Thạc Sĩ Đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của Nguyễn Tuân

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu


    PHẦN MỞ ĐẦU



    I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI



    1. Nguyễn Tuân là một tên tuổi lớn của văn học Việt Nam hiện đại.Sự nghiệp sáng tác của ông trải ra trên hai chặng đường: Trước năm 1945 ông là một nhà văn lãng mạn tiêu biểu và sau năm 1945 ông đứng trong đội ngũ những nhà văn gắn bó với sự nghiệp cách mạng. Sáng tác của Nguyễn Tuân thuộc nhiểu thể loại: tùy bút, truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, phóng sự, tự truyện, bút kí phê bình Về truyện ngắn ông là cây bút xuất sắc. Vang bóng một thời của ông được đánh giá như một tác phẩm “gần đạt đến độ toàn thiện, toàn mỹ” (Vũ Ngọc Phan). Trong truyện ngắn Nguyễn Tuân tồn tại một thể tài – thể tài yêu ngôn như cách ông đã từng định danh cho nó. Đây là một thể tài đặc biệt, in đậm dấu vết sáng tạo của Nguyễn Tuân. Sau một thời gian dài, những truyện này ít được nhắc tới và từ những năm chín mươi thế kỉ XX mới được tập hợp đầy đủ, được nhìn nhận như một mảng tác phẩm có những nét riêng độc đáo trong toàn bộ sáng tác của ông.

    2. Yếu tố kì ảo, chất huyền kì đang là một hướng đi, một hướng tìm tòi tạo nên những đột phá quan trọng của nghệ thuật tự sự đương đại. Chất kì ảo quái dị từng làm nên một dòng truyện đặc sắc nửa đầu thế kỉ XX trong đó có Yêu ngôn của Nguyễn Tuân đang được tiếp tục dòng chảy của nó vào văn học đương đại, tạo nên sự khởi sắc của văn xuôi hôm nay.

    3. Chọn đề tài “ Đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của Nguyễn Tuân” luận văn mong muốn làm rõ một thế giới nghệ thuật độc đáo trong văn Nguyễn Tuân, đồng thời góp phần nhìn nhận và đánh giá đầy đủ hơn về sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân, vốn được nhìn nhận chủ yếu ở thể tùy bút cùng với thành tựu đỉnh cao của tập truyện ngắn Vang bóng một thời. Đồng thời nghiên cứu Yêu ngôn cũng là để làm rõ những giá trị, những kinh nghiệm và truyền thống của loại “truyện kỳ ảo” mà cây bút bậc thầy Nguyễn Tuân đã từng khai phá và sáng tạo đang tiếp tục được vận dụng trong văn học đương đại, và cũng qua đó hiểu thêm và đánh giá đúng hướng đi này của văn học đương đại .

    4. Đã có nhiều công trình, luận án, luận văn quan tâm đánh giá, nghiên cứu toàn diện hoặc nhiều khía cảnh nội dung, nghệ thuật tác phẩm Nguyễn Tuân: quan điểm nghệ thuật, phong cách nghệ thuật, ngôn ngữ, giọng điệu, đặc trưng kí, tùy bút. Tuy vậy, mảng truyện Yêu ngôn của Nguyễn Tuân cho đến nay chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ như một chỉnh thể, một thể tài riêng với các khía cạnh nội dung và nghệ thuật có tính đặc thù. Do vậy, đề tài mà luận văn lựa chọn sẽ cố gắng tập trung vào hướng khảo sát còn mới mẻ này.






    MỤC LỤC




    Phần mở đầu


    Trang


    I. Mục đích, ý nghĩa của đề tài 1
    II. Lịch sử vấn đề 2
    III. Phạm vi nghiên cứu 3
    IV. Phương pháp nghiên cứu 4
    V. Đóng góp của luận văn 4
    VI. Cấu trúc luận văn 4
    Nội dung

    Chương 1: Yêu ngôn - một thế giới nghệ thuật huyền kỳ 5


    1.1. Một cõi riêng trong văn chương Nguyễn Tuân và văn chương 5
    đương thời

    1.2. Một thế giới nghệ thuật đặc thù 14

    Chương 2: Đặc trưng thi pháp Yêu ngôn 19
    2.1. Không gian - thời gian nghệ thuật của Yêu ngôn 19
    2.1.1. Không gian nghệ thuật 19
    2.1.2. Thời gian nghệ thuật 33
    2.2. Thế giới nhân vật với số phận dị biệt và tính cách phi thường 37
    2.3. Phương thức nghệ thuật tạo dựng thế giới Yêu ngôn 54
    2.3.1. Nghệ thuật trần thuật 54
    2.3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật 66
    2.3.3. Giọng điệu 74
    Chương 3: Sự dung hợp, thăng hoa của cái đẹp và những giá trị nhân bản 77
    3.1. Cái đẹp và những giá trị văn hoá 78
    3.2. Triết lý nhân sinh, chiều sâu nhân bản 85
    Phần kết luận 96
    Thư mục tham khảo 100
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...