Chuyên Đề Đặc điểm và hình thức của FDI

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Đặc điểm và hình thức của FDI

    ​[TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="width: 96%"]A.LỜI MỞ ĐẦU

    Quá trình toàn cầu hoá đang thúc đẩy mạnh mẽ sự hội nhập của các nước vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Có thể nói, hiện nay hầu như không có quốc gia nào đứng ngoài quá trình hội nhập quốc tế, nếu không muốn tự cô lập mình và rơi vào nguy cơ tụt hậu.Trong đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một hoạt động chiếm vị trí ngày càng quan trọng đối với cả nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư. Việc khai thác sử dụng FDI một cách có hiệu quả, đang là mục tiêu hàng đầu của nhiều nước trên thế giới, nhất là đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

    Việt Nam đang trên đường hội nhập và phát triển. Để đạt được mục tiêu trở thành nước Công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, đòi hỏi cần có một nguồn vốn rất lớn để phát triển trên tất cả lĩnh vực. Và thực tế, việc gia nhập vào các tổ chức khu vực và quốc tế đã đưa đến cho Việt Nam nhiều cơ hội thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn.Điều này làm thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh hơn và tiến gần hơn với khoa học kĩ thuật tiên tiến trên thế giới.
    Đặc biệt trong thời gian gần đây, nguồn vốn FDI vào Việt Nam đã gia tăng một cách nhanh chóng và có tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực, làm thay đổi diện dạo nền kinh tế và xã hội.
    Vậy FDI tác động như thế nào mà Việt Nam lại thay đổi như thế nhóm 3 đưa ra ý kiến mong nhận được ý kiến của các bạn để hoàn thiện bài tiểu luận cũng như kiến thức để hiểu rõ hơn về sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.

    C.KẾT LUẬN

    Trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, nhà nước ta luôn coi trọng thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm đạt được những mục tiêu đề ra, đặc biệt mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước phấn đấu đến năm 2020 đưa đất nước ta trở thành một nước công nghiệp phát triển.

    Thực tiễn cho thấy vốn FDI vào Việt Nam trong những năm qua đã góp phần quan trọng trong việc khắc phục tình trạng thiếu vốn ở nước ta (khoảng 30% tổng số vốn đầu tư trong nước), tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến từ nước ngoài, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu nhập từ xuất khẩu dịch vụ và đóng góp cho ngân sách Nhà nước nhưng hiện nay vốn FDI vào Việt Nam vẫn còn thấp do nhiều hạn chế vì vậy Đảng và Nhà nước cần phải có những giải pháp hợp lý để khắc phục những hạn chế đó.

    Do thời gian và trình độ có hạn, nên bài viết không tránh khỏi những khiếm khuyết mong được sự góp ý của cô để bài viết dược hoàn thiện, nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn cô.[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     
Đang tải...