Chuyên Đề Đặc điểm việc làm và thu nhập ở nông thôn

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đặc điểm việc làm và thu nhập ở nông thôn
    - Việc làm gắn liền với các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong khu vực nông thôn
    Tỷ lệ người đến độ tuổi lao động ở nông thôn thường cao hơn thành thành thị. Họ có đặc điểm là có sức khoẻ tốt, chăm chỉ, cần cù nhưng họ có hạn chế là không có kỹ năng tay nghề, chủ yếu vẫn là lao động phổ thông. Lao động ở khu vực nông thôn chủ yếu tham gia lao động ở các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ tại địa phương. Tuy nhiên cũng có một số người rời quê ra thành thị để kiếm việc làm.
    Số người làm việc trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất, đặc biệt là trồng trọt. Nông thôn Việt Nam có nghề trồng lúa truyền thống, nhưng năm gần đây nghề trồng lúa vẫn được duy trì với nhiều cải tiến và ứng dụng tiến độ khoa học kỹ thuật mới trong việc chọn tạo giống có chất lượng tốt, năng suất cao, khả năng chống chịu thiên tai dịch bệnh tốt vì thế sản lượng lương thực ngày một tăng cao, không những chỉ phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài, vì vậy ngành trồng lúa hiện đang thu hút tỷ lệ lao động lớn nhất ở nông thôn, tạo ra nhiều việc làm cho xã hội.
    Bên cạnh trồng lúa, trồng hoa màu và các loại cây ăn quả, cây công nghiệp cũng là một thị trường thu hút lao động lớn ở nông thôn. Việc làm mà ngành này tạo ra ngày một tăng, đặc biệt là trong xu thế chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiện nay ở tất cả các vùng nông thôn trên cả nước nhằm mục đích phát huy cao nhất hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả kinh tế của ngành nông nghiệp. Những trang trại trồng cây ăn quả, trồng cây công nghiệp đã tạo ra nhiều việc làm cho lao động nông thôn trong những năm gần đây với thu nhập cao hơn so với trồng lúa.
    Hiện nay, chăn nuôi cũng là một hướng phát triển mạnh, tạo việc làm và thu nhập cho lao động nông thôn. Quy mô chăn nuôi đang được mở rộng, vượt ra khỏi quy mô gia đình, tự cung tự cấp, do đó đã thu hút nhiều lao động trong lĩnh vực này. Một trang trại chăn nuôi gia cầm loại trung bình có thể cần từ 10-15 lao động; một trang trại nuôi tôm nước lợ cũng cần từ 15 đến 20 lao động làm việc thường xuyên.
    Ngoài ngành nông nghiệp ra, các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp cũng tạo ra nhiều việc làm cho lao động nông thôn. Hiện nay với xu thế CNH, HĐH, nhiều nhà máy, xí nghiệp đã được xây dựng tại địa phương để tận dụng khai thác nguồn tài nguyên của địa phương đó, đồng thời khai thác nguồn nhân công dồi dào của nông thôn. Ví dụ nhà máy sản xuất đường Lam Sơn Thanh Hoá, nhà máy Chè đen, Sơn Dưong Tuyên Quang, Xí nghiệp may xuất khẩu ở Lạng Giang, Bắc Giang, Nhà máy chế biến dứa xuất khẩu Một nhà máy cỡ trung bình có thể thu hút hàng ngàn lao động. Tuy nhiên số nhà máy, xí nghiệp này hiện nay còn chưa thực sự phát triển nên ở nông thôn số lượng việc làm tại ngành này chưa chiếm tỷ lệ cao.
    Một trong những ngành tạo ra được nhiều việc làm cho số lao động ở nông thôn chính là các ngành tiểu thủ công nghiệp. Các nghề thủ công truyền thống ở các vùng nông thôn luôn luôn thu hút nhiều lao động động nhàn rỗi. Trước đây bên cạnh việc giải quyết công việc chính cho một số thợ thủ công, các ngành nghề này còn giải quyết số thời gian nhàn rỗi của những người nông dân vào lúc nông nhàn ở nông thôn. Trước đây, quy mô sản xuất của các nghề này còn nhỏ lẻ, thị trường nhỏ hẹp. Nhưng ngày nay, quy mô của một số ngành tiểu thủ công đặc biệt là các ngành thủ công mỹ nghệ như nghề làm cói, nghề gốm, nghề mây tre đan, nghề thêu, đang ngày càng phát triển, thị trưòng ngày càng mở rộng, do đó đã tạo ra nhiều việc làm cho lao động nông thôn.
    Ngoài ra. một số ngành dịch vụ tại địa phương cũng tạo ra số lượng việc làm đáng kể. Thu nhập và dịch vụ ở nông thôn luôn có mối quan hệ thuận với nhau. Ở vùng nông thôn nào có dịch vụ càng phát triển thì số lượng người thất nghiệp càng ít, thu nhập càng cao và ngược lại vùng nông thôn nào có thu nhập cao thì có dịch vụ phát triển. Một số vùng nông thôn nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi như gần trục giao thông chính, gần khu công nghiệp lớn, phát triển được ngành du lịch thì thường có dịch vụ phát triển và tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động nông thôn.
    Nhìn chung, việc làm ở nông thôn chủ yếu gắn liền với những thị trường lao động nêu trên, tuy nhiên cũng có một số lao động nông thôn đi tìm kiếm việc làm tại các đô thị, số lao động này hiện nay mỗi ngày một gia tăng, gây sức ép cho vấn đề giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội khác ở các thành phố lớn, nhưng tỷ lệ việc làm mà họ tìm kiếm được tại các ngành dịch vụ phổ thông ở thành thị vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ so với các ngành nghề nêu trên.
    - Quy mô việc làm thường là nhỏ, công cụ lao động chủ yếu là thủ công, lực lượng lao động đông nhưng chất lượng lao động thấp
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...