó. Đề tài: “Đặc tính và phân bố của sa cấu trong đất Đồng bằng sông Cửu Long” nhằm xác định đặc tính sa cấu của các vùng sinh thái, sự phân bố của cấp hạt trong các tầng đất và tìm mối tương quan giữa sa cấu và các đặc tính lý hóa đất.
    Thu thập số liệu về sa cấu đất và các đặc tính hóa-lý khác có liên quan từ phòng Phân tích hóa-lý đất thuộc Bộ môn Khoa học đất và Quản lý đất đai, sau đó phân nhóm dữ liệu theo các vùng sinh thái (Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, phù sa (ven sông và xa sông), ven biển (phù sa ven biển và đất giồng), Bán đảo Cà Mau, vùng trũng phèn và đồi núi). Sử dụng phần mềm Excel để thống kê và tìm mối tương quan giữa hàm lượng sét, C, pH và CEC.
    Kết quả thống kê cho thấy:
    Hàm lượng sét tập trung cao nhất ở vùng phù sa xa sông (62.3%). Vùng trũng phèn, phù sa ven biển có hàm lượng sét cũng khá cao (trên 50%). Kế đến là vùng Tứ giác Long Xuyên (45.9%) và phù sa ven sông (44.4%). Đất ở Bán đảo Cà Mau và vùng đồi núi hàm lượng cát rất cao và ít sét.
    Có mối tương quan đa biến giữa hàm lượng sét, C, pH và CEC với nhau. Đất có thành phần sét nhiều thì CEC cao. Khi pH và chất hữu cơ tăng thì CEC cũng tăng. Nhưng không có mối tương quan đơn giữa các biến với nhau.
    Đất ở vùng phù sa xa sông và Tứ giác Long Xuyên có sự phân bố hàm lượng sét giảm dần theo độ sâu. Tuy nhiên hàm lượng sét trong đất của các vùng khác hầu như không có sự chênh lệch nhiều ở các tầng theo độ sâu.
    Đề nghị nghiên cứu xử lý bằng thống kê địa lý để phân các vùng với hàm lượng sét khác nhau cho vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cần nghiên cứu về thành phần khoáng sét cho mỗi vùng để phát hiện những quy luật về tính chất của đất.
    CẤU TRÚC ĐỀ TÀI:
    MỞ ĐẦU .
    Chương 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .
    1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG .
    2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐẤT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
    3. ĐỊA CHẤT ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG .
    4. SA CẤU ĐẤT (THÀNH PHẦN CƠ GIỚI ĐẤT) .
    Chương 2 PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP .
    1. PHƯƠNG TIỆN .
    2. PHƯƠNG PHÁP
    Chương 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN .
    1. BẢN ĐỒ CÁC ĐIỂM LẤY MẪU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
    2. PHÂN NHÓM DỮ LIỆU THEO CÁC VÙNG SINH THÁI .
    3. ĐẶC TÍNH VÀ PHÂN BỐ SA CẤU TRONG ĐẤT CỦA CÁC VÙNG SINH THÁI Ở TẦNG MẶT
    4. TƯƠNG QUAN GIỮA HÀM LƯỢNG SÉT, C, pH VÀ CEC .
    5. SỰ PHÂN BỐ CỦA THÀNH PHẦN CƠ GIỚI TRONG CÁC TẦNG ĐẤT
    Chương 4 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
    1. KẾT LUẬN .
    2. ĐỀ NGHỊ .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...