Tiểu Luận Đặc tính của ngôn ngữ với tư cách là chất liệu của nghệ thuật văn chương và những ưu thế và hạn chế

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần I: MỞ ĐẦU


    Hình tượng nghệ thuật không bao giờ tồn tại một cách chung chung, trừu tượng mà luôn gắn liền với một chất liệu cụ thể. Tính chất đặc trưng của một loại hình nghệ thuật gắn liền với đặc điểm và khả năng nghệ thuật của chất liệu dùng làm cơ sở cho nghệ thuật đó. Một tác phẩm âm nhạc được tạo nên từ sự phối hợp những nốt nhạc, màu sắc là chất liệu cơ bản của nghệ thuật hội hoạ Và văn học lấy ngôn từ làm chất liệu xây dựng tác phẩm. Chính vì vậy sẽ không hiểu được đặc trưng của văn học nếu bỏ qua đặc trưng của chất liệu ngôn ngữ. Mối quan hệ giữa hình tượng và chất liệu không phải là sự kết hợp bề ngoài mà là sự thâm nhập, xuyên thấu vào nhau, là phương thức tồn tại của hình tượng Người nghệ sĩ ngay khi sáng tác đã dựa trên các khả năng của chất liệu. Nhà điêu khắc tư duy bằng hình khối, nhạc sĩ tư duy bằng âm sắc. Cũng như vậy, nhà văn không thể tư duy bên ngoài các khả năng nghệ thuật của ngôn từ.

    Với khuôn khổ có hạn của bài tập tiều luận này, chúng tôi xin dừng lại ở việc tìm hiều hai vấn đề: “Đặc tính của ngôn ngữ với tư cách là chất liệu của nghệ thuật văn chương và những ưu thế và hạn chế của của chất liệu ngôn ngữ khi xây dựng tác phẩm văn chương”.


    MỤC LỤC​


    Phần I: MỞ ĐẦU

    Chương I: ĐẶC TÍNH CỦA NGÔN NGỮ VỚI TƯ CÁCH LÀ CHẤT LIỆU CỦA NGHỆ THUẬT VĂN


    1.Tình phổ biến, toàn dân

    2.Tín hiệu ngôn ngữ là tín hiệu mang nghĩa

    3.Tính võ đoán

    4.Tính hình tuyến

    5.Tính biểu cảm

    Chương II: NHỮNG ƯU THẾ VÀ HẠN CHẾ CỦA CHẤT LIỆU NGÔN NGỮ KHI XÂY DỰNG TÁC PHẨM VĂN

    I.Ưu thế

    II.Hạn chế

    Phần III: KẾT LUẬN

    THƯ MỤC THAM KHẢO


    THƯ MỤC THAM KHẢO


    1. Ferdinand de Saussure – Giáo trình ngôn ngữ học đại cương – NXB Khoa học xã hội 2002

    2. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết - Dẫn luận ngôn ngữ - NXB Giáo dục – 2006.

    3. Bùi Minh Toán - Những mối quan hệ hệ thống của ngôn ngữ và việc phân tích ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm văn học - Tạp chí ngôn ngữ số 04 – 1999.

    4. Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái Hoà – Phong cách học Tiếng Việt – NXB Giáo dục – 2004.

    5. Hà Minh Đức - Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại – NXB Giáo dục – 1998.

    6. Nam Cao - Truyện ngắn tuyển chọn – NXB Văn học – 2005
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...