Luận Văn Đặc khu kinh tế Trung Quốc và các kinh nghiệm đối với Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Trên thế giới và các nước trong khu vực, các loại hình khu kinh tế tự do, đặc biệt là các Đặc khu kinh tế (ĐKKT) (theo mô hình của Trung Quốc) đã ngày càng thể hiện rõ vai trò của mình trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài và trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế, là nơi hội tụ tốt nhất các yếu tố bên trong và các nguồn lực từ bên ngoài. Đặc khu kinh tế đã áp dụng rất nhiều các giải pháp mới đặc biệt hữu hiệu trong việc thu hút vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý để từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của khu và của cả quốc gia.
    Sự phát triển thần kỳ của ĐKKT Thâm Quyến cùng với bước nhảy vọt về kinh tế của Trung Quốc được coi như là một hiện tượng nổi bật của nền kinh tế Châu Á cuối thế kỷ 20. Việt Nam là một nước láng giềng với Trung Quốc có những nét tương đồng về điều kiện địa lý, điều kiện kinh tế, chính trị xã hội văn hoá tất nhiên là cần phải học hỏi những kinh nghiệm thành công này của Trung quốc. Tới đầu những năm 90, Việt Nam cũng đã thành lập một loạt các Khu chế xuất như Tân Thuận, Linh Trung, và Khu công nghiệp Sài Đồng, Nomura Hải Phòng đã thu hút được một số các nhà đầu tư nước ngoài và đã bắt đầu đi vào hoạt động, một số khu cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng phải tới năm 2000, Việt Nam mới thành lập Khu kinh tế mở Chu Lai – một mô hình kinh tế mới gần tương tự như mô hình ĐKKT của Trung Quốc. Hiện nay Khu kinh tế mở Chu Lai đang trong giai đoạn xây dựng và bắt đầu đi vào hoạt động, đang rất cần có những bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc. Từ đó cần phải nghiên cứu một cách khoa học chi tiết các ĐKKT của Trung Quốc, đặc biệt là ĐKKT Thẩm Quyến (một điển hình của Trung Quốc), để rút ra các kinh nghiệm, các bài học và tìm ra được các giải pháp, các kiến nghị đối với nhà nước và các cơ quan ban ngành để Khu kinh tế mở Chu Lai của Việt Nam thực sự là một công cụ hữu hiệu phát triển kinh tế.

    2. Mục đích nghiên cứu đề tài:
    Bắt nguồn từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, đề tài “ Đặc khu kinh tế Trung Quốc và các kinh nghiệm đối với Việt Nam” nhằm mục đích:
    - Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của khu kinh tế tự do trên thế giới và khu vực, ưu thế của ĐKKT trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển nền kinh tế quốc dân.
    - Tìm hiểu kinh nghiệm thành lập ĐKKT của Trung Quốc, rút ra một số bài học kinh nghiệm
    - Phân tích thực trạng khu kinh tế mở Chu Lai và khả năng áp dụng loại hình khu kinh tế tự do này ở Việt Nam. Đưa ra một số vấn đề cần lưu ý khi xây dựng ĐKKT ở Việt Nam
    - Đưa ra các giải pháp xúc tiến hình thành ĐKKT ở Việt Nam
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài:
    Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu lí luận về Khu kinh tế tự do và thực tiễn cụ thể là ĐKKT Thâm Quyến của Trung Quốc để rút ra bài học kinh nghiệm cho việc hình thành và phát triển ĐKKT ở Việt Nam. Đồng thời cũng phân tích tình hình xây dựng khu kinh tế mở Chu Lai của Việt Nam, những mặt được và chưa được.
    Một số số liệu đưa ra trong luận văn chưa được cập nhật vì rất hiếm các dữ liệu về các ĐKKT của Trung Quốc, việc thu thập các dữ liệu cũng rất khó khăn, vì vậy các số liệu về ĐKKT Trung Quốc chỉ nhằm minh chứng cho thành công ban đầu của các ĐKKT, đánh giá về giai đoạn thành lập các ĐKKT Trung Quốc, qua đó rút kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình thành lập ĐKKT.


    4. Phương pháp nghiên cứu.
    Để đạt được mục đich nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu đi từ lí luận tới thực tiễn rồi rút ra các kết luận. Thêm vào đó sẽ sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh, để nghiên cứu.
    5. Bố cục của luận văn.
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục luận văn gồm có 3 chương:
    Chương I: Tổng quan về các Khu kinh tế tự do
    Chương II: Quá trình hình thành và phát triển Đặc khu kinh tế Trung Quốc, những kinh nghiệm thành công
    Chương III: Khu kinh tế mở Chu Lai - Việt Nam và so sánh với ĐKKT Trung Quốc.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...