Luận Văn Đặc điểm vật liệu hữu cơ trong tầng trầm tích miocene dưới ở bể Cửu Long

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT: Hiện nay lượng dầu khí đã khai thác ở bể Cửu Long, đánh giá là được sinh
    ra chủ yếu từ vật liệu hữu cơ (VLHC) chứa trong các trầm tích Oligocene. Trong thời kỳ
    Miocene sớm, một số nghiên cứu cho rằng vật liệu hữu cơ chứa trong các tập trầm tích sét
    không đạt tiêu chuẩn đá mẹ, hoặc là đá mẹ rất nghèo. Liệu trầm tích tầng Miocene dưới trong
    khu vực có vai trò cung cấp sản lượng vào bẫy hay không chính là vấn đề tác giả quan tâm và
    muốn nghiên cứu chi tiết hơn.
    Tầng đá mẹ Miocene dưới là các tập sét chứa vật chất hữu cơ được phân loại là trung
    bình, tổng cacbon hữu cơ TOC %: 0.64-1.32%, trung bình là 0.94%, kerogen kiểu III, chủ yếu
    sinh khí và ít dầu. Trầm tích Miocene dưới chứa vật liệu hữu cơ có nguồn gốc môi trường lục
    địa (loại thực vật bậc cao) và á lục địa. Do đó tầng trầm tích Miocene dưới đạt tiêu chuẩn của
    tầng đá mẹ. Song nó chưa phải là tầng sinh.
    Từ khoá: TOC (%) tổng hàm lượng cacbon hữu cơ, kerogene, vật liệu hữu cơ, môi
    trường lắng đọng trầm tích.
    1. GIỚI THIỆU
    Bể trầm tích Cửu Long nằm chủ yếu trên thềm lục địa phía Nam Việt Nam, và một phần
    đất liền thuộc khu vực cửa sông Cửu Long. Bể có hình bầu dục, vồng ra về phía biển và nằm
    dọc theo bờ biển Vũng Tàu – Bình Thuận. Bể Cửu Long tiếp giáp với đất liền về phía Tây
    Bắc, ngăn cách với bể Nam Côn Sơn bởi đới nâng Côn Sơn, phía Tây Nam là đới nâng Khorat
    – Natuna và phía Đông Bắc là đới cắt trượt Tuy Hòa ngăn cách với bể Phú Khánh.
    2. CƠ SỞ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1.Cơ sở tài liệu
    Từ năm 1969, công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí được triển khai ở bể Cửu Long, như vậy
    đã 30 năm trôi qua, hàng loạt các công tác thực địa, khoan, nghiên cứu với khối lượng lớn
    công việc. Để thực hiện nội dung bài báo cáo này tác giả đã thu thập, phân tích và tổng hợp
    các tài liệu sau:
     Kết quả phân tích địa hóa các giếng khoan của Vietsovpetro, Viện Dầu Khí
     Thu thập tài liệu liên quan về địa chất, đặc biệt cấu trúc địa chất của tầng Miocene ở bể
    Cửu Long.
    Các mẫu trầm tích Miocene thường được lựa chọn để phân tích địa hóa thông dụng nhất là
    mẫu vụn khoan (cutting), với khoảng cách 5 -10m/mẫu. Các mẫu này được phân tích các chỉ
    tiêu địa hóa cơ bản như: cacbon hữu cơ, Rock-Eval, phản xạ Vitrinite. Tất cả các phép phân
    tích trên được thực hiện chủ yếu ở các phòng thí nghiệm của Viện Dầu khí Việt Nam,
    Vietsovpetro Kết quả phân tích địa hóa cho các loại mẫu này được tập hợp và đánh giá cho
    từng giếng khoan nhằm xác định sự có mặt của đá mẹ sinh dầu.
    TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 12, SỐ 10 - 2009
    Bản quyền thuộc ĐHQG-HCM Trang 79
    2.2.Phương pháp nghiên cứu
    2.2.1.Lựa chọn tập mẫu đã được phân tích
    Trên cơ sở mẫu có thành phần thạch học là sét, sét bột được phân tích các chỉ tiêu địa hóa
    cơ bản như: TOC (%), S1, S2, HI, .
    Các mẫu trong cùng một giếng khoan của tập trầm tích Miocene được lựa chọn như sau:
    - Chọn các tập mẫu cho tầng Miocene (dựa vào kết qủa về phân chia địa tầng khu vực
    nghiên cứu đã được báo cáo).
    - Dựa trên kết quả hàm lượng TOC (%), tuyển chọn các giá trị mẫu có hàm lượng TOC(%)
    đảm bảo xác định đúng các giá trị đại diện, tức là trung bình trọng số theo nguyên tắc xác suất
    thống kê.
    - Mẫu đã chọn TOC(%) sẽ gồm các chỉ tiêu như: S1, S2, HI, TmaxoC, Ro, .
    - Tính giá trị trung bình trọng số các chỉ tiêu trên của các mẫu trong tập trầm tích Miocene
    dưới ở từng giếng khoan.
    - Tính giá trị trung bình trọng số của các chỉ tiêu cho toàn tập trầm tích tầng Miocene dưới
    trong bể Cửu Long.
    2.2.2.Tổng hợp tài liệu
    Tổng hợp trên cơ sở các tài liệu sau:
    - Tài liệu về địa chất, địa tầng thạch học và cổ địa lý tướng đá
    - Các kết quả phân tích từ tài liệu địa vật lý giếng khoan
    - Các kết quả phân tích địa hóa hữu cơ để nghiên cứu tầng đá mẹ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...