Tiểu Luận Đặc thù cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh theo luật thương mại

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần I: Khái quát chung về công ty Hợp Danh1. Khái niệm và phân loại công ty Hợp Danh1.1 Khái niệm
    Theo Điều 130 Luật doanh nghiệp (DN) Việt nam 2005 thì công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
    · Phải có ít nhất 2 thành viên là chủ sỡ hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh), ngoài các thành viên có thể có thành viên góp vốn.
    · Thành viên hợp danh (TVHD) phải là cá nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ công ty.
    · Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
    · Công ty Hợp Danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (ĐKKD).
    · Trong quá trình hoạt động, - Công ty Hợp Danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

    1.2 Phân loại công ty hợp danh:

    Nếu căn cứ vào những đặc điểm trên thì CTHD theo Luật DN có thể được chia ra làm 2 loại.
    · Công ty hợp danh chỉ gồm những thành viên hợp danh.
    · Công ty hợp danh có cả TVHD và thành viên góp vốn (TVGV).
    Nhưng 2 “loại” này lại được quy định chung vào với nhau, không tách bạch. Điều này thực sự không hợp lý vì 2 loại này tuy gần như hoàn toàn giống nhau về quy chế pháp lý nhưng trong thực tế sẽ phát sinh những điểm không thỏa đáng, nhất là trong việc giải thể của công ty. Điều này đã chứng tỏ sự cứng nhắc của pháp luật hiện hành.
    2. Nguồn gốc công ty Hợp DanhCông ty Hợp Danh (CTHD) là một trong những hình thức công ty ra đời sớm nhất trong lịch sử hình thành công ty.
    Khái niệm về “hợp danh” bắt đầu xuất hiện và tồn tại từ khi con người bắt đầu hợp tác với nhau. Khái niệm hợp danh xuất hiện từ thời Babylone, Hy Lạp và La Mã cổ đại. Đạo Luật Hammurabi năm 2300 (TCN) cũng đã có chế định về hình thức hợp danh. Khái niệm hợp danh theo Đạo Luật Justinian của đế chế La Mã cổ đại vào thế kỷ VI, xét về bản chất không có sự khác biệt trong pháp luật hiện nay. Sau đó, đến các thời kì Trung đại, đến cuối thế kỉ XVII, rồi ở Thụy Điển, dần dần hình thành hình thức “hợp danh” rõ ràng hơn.
    đại, đến cuối thế kỉ XVII, rồi ở Thụy Điển, dần dần hình thành hình thức “hợp danh” rõ ràng hơn.
    Năm 1776, Mỹ giành được độc lập và áp dụng hệ thống luật thông lệ của Anh. Từ đó, luật pháp về Công ty Hợp Danh bắt đầu được áp dụng ở Mỹ. Đến đầu thế kỷ XIX, CTHD trở thành loại hình kinh doanh quan trọng nhất ở Mỹ.
    Ngày nay, hệ thống pháp luật thông lệ điều chỉnh Năm 1776, Mỹ giành được độc lập và áp dụng hệ thống luật thông lệ của Anh. Từ đó, luật pháp về Công ty Hợp Danh bắt đầu được áp dụng ở Mỹ. Đến đầu thế kỷ XIX, Công ty Hợp Danh trở thành loại hình kinh doanh quan trọng nhất ở Mỹ.
    Công ty Hợp Danh cũng là một trong những loại hình công ty điển hình được quy định trong bộ luật thương mại của Pháp từ năm 1807.
    Ngày nay, hệ thống pháp luật thông lệ điều chỉnh, Công ty Hợp Danh được thay thế bằng đạo luật Công ty Hợp Danh hay còn gọi là Luật thống nhất về Công ty Hợp Danh (Uniform Partnership). Thêm nữa Công ty Hợp Danh được hình thành và phát triển từ những nguyên tắc của chế định đại diện (agency) xuất phát từ những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường về liên kết kinh doanh; tập trung và tích tụ tư bản ở những mức độ và dưới những dạng thức khác nhau.
    Việt Nam thì ngược lại ,loại hình công ty này ra đời muộn do điều kiện kinh tế, lịch sử, xã hội Vốn là 1 nước trọng về nông nghiệp nên trước kia không coi trọng hoạt động thương mại và sau đó lại trải qua một thời gian dài thực hiện kinh tế tập thể. Cuối thế kỷ XIX, Pháp áp dụng 3 Bộ Luật: Dân Luật Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ vào Việt Nam cho nên xuất hiện các hình thức Doanh Nghiệp tư nhân, công ty Trách nhiệm hữu hạn và hình thức, khái niệm Công ty Hợp Danh đã bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam với hình thức Hội buôn.
    Năm 1954, trước Nghị quyết Đại hội lần VI của Đảng, miền Bắc tiến hành công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, thực hiện nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung lấy kinh tế quốc doanh làm chủ đạo thì các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh không được thừa nhận. Pháp luật về công ty nói chung và CTHD nói riêng thời kỳ này không tồn tại, Nhà nước cũng chưa có những định hướng về lĩnh vực này.
    Ở Miền Nam, trước 1975, loại hình CTHD được ghi nhận trong Bộ Luật Thương Mại, cơ bản giống những quy định của Pháp luật Pháp. Đến thời kỳ đổi mới, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần đến Nghị quyết lần VI của Đảng và Nghị quyết Hội nghị lần 2 của BCH TW Đảng công nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế cá thể và tư doanh trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân đã cho ra đời Luật công ty 1990, Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật doanh nghiệp 1999. Từ 4 điều luật cũ kỹ của Luật doanh nghiệp 1999 (ban đầu là 12 điều trong Dự thảo nhưng đã bị loại bỏ gần hết khi đưa ra Quốc hội thông qua, cũng bởi hình thức của nó quá mới mẻ) đến Luật doanh nghiệp 2005 với 11 điều, hi vọng cung cấp cho giới thương nhân thêm một mô hình để lựa chọn cho phù hợp với ý tưởng kinh doanh của họ.
    3. Đặc điểm của công ty Hợp Danh3.1 Đặc điểm về thành viên
    Theo quy định tại Điều 130 LDN 2005
    Công ty Hợp Danh có thể có 2 loại thành viên với tư cách pháp lý khác nhau là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.
    Thành viên hợp danh là thành viên bắt buộc phải có
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...